Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

108- BÃO VÀ CƠN BÃO ĐẦU TIÊN năm 2012

-------
       Việt Nam nằm trong vùng thường xuyên sống chung với thiên tai: bão, lũ lụt,...Mùa bão ở Việt Nam theo lí thuyết, bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12 và di chuyển từ miền Bắc xuống miền Nam.
      Cơn bão đầu tiên của mùa bão năm 2012 đến Việt Nam tên Pakhar, theo tiếng Lào, có nghĩa một loài cá nước ngọt ở hạ lưu sông Mê Kông (chưa rõ tên tiếng Việt là gì !). Đây là chuyện bất thường vì mới cuối tháng 3 đầu tháng 4 còn rất sớm, chưa đến hẹn mà bão...lại lên ! Mà bắt đầu ở trong Nam trước nữa cơ chứ !
Bão Pakhar, ''con cá nước ngọt'' của Lào ghi dấu ấn tại Bình Dương vào 01-4-2012
(docbao24h.vn)


Cây trốc gốc tại Bình Dương do Pakhar gây ra (docbao24h.vn)


       @Nguyên nhân hình thành bão
       Để hình thành thành một cơn bão, phải hội đủ các điều kiện:
       -Nhiệt độ nước biển phải cao trên 27 độ C, làm nước bốc hơi nhiều tạo nên vùng áp thấp, để thu hút năng lượng từ các khu vực áp cao chung quanh.
       -Phải có sự gặp nhau của 2 khối không khí có nhiệt độ chênh lệch nhiều (tạo độ xoáy hình thành xoáy thuận).
       -Phải có lực Coriolis đủ mạnh để tạo thành xoáy, nên bão chỉ hình thành ở những vùng từ vĩ độ 5-8 trở lên đến vĩ độ 15 Bắc và Nam. Gần Xích đạo lực Coriolis quá yếu, nên các tỉnh phía Nam ít gặp bão như các tỉnh phía Bắc. (He he, năm nay quả là bất thường với cơn bão Pakhar, nhưng vì xuất hiện trên Biển Đông, thời gian hình thành ngắn nên đã biến thành áp thấp nhiệt đới từ chiều 01-4-2012 sau khi đổ bộ vào đất liền! )
       -Tốc độ gió phải từ 63-118 km/giờ. Nếu yếu hơn được gọi là áp thấp nhiệt đới.

       @Tại sao bão suy yếu ?
       Khi vào sâu trong đất liền xa dần Xích đạo bão thiếu năng lượng từ vùng nước ấm cung cấp. Lại bị vật cản như cây cối, nhà cửa,...làm giảm tốc độ gió thổi.
       Ngoài ra cơn bão nhiệt đới sẽ có tốc độ chậm lại khi đi qua vùng biển lạnh. 

       @Những vùng thường xuyên có bão

       -Vì nhiệt độ nước biển phải cao, nên thường thấy bão chỉ hoạt động mạnh từ 10 đến 30 độ vĩ Bắc và Nam -vùng màu vàng- như bản đồ dưới đây đã chỉ : 
       Tất cả đều là bão và ở mỗi vùng được gọi khác nhau :
    -Tây Thái Bình Dương (TBD) và Biển Đông : Typhoon (Đại Phong).
       -Ấn Độ Dương : Cyclone. 
       -Đại Tây Dương và bờ Đông TBD : gọi Hurricane.
       -Tây Bắc Australia : Willy- willy.
       -Philippines : Baguio.

       @Bão được đặt tên như thế nào ?
       Như con người, bão được đặt tên để dễ dàng phân biệt, trong dự báo, theo dõi đường đi cho công tác khí tượng, phòng tránh cứu hộ.
      -Đầu những năm 1900, một nhà khí tượng người Australia đã đặt tên bão theo tên những chính trị gia mà ông không ưa.
       -Từ 1953 các cơn bão được đặt theo tên phụ nữ do Cục Thời tiết Hoa Kì và Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization) như : Agnes, Bess, Carmen, ...
       -Do bị giới nữ phản đối nên năm 1979 tên đàn ông và phụ nữ được dùng để gọi tên bão, bắt đầu bằng những chữ cái theo thứ tự A,B,C... (trừ Q, U, X, Y và Z) : Andy, Brenda, Cecil, ...
       WMO dùng 6 danh sách lần lượt thay phiên nhau trong vòng 6 năm. Nếu cơn bão nào tàn phá, gây thiệt hại khủng khiếp sẽ không dùng tên đó nữa và chọn tên khác thay thế.

