Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

113- MÁY ĐIỀU HÒA TÀU LỬA VN: TIỆN NGHI hay TRA TẤN ?

-------

       Mấy lần trước về miền Trung, đi trên những chuyến tàu lửa xuyên Việt (SE) hay tàu chợ (SN) thấy vẫn bình thường (máy lạnh, đèn, WC,..). Nhưng trong hè này rong ruổi trên tàu SE chuyến ngày thứ Bảy, 21-7-2012, khởi hành từ SG lúc 13:10, bác nhà CF nhận ra chỗ phả hơi lạnh trên trần buồng tàu có gắn giấy báo che lại, gia cố bằng băng keo cho chắc, bèn nghĩ : sao lại bớt hơi lạnh phả ra thế này ?
Tàu SE (bên trái) 20' trước giờ khởi hành xuyên Việt
từ ga Hòa Hưng (SG) ra Bắc,chiều 21-7-2012.

       @Sáng tạo và kinh nghiệm của người đi tàu


Phần tỏa hơi lạnh từ máy điều hòa được hành khách dán lại

      Chuyến trở vào Sài Gòn bằng tàu SN3 một ngày cuối tháng 7 vừa rồi lại gặp đa số buồng trong toa 4 đều được dán chỗ phà hơi lạnh lại. Sau đó gặp một khách du lịch từ Nha Trang về nói, mỗi lần bà đi tàu đều không quên mang theo cuộn băng keo để dán báo lên chỗ máy lạnh  và bà còn cho vài buồng kế bên dán...ké. Loại băng keo màu- da- người dùng dán hộp/thùng xốp cách nhiệt.

       @Lạnh run cả đêm
       Nằm trên giường 24, tầng 3, bác nhà CF xem truyện một lúc, mệt mỏi khò khò đến 1:10 am, thấy lạnh run người không thể khò được nữa. Thì ra tàu chợ SN3-không được ưu tiên- phải ngừng lại để tránh tàu ngược ra Bắc và máy lạnh đang phì phì phun ra từng đợt hơi lạnh đến co người lại như con tôm mà vẫn run ! Xoay tới xoay lui, lấy thêm đôi găng tay mang vào, trùm kín hơn cái mền, nếu không mún gọi là tấm drap, mà vẫn không bớt lạnh tí nào ! Đồng hồ chỉ 2:25 ! Lạnh đến 2 hàm răng va đập vào nhau, gọi là đánh ...bò cạp lun đấy các bạn MF ạ !
Tấm chăn mỏng như là tấm ''ra'' (drap)
không thể ngăn được hơi lạnh tỏa ra từ bên trên
Trong ảnh là giường tầng 3 cứng 
       @Mền hay ra (drap) trải giường ?
       Nếu chỉ đi ban ngày khách sử dụng mền này để choàng qua người che cho lịch sự mà ngủ khò, thì tạm được. Còn để đắp cho ấm ban đêm với cái máy lạnh phà phà như thế này thì chả bõ bèn gì ! 
Từ trên xuống : bên dưới giường tầng 3 ;  tấm chăn, cái gối ở tầng 2 ;
phía trước mặt là cửa kính nhìn ra ngoài tàu (đang là bóng đêm)
       Bật dậy bấm đèn điện thoại để soi tìm nút volume vặn xuống cho bớt lạnh. Chỉ thấy công tắc đèn và volume của loa thùng. Còn không có cái gì để giảm hơi lạnh cả ! Bèn cố nằm thu người lại còn hơn con số 4 nhăn nheo, trùm kín như bưng để cố mà qua thời gian còn lại. Không dám làm kinh động người khác vì chắc sẽ không thể giải quyết ráo rẻ được !
       Thì ra sự sáng tạo và kinh nghiệm người Việt đi tàu lửa Việt quả là phong phú. Trong cái khó ló cái khôn ! Tuy nhiên, giải pháp của hành khách chỉ tạm thời. Lâu dài vẫn do nhà tàu quyết định : làm sao bớt hơi lạnh khi tàu đi trong đêm ! Đó mới là phương tiện vận chuyển thân thiện với con người.
       Còn với môi trường thì sao ?

