-------
@Trở- về- mái- trường- xưa
Từ miền Trung trở về trong Nam, bác nhà Cà phê Sữa được phân công đi dạy ở trường PTTH mà ngày xa lắc lơ mình đã từng theo học...
Tầng trệt mé bên phải của trường từ ngoài nhìn vào, năm học 1965-66 mới bắt đầu được xây. Lúc ấy bác nhà CFS học lớp đệ Thất (lớp 6 bi giờ). Đã có hai lớp đàn anh : đệ Lục và đệ Ngũ (lớp 7 và 8). Học sinh toàn trường thỉnh thoảng cũng được phân công đưa đất từ ruộng lên xe máy cày chở về trường để làm nền.
Có những sáng đi sớm, bác CFS vào học bài trong phòng mới chưa tráng nền, rất yên tĩnh. Lúc ấy dãy lầu chưa có.
@Thuở- còn- thơ- ngày một buổi- đến- trường
Năm học 1965-66 tại quận (nay là huyện) nhà, trường cấp 2 duy nhất thu nhận hai lớp đệ Thất. HS chừng khoảng 110 người từ các xã tụ họp lại dưới mái trường trung học này.
Lớp bác nhà Cà phê Sữa học là đệ Thất II có 55 HS, Sinh ngữ I Pháp văn sẽ được học suốt 7 năm từ đệ Thất đến xong Tú tài II. (Năm học sau trường mới có lớp học sinh ngữ I Anh văn). Đến năm lớp đệ Tam (lớp 10) sẽ được học thêm Sinh ngữ II Anh văn cho đến lớp đệ Nhất (lớp 12).
Thường học một buổi, còn trái buổi dường như chỉ có môn Thể dục. Kết thúc năm học đầu tiên ở cấp Trung học đệ nhất cấp, có một cậu bé, từ vị trí tốp 5 trong lớp nhất (lớp 5) trường Tiểu học xã nhà, gặp anh tài các nơi, xuống hạng cái... rụp, đứng vị trí 30/54 HS! Tuy nhiên trong 2 kì thi được gọi ''Đệ nhất và đệ nhị bán niên khảo hạch'' (thi Học kì 1 và 2) đã có tiến bộ, từ hạng 35 lên 20.
Tạm bằng lòng với kết quả này vậy, vì xa nhà ở trọ với một em bé lớp 6 bây giờ, phải tự...bơi trong việc học mừ, bi giờ tự an ủi thế ! Vả lại trong lớp có mấy người bằng tuổi...ốc tiêu đâu !
@Người- thầy
Thầy cô cũng từ các nơi đến. Người nhà xa sẽ ở trọ gần trường. Có những thầy đầu tuần đi xe gắn máy (Vespa, Honda...) từ Sài Gòn xuống, giữa tuần trở về để dạy thêm trường khác trên đó. Thế nên có thể nhờ thầy mua dùm sách dưới tỉnh chưa có. Có lần một cậu bé lớp đệ Ngũ (lớp 8) nhờ thầy Phùng Thái Toàn, dạy Vật Lí, mua dùm 1 album tem.
Ở lớp đệ Thất và đệ Lục (lớp 6 - 7), có quí thầy cô sau đây giảng dạy (xin giữ nguyên cách gọi thời xa xưa) in trên Thành tích biểu (Học bạ) :
MÔN HỌC
|
HỌ VÀ TÊN GIÁO SƯ
Dạy lớp đệ Thất
|
HỌ VÀ TÊN GIÁO SƯ
Dạy lớp đệ Lục
|
QUỐC VĂN
|
Võ Anh Tuấn
|
Võ Anh Tuấn
Phạm Thị Cúc
|
CÔNG DÂN GIÁO DỤC
|
Tô Thị Hoa
|
Tô Thị Hoa
|
SINH NGỮ
|
Lê Thị Hồng
|
Phạm Ngọc Trưởng
|
SỬ - ĐỊA
|
Tô Thị Hoa
|
Phạm Thuần Võ
|
TOÁN
|
Lê Xuân Các
Phan Văn Thiệt
|
Lê Xuân Các
|
LÝ – HÓA
|
Nguyễn Thị Bạch Tuyết
| |
VẠN VẬT
|
Lê Xuân Các
|
Lê Xuân Các
|
ÂM NHẠC
|
Nguyễn Khương Nhàn
| |
HỘI HỌA
|
Phạm Thuần Võ
| |
THỂ DỤC
|
Nguyễn Văn Cao
|
Nguyễn Văn Cao
|
Môn Vạn vật còn có tên khác nữa : Cách trí, Vạn vật.