      @Tên bão ở Biển Đông và Tây TBD
     Các quốc gia có liên quan trong vùng đặt tên bão và được sử dung lần lượt theo thứ tự nhất định. Chúng có nhiều ý nghĩa như : tên hoa, động vật, núi, sông,...
       Trong năm 2012, lần lượt được đặt tên theo thứ tự xuất hiện, như bão số 1 : Pakhar, số 2 : Sanvu (San hô), số 3 : Mawar (Hoa hồng),...

Tên bão được dùng từ 2005 – 2012

20052006200720082009201020112012
KulapChanchuKong-reyNeoguriKujiraOmaisAerePakhar
RokeJelawatYutuRammasunChan-homConsonSongdaSanvu
SoncaEwiniarTorajiMatmoLinfaChanthuSarikaMawar
NesatBilisMan-yiHalongNangkaDianmuHaimaGuchol
HaitangKaemiUsagiNakriSoudelorMindulleMeariTalim
NalgaePrapiroonPabukFengshenMolaveLionrockMa-onDoksuri
BanyanMariaWutipKalmaegiGoniKompasuTokageKhanun
WashiSaomaiSepatFung-wongMorakotNamtheunNock-tenVicente
MatsaBophaFitowKammuriEtauMalouMuifaSaola
SanvuWukongDanasPhanfoneVamcoMerantiMerbokDamrey
MawarSonamuNariVongfongKrovanhFanapiNanmadolHaikui
GucholShanshanWiphaNuriDujuanMalakasTalasKirogi
TalimYagiFranciscoSinlakuMujigaeMegiNoruKai-tak
NabiXangsaneLekimaHagupitKoppuChabaKulapTambin
KhanunBebincaKrosaJangmiChoi-wanRokeBolaven
VicenteRumbiaHaiyanMekkhalaKetsanaSoncaSanba
SaolaSoulikPodulHigosParmaNesatJelawat
DamreyCimaronLinglingBaviMelorHaitangEwiniar
LongwangChebiKajikiMaysakNepartakNalgaeMaliksi
KirogiDurianFaxaiHaishenLupitBanyanGaemi
Kai-takUtorPeipahNoulMirinaeWashiPrapiroon
TembinTramiTapahDolphinNidaMaria
BolavenMitagSon Tinh
HagibisBopha
                                                                     (wikipedia.org)
       Dưới đây là danh sách tên bão do các nước trong vùng chịu ảnh hưởng cung cấp. Bạn đã thấy tên bão do Việt Nam chọn chưa ? Muốn biết cụ thể ý nghĩa từng tên trong danh sách này, bạn có thể vào trang liên quan.