       @Tàu lửa và vấn đề muôn thuở của môi trường...Ta
       Và từ khi đăng bài 018-KHÔNG NÊN XEM TRƯỚC KHI DÙNG BỮA đến nay, WC trên tàu SN3 có khác đi chút ít. Thay vì đi thẳng xuống đường tàu, thì ống xả của WC đi xéo. Nhưng địa chỉ nơi đến thì ...vũ như cẩn : những chất thải vẫn trực tiếp  nhào xuống nền đường tàu. Thôi rồi, Ta vẫn hại môi trường Ta ! Hic hic !
Hihi, ảnh đã xử lí cho...cũ để dễ nhìn dù chớp trên chuyến tàu SN3 này.
Phần màu đen chính giữa nối với 1 ống xả đi xéo xuống nền đường tàu.
       @Vài ảnh khác (nay không dám gọi món-dọn-thêm rùi !)

Từ hành lang buồng tàu : Em- thấy- gì- không- hỡi- em...
2 tấm bảng đỏ để đo chiều cao trẻ em được giảm  hoặc miễn giá vé : 1,32m và 1,05m.
Thế là mấy chú lùn của nàng Bạch Tuyết được chiếu cố rùi !
Và tàu lửa VN không khuyến khích cải tạo nòi giống !
-------
       @Vài lời cáo lỗi cùng bạn nhà MF 
       Thời gian qua, MF không xuất hiện bài viết như thường lệ, do đổ- thừa- hoàn- cảnh thế này :
       -Ảnh lưu trữ trong trang MF gần tới giới hạn cho phép của nhà Blogger. Có nghĩa MF sẽ không thể đưa ảnh lên trong bài viết như xưa nay được nữa.
       Đây cũng đúng thôi ! Cái gì cũng có giá của nó, làm sao xài...chùa mãi được !
       -MF bị...thiến cùng với tất cả các trang viết trên nền Blogspot khác trong tình hình rắc- rối- rắm từ hôm đầu tháng 6-2012. Viết xong không thể đăng bài lên trang được. Ngay cả vô trang nguyên vẹn cũng rất ư ...ngay khổ Thế là...nản, dù là có thêm tí kinh nghiệm !
       -Giải pháp tình thế : sẽ dọn sang nhà mới trong nay mai. Là làm lại từ đầu. Xem như sẽ có MF2. Mong tất cả các bạn bè gần xa, cũ mới ủng hộ nhé !

---------

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

112. SÁCH: ĐÔI ĐIỀU TẢN MẠN VỀ GÁY VÀ BÌA

-------
       Mấy ngày đầu hè, chàng Cà phê Sữa nhà ta được thảnh thơi chút ít. Nào về quê thăm bác, nào lang thang tiệm sách mới, cũ lục lạo. Và dưới đây là thu hoạch của Cà phê Sữa. Tuy nhiên không có tham vọng nói nhiều về sách, chỉ là vài nhận xét về gáy sách mà thui !

       @Gáy sách nhà Ta: mỗi người mỗi vẻ
       Bạn xem các tựa sách dưới đây và cho biết nhận xét của chính bạn khi lướt mắt qua mấy tấm hình.
       












       Bạn có nhận xét gì thú vị khi xem mấy tựa sách Việt Nam ?

       @Gáy sách nhà Tây: trăm người một kiểu.
       +Sách tiếng Anh: 
       Nghiêng đầu sang bên phải, bạn có thể xem tất cả tựa sách tiếng Anh dưới đây. Do đâu vậy ?














Ồ, có cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh bản tiếng Anh kia kìa !
       Vì gáy sách được in chữ theo một hướng thui. In theo kiểu này được thuận tiện là, khi để cả chồng sách lên bàn với bìa 1 ở bên trên, ta có thể lướt mắt xem tựa sách một cách dễ dàng.


Lạc vào một sách tiếng Pháp, bạn nhìn thấy chưa ? 