@Thì- đành- đôi- ngã- chia- li : Chia lớp theo trình độ
Hết năm đệ Lục, trường có chủ trương chia lại 2 lớp theo học lực : đệ Ngũ 1 (giỏi hơn) và đệ Ngũ 2 ( ẹ hơn). Bác nhà CFS học lớp đệ Ngũ 2 ! Đây là một chủ trương đúng đắn (mà hồi ấy mặc cảm ghê lắm cơ !) vì lớp có HS cùng trình độ với nhau, việc dạy và học sẽ thuận tiện hơn.
Quí Thầy Cô dạy lớp đệ Ngũ 2 và đệ Tứ P2 (lớp 9, sinh ngữ Pháp-P) :
Cô Võ Thị Kim Cúc vẫn còn ở Thành phố Bến Tre.
Cô Âu Dương Thị Yến là cháu nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, quê Ba Tri.
Thầy Lê Xuân Các quê ở Lương Quới (Giồng Trôm).
Cô Vũ Thị Hạnh quê xã Vĩnh Kim, Tiền Giang.
@Ấn tượng khó phai !
Thuở ấy hàng tháng đều có xếp hạng và đưa danh sách HS giỏi từ hạng 1 đến hạng 5 mỗi lớp lên bảng danh dự. Công bố trên bảng treo trên tường. Thường thấy xuất hiện tên của quí sư tỉ : Lê Thị Ngọc Sương, Tăn(g) Thị Thùy Dương. Tấm bảng ấy đã treo ở cuối dãy Văn phòng, giáp mí dãy phòng học bên trái từ ngoài đường nhìn vô.
@Năm- ba- đứa- bạt- phương- trời
Chưa hết lớp đệ Tứ (9) mà đã phải chia tay một số bạn do chiến tranh : người đi lính, người vô khu...cho đến sau chiến tranh (1969-1975) mới có thể gặp lại.
Lớp đầu đệ nhị cấp còn gọi đệ Tam chỉ trong nửa đầu năm học, từ đệ nhị bán niên (Học kì II) đã đổi sang cách mới : lớp 10. Lớp còn ít người hơn và bạn bè chia ra 2 nhóm : học ban A (Vạn vật môn chính, hệ số 3) và ban B (Toán môn chính, quên hệ số rùi !). Bác nhà CFS học ban A (có thể thi vào Y khoa học ra làm bác sĩ, nếu không sợ... máu !)
Quí Thầy Cô dạy lớp 10 và 11 ban A :
Hết năm đệ Lục, trường có chủ trương chia lại 2 lớp theo học lực : đệ Ngũ 1 (giỏi hơn) và đệ Ngũ 2 ( ẹ hơn). Bác nhà CFS học lớp đệ Ngũ 2 ! Đây là một chủ trương đúng đắn (mà hồi ấy mặc cảm ghê lắm cơ !) vì lớp có HS cùng trình độ với nhau, việc dạy và học sẽ thuận tiện hơn.
Quí Thầy Cô dạy lớp đệ Ngũ 2 và đệ Tứ P2 (lớp 9, sinh ngữ Pháp-P) :
MÔN HỌC
|
HỌ VÀ TÊN GIÁO SƯ
Dạy lớp đệ Ngũ 2
|
HỌ VÀ TÊN GIÁO SƯ
Dạy lớp đệ Tứ P2
|
VIỆT VĂN
|
Huỳnh Minh Đức
|
Võ Thị Kim Cúc
|
CÔNG DÂN GIÁO DỤC
|
Nguyễn Khương Nhàn
Vũ Thị Hạnh
|
Vũ Thị Hạnh
|
SINH NGỮ
|
Nguyễn Văn Hiệp
Nguyễn Văn Nguyên
|
Nguyễn Văn Nguyên
|
SỬ - ĐỊA
|
Nguyễn Khương Nhàn
Vũ Thị Hạnh
|
Nguyễn Hồng Hải
|
TOÁN
|
Tô Văn Thiện
|
Phạm Thị Hoàng Hà
|
LÝ – HÓA
|
Nguyễn Văn Hiệp
Âu Dương Thị Yến
|
Âu Dương Thị Yến
|
VẠN VẬT
|
Lê Xuân Các
|
Lê Xuân Các
|
ÂM NHẠC
|
Phạm Ngọc Trưởng
|
Nguyễn Văn Hùng
|
THỂ DỤC
|
Nguyễn Văn Cao
|
Nguyễn Văn Cao
|
Cô Võ Thị Kim Cúc vẫn còn ở Thành phố Bến Tre.