Nước đặt tên bão  
     III
     IV
Cambodia
Damrey
Kong-rey
Nakri
Krovanh
Sarika
China
Haikui
Yutu
Fengshen
Dujuan
Haima
DPR Korea(Bắc TriềuTiên)
Kirogi
Toraji
Kalmaegi
Mujigae
Meari
HK, China
Kai-tak
Man-yi
Fung-wong
Choi-wan
Ma-on
Japan
Tembin
Usagi
Kammuri
Koppu
Tokage
Lao
Bolaven
Pabuk
Phanfone
Champi
Nock-ten
Macao, China
Sanba
Wutip
Vongfong
In-fa
Muifa
Malaysia
Jelawat
Sepat
Nuri
Melor
Merbok
Micronesia
Ewiniar
Fitow
Sinlaku
Nepartak
Nanmadol
Philippines
Maliksi
Danas
Hagupit
Lupit
Talas
RO Korea (Hàn Quốc)
Gaemi
Nari
Jangmi
Mirinae
Noru
Thailand
Prapiroon
Wipha
Mekkhala
Nida
Kulap
U.S.A.
Maria
Francisco
Higos
Omais
Roke
Viet Nam
Son-Tinh
Lekima
Bavi
Conson
Sonca
Cambodia
Bopha
Krosa
Maysak
Chanthu
Nesat
China
Wukong
Haiyan
Haishen
Dianmu
Haitang
DPR Korea(Bắc TriềuTiên)
Sonamu
Podul
Noul
Mindulle
Nalgae
HK, China
Shanshan
Lingling
Dolphin
Lionrock
Banyan
Japan
Yagi
Kajiki
Kujira
Kompasu
Washi
Lao 
Leepi
Faxai
Chan-hom
Namtheun
Pakhar
Macao, China
Bebinca
Peipah
Linfa
Malou
Sanvu
Malaysia
Rumbia
Tapah
Nangka
Meranti
Mawar
Micronesia
Soulik
Mitag
Soudelor
Rai
Guchol
Philippines
Cimaron
Hagibis
Molave
Malakas
Talim
RO Korea (Hàn Quốc)
Jebi
Neoguri
Goni
Megi
Doksuri
Thailand
Mangkhut
Rammasun
Atsani
Chaba
Khanun
U.S.A.
Utor
Matmo
Etau
Aere
Vicente
Viet Nam
Trami
Halong
Vamco
Songda
Saola
                                                      (http://www.jma.go.jp)
    
       Thật ra khó thể nói hết về một hiện tượng thiên nhiên như bão chỉ trong một số dòng ngắn ngủi. Sẽ tiếp tục nói thêm về mắt, hướng đi, hậu quả,...của bão nếu... thời gian cho phép ! Có gì chưa như ý, mong bạn thông cảm !
   @Món dọn thêm
Cây trốc gốc do bão Pakhar, tại đường Nguyễn Trãi, Q5, TP HCM (xahoi.com.vn)


      
-------
Nguồn:
-wikipedia.org
-   http://www.jma.go.jp
-   http://www.wisegeek.com
-   http://www.geography.learnontheinternet.co.uk
-   http://geology.com
-bản đồ thời tiết: http://dma.jrc.it/map/?application=CYCLONES

3 nhận xét:

  1. Biết nguyên nhân khiến bão suy yếu thì khắc chế chúng là việc làm có thể?
    Sao lại không!
    Những thách thức của thiên nhiên luôn là ma lực đối với những ...thiên tài khoa học.Hen!

    Trả lờiXóa
  2. Tui thích phá vỡ những điều kiện đủ hơn,thiếu thì sao hình thành được?
    Không tồn tại thì không cần khắc chế,hihihi!
    Tỉ dụ như tạo ra những quả bom... lạnh,giảm nhiệt hữu hiệu khi cần(ý nghĩa hơn bom nguyên tử vạn lần hơn à nha!)
    Tạo môi trường mang tính chất xích đạo hầu giảm lực Coriolis ở nơi bão dễ manh nha,tượng hình.
    ...
    Ừ thì tui bắt chước người ta tưởng tượng vậy thôi mà.RRR

    Trả lờiXóa
  3. Lạ lẫm,ngỡ ngàng...dân SG đón bão.
    Rất nhiều mái tóc giờ hoa râm mới biết bão,ra là thế!
    Công viên Hoàng Văn Thụ cây la liệt đổ,một đoạn lề thôi mười bốn cây lật gốc!

    ...

    Cao su ngã hàng loạt,dân thanh lý bị tư thương ép giá mua mão cả vườn cây giá ....một,nhưng nếu nhờ đốn giúp,cất gỗ lại bán dần,chủ vườn phải trả họ gấp đôi.
    Ai giàu lên,giàu được bao lâu?
    Ai nghèo đi,nghèo đến bao giờ?CAYCAY

    Trả lờiXóa