       +Sách tiếng Pháp:
       Ngược lại với những cuốn sách tiếng Anh trên, sách tiếng Pháp lại bắt chúng ta nghiêng đầu theo hướng khác. Để chồng sách lên bàn, nếu muốn dễ dàng xem tựa sách, phải úp bìa 1 xuống phía dưới !


Sách tiếng Pháp trong chồng này, bìa 1 đang ở phía trên.
Gáy sách có chữ nằm ngược chiều.

       @Ai được lợi khi nhìn tựa chọn sách, Ta hay Tây ?
       Sau khi lấy hết kiên nhẫn xem qua mấy tấm hình  tựa sách Ta và Tây, bạn nghĩ gì ?
       Với sách tiếng Anh hay Pháp, khi chọn lựa sách thông qua nhìn tựa từ gáy sách, chúng ta sẽ cực kì mỏi cổ vì đầu chỉ quẹo qua một bên. Có thể sau đó đầu sẽ bị ...nghiêng : quẹo về bên phải nếu xem gáy sách của Hoa Kì và ngược lại nếu xem sách Pháp !




       Chỉ với sách Việt Nam, khi thì nghiêng bên trái, lúc nghiêng bên phải xem tựa sách (thông qua gáy sách) liên tục thay đổi hướng nhìn, ta mới thấy cực kì thoải mái (!).Không phải đau cổ hay bị nghiêng đầu về một bên nữa ! Không tin bạn cứ thử lại lần nữa đi !


Bạn sẽ nghiêng đầu theo hướng : TR-TR-TR- PH-TR-TR-TR-TR-TR-PH-TR_TR_TR_TR_PH-TR_TR_TR   khi xem các tựa sách trên, đúng không ?
Ghi chú : TR (trái)- PH (phải)
       Hoan hô các nhà xuất bản Việt Nam, khi thì theo kiểu sách tiếng Pháp, lúc chịu ảnh hưởng sách tiếng Mĩ về việc in chữ trên gáy sách. 
       Vậy là có sáng tạo rùi đó, phải không bà con !


      Và điều quan trọng nhất là độc giả Việt Nam có thích nghiêng đầu, quẹo cổ, đảo mắt qua lại,... như thế khi đi nhà sách, nhìn tựa sách  như thế không nè ? Chính bạn, có thích kiểu in chữ trên gáy sách kiểu mỗi nhà mỗi vẻ như nhà...Ta không ?
      
       @Nói thêm chút về tên tác giả trên bìa sách
       Thỉnh thoảng chúng ta có thể bắt gặp tên tác giả một cuốn sách nào đó được đóng khung đen. Chắc chắn là người ấy đã ...đi về nơi rất xa rồi đó. Nhưng nguyên do nào thực hiện điều này thì chàng CFS nhà ta phải...botay.com thui ! Bạn nào biết xin vui lòng chỉ giúp vậy !


Ghi chú : PGS Nguyễn Kim Thản (1927-1995)
 Ghi chú : GS. TS Hoàng Văn Hành (1934-2003) 
Ghi chú : Cố GS.TS. Hoàng Minh - nguyên trưởng Khoa hồi sức cấp cứu 
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi biên soạn cuốn sách trên.(www.xuatbanyhoc.vn)


       Nhưng dù biết nguyên do hay không, chắc chắn bạn và CFS, chúng ta đều không mún ai đó đóng khung đen tên của mình trong bất cứ bìa hồ sơ nào chứ gì ?
---------

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

111- GẦN 50 NĂM SAU, từ 1965 ...

-------

       @Trở- về- mái- trường- xưa
       Từ miền Trung trở về trong Nam, bác nhà Cà phê Sữa được phân công đi dạy ở trường PTTH mà ngày xa lắc lơ mình đã từng theo học...

       Tầng trệt mé bên phải của trường từ ngoài nhìn vào, năm học 1965-66 mới bắt đầu được xây. Lúc ấy bác nhà CFS học lớp đệ Thất (lớp 6 bi giờ). Đã có hai lớp đàn anh : đệ Lục và đệ Ngũ (lớp 7 và 8). Học sinh toàn trường thỉnh thoảng cũng được phân công đưa đất từ ruộng lên xe máy cày chở về trường để làm nền.
       Có những sáng đi sớm, bác CFS vào học bài trong phòng mới chưa tráng nền, rất yên tĩnh. Lúc ấy dãy lầu chưa có.