Cô Âu Dương Thị Yến là cháu nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, quê Ba Tri.
Thầy Lê Xuân Các quê ở Lương Quới (Giồng Trôm).
Cô Vũ Thị Hạnh quê xã Vĩnh Kim, Tiền Giang.
@Ấn tượng khó phai !
Thuở ấy hàng tháng đều có xếp hạng và đưa danh sách HS giỏi từ hạng 1 đến hạng 5 mỗi lớp lên bảng danh dự. Công bố trên bảng treo trên tường. Thường thấy xuất hiện tên của quí sư tỉ : Lê Thị Ngọc Sương, Tăn(g) Thị Thùy Dương. Tấm bảng ấy đã treo ở cuối dãy Văn phòng, giáp mí dãy phòng học bên trái từ ngoài đường nhìn vô.
Hehe đây rùi, mũi tên vàng chỉ bức tường treo bảng danh dự /tháng ngày nào (thuộc dãy Văn phòng). Dãy phòng trệt thẳng góc chính là phòng học của các lớp đệ Thất, đệ Lục ngày xa-lắc-lơ ! |
@Năm- ba- đứa- bạt- phương- trời
Chưa hết lớp đệ Tứ (9) mà đã phải chia tay một số bạn do chiến tranh : người đi lính, người vô khu...cho đến sau chiến tranh (1969-1975) mới có thể gặp lại.
Lớp đầu đệ nhị cấp còn gọi đệ Tam chỉ trong nửa đầu năm học, từ đệ nhị bán niên (Học kì II) đã đổi sang cách mới : lớp 10. Lớp còn ít người hơn và bạn bè chia ra 2 nhóm : học ban A (Vạn vật môn chính, hệ số 3) và ban B (Toán môn chính, quên hệ số rùi !). Bác nhà CFS học ban A (có thể thi vào Y khoa học ra làm bác sĩ, nếu không sợ... máu !)
Quí Thầy Cô dạy lớp 10 và 11 ban A :
MÔN HỌC
|
HỌ VÀ TÊN GIÁO SƯ
Dạy lớp 10 A
|
HỌ VÀ TÊN GIÁO SƯ
Dạy lớp 11A
|
VIỆT VĂN
|
Trần Văn Hoạch
|
Trần Văn Hoạch
|
CÔNG DÂN GIÁO DỤC
|
Nguyễn Văn Hùng
|
Nguyễn Văn Hùng
|
SINH NGỮ
(Pháp văn)
|
Nguyễn Văn Nguyên
|
Huỳnh Thạch Thưởng
|
SINH NGỮ
(Anh văn)
|
Nguyễn Quang Nhạt
|
Phạm Hữu Trúc
|
SỬ - ĐỊA
|
Nguyễn Hồng Hải
|
Nguyễn Khương Nhàn
|
TOÁN
|
Trần Ngọc Cân
|
Trần Ngọc Cân
|
LÝ – HÓA
|
Phùng Thái Toàn
|
Phùng Thái Toàn
|
VẠN VẬT
|
Nguyễn Văn Nguyên
|
Nguyễn Văn Nguyên
|
Thầy Nguyễn Văn Nguyên (Ông già Vincent) đã mất từ lâu. Thầy Huỳnh Thạch Thưởng qua đời vì tai nạn giao thông trước 1975.
Thầy Trần Ngọc Cân đi du học nước ngoài trước 1975.
Thầy Phạm Hữu Trúc vẫn còn ở Thành phố Bến Tre.
Thầy Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng, đã xuất cảnh đoàn tụ gia đình tận trời Âu.
@Ta- hỏng- tú- tài, ta- hụt- tình- yêu. Thi- hỏng- mất- rồi, ta- đợi- ngày- đi...
Thông thường đậu kì thi Tú tài I sẽ lên trường tỉnh, Trung học công lập Kiến Hòa, học tiếp năm lớp 12 để thi Tú tài II vào hè năm 1972, còn gọi là mùa hè đỏ lửa.
Có bạn học xong Tú tài I (lớp 11) đã ra chiến trường vì đúng tuổi động viên. Ai vượt qua được kì thi này, sẽ ghi danh vào các trường đại học Luật khoa, Văn khoa ; hay thi vào các trường có tổ chức thi tuyển khác. Ngược lại sẽ là Ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu. Thi hỏng mất rồi, ta đợi ngày- đi. Đau lòng ta muốn khóc (Lời bài hát Thà như giọt mưa, PD- NTN).
Và cũng có người ...ra- đi- là- hết- rồi (lời bài hát xưa):
+Lê Văn Tưng : nhóm I, học giỏi ; chơi bóng bàn xoay vợt vài vòng rồi mới phát bóng như là vô...bùa !
+Nguyễn Kim Lộc : nhóm II, con nhà giàu, thông minh. Ở nhà chưa học bài thuộc lòng trong Cours de Langue... nhưng khi vào lớp lẩm nhẩm một chút đã lên trả bài suông sẻ. Lộc mất ở Chương Thiện thì phải.
+Châu Văn Phước : theo truyền thống gia đình theo cách mạng, vô khu từ hồi cấp II, là liệt sĩ.
+...
Thông thường đậu kì thi Tú tài I sẽ lên trường tỉnh, Trung học công lập Kiến Hòa, học tiếp năm lớp 12 để thi Tú tài II vào hè năm 1972, còn gọi là mùa hè đỏ lửa.
Có bạn học xong Tú tài I (lớp 11) đã ra chiến trường vì đúng tuổi động viên. Ai vượt qua được kì thi này, sẽ ghi danh vào các trường đại học Luật khoa, Văn khoa ; hay thi vào các trường có tổ chức thi tuyển khác. Ngược lại sẽ là Ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu. Thi hỏng mất rồi, ta đợi ngày- đi. Đau lòng ta muốn khóc (Lời bài hát Thà như giọt mưa, PD- NTN).
Và cũng có người ...ra- đi- là- hết- rồi (lời bài hát xưa):
+Lê Văn Tưng : nhóm I, học giỏi ; chơi bóng bàn xoay vợt vài vòng rồi mới phát bóng như là vô...bùa !
+Nguyễn Kim Lộc : nhóm II, con nhà giàu, thông minh. Ở nhà chưa học bài thuộc lòng trong Cours de Langue... nhưng khi vào lớp lẩm nhẩm một chút đã lên trả bài suông sẻ. Lộc mất ở Chương Thiện thì phải.
+Châu Văn Phước : theo truyền thống gia đình theo cách mạng, vô khu từ hồi cấp II, là liệt sĩ.
+...
@Gần 50 năm sau
Sau bao vật đổi sao dời, hơn 100 học sinh của 2 lớp đệ Thất ngày nào, còn tập hợp được chừng trên dưới 20 người lâu lâu gặp nhau ở nhà của một bạn nào đó. Thôi thì đủ thành phần : tiến sĩ, nông dân, Việt kiều, công chức, viên chức, sĩ quan...Và đương nhiên đa số đã lên chức Ông/Bà nội, ngoại đàng hoàng !
@Còn- chút- gì- để- nhớ
@Món dọn thêm :
@Món dọn thêm :
Bài thực hành môn Hội họa : vẽ cái quặn -phễu- đong dầu ở lớp đệ Lục (lớp 7) năm một ngàn chín trăm hồi đó. (Thầy Phạm Thuần Võ chấm điểm ) |
Vẽ tự do : cái đèn dầu, lớp đệ Lục . |
---------
-Bác nào còn hình ảnh gì của 2 lớp năm thứ 3 TH Giồng Trôm hay của trường TH Giồng Trôm, xin gởi cho MF với nhé !
-Thà như giọt mưa. Thơ : Nguyễn Tất Nhiên, nhạc : Phạm Duy.
---------
-Thà như giọt mưa. Thơ : Nguyễn Tất Nhiên, nhạc : Phạm Duy.
---------