       @Thuở- còn- thơ- ngày một buổi- đến- trường
       Năm học 1965-66 tại quận (nay là huyện) nhà, trường cấp 2 duy nhất thu nhận hai lớp đệ Thất. HS chừng khoảng 110 người từ các xã tụ họp lại dưới mái trường trung học này.  
       Lớp bác nhà Cà phê Sữa học là đệ Thất II có 55 HS, Sinh ngữ I   Pháp văn sẽ được học suốt 7 năm từ đệ Thất đến xong Tú tài II. (Năm học sau trường mới có lớp học sinh ngữ I Anh văn). Đến năm lớp đệ Tam (lớp 10) sẽ được học thêm Sinh ngữ II Anh văn cho đến lớp đệ Nhất (lớp 12).
       Thường học một buổi, còn trái buổi dường như chỉ có môn Thể dục. Kết thúc năm học đầu tiên ở cấp Trung học đệ nhất cấp, có một cậu bé, từ vị trí tốp 5 trong lớp nhất (lớp 5) trường Tiểu học xã nhà, gặp anh tài các nơi, xuống hạng cái... rụp, đứng vị trí 30/54 HS! Tuy nhiên trong 2 kì thi được gọi ''Đệ nhất và đệ nhị bán niên khảo hạch'' (thi Học kì 1 và 2) đã có tiến bộ, từ hạng 35 lên 20. 
       Tạm bằng lòng với kết quả này vậy, vì xa nhà ở trọ với một em bé lớp 6 bây giờ, phải tự...bơi trong việc học mừ, bi giờ tự an ủi thế ! Vả lại trong lớp có mấy người bằng tuổi...ốc tiêu đâu !

       @Người- thầy
       Thầy cô cũng từ các nơi đến. Người nhà xa sẽ ở trọ gần trường. Có những thầy đầu tuần đi xe gắn máy (Vespa, Honda...) từ Sài Gòn xuống, giữa tuần trở về để dạy thêm trường khác trên đó. Thế nên có thể nhờ thầy mua dùm sách dưới tỉnh chưa có. Có lần một cậu bé lớp đệ Ngũ (lớp 8) nhờ thầy Phùng Thái Toàn, dạy Vật Lí, mua dùm 1 album tem.
      Ở lớp đệ Thất và đệ Lục (lớp 6 - 7), có quí thầy cô sau đây giảng dạy (xin giữ nguyên cách gọi thời xa xưa) in trên Thành tích biểu (Học bạ) :
       
MÔN HỌC
HỌ VÀ TÊN GIÁO SƯ
     Dạy lớp đệ Thất
HỌ VÀ TÊN GIÁO SƯ
       Dạy lớp đệ Lục
QUỐC VĂN
Võ Anh Tuấn
Võ Anh Tuấn
Phạm Thị Cúc
CÔNG DÂN GIÁO DỤC
Tô Thị Hoa
Tô Thị Hoa
SINH NGỮ
Lê Thị Hồng
Phạm Ngọc Trưởng
SỬ - ĐỊA
Tô Thị Hoa
Phạm Thuần Võ
TOÁN
Lê Xuân Các
Phan Văn Thiệt
Lê Xuân Các
LÝ – HÓA
Nguyễn Thị Bạch Tuyết
VẠN VẬT
Lê Xuân Các
Lê Xuân Các
ÂM NHẠC

Nguyễn Khương Nhàn
HỘI HỌA

Phạm Thuần Võ
THỂ DỤC
Nguyễn Văn Cao
Nguyễn Văn Cao
       Môn Vạn vật còn có tên khác nữa :  Cách trí, Vạn vật.
  
        @Thì- đành- đôi- ngã- chia- li : Chia lớp theo trình độ
       Hết năm đệ Lục, trường có chủ trương chia lại 2 lớp theo học lực : đệ Ngũ 1 (giỏi hơn) và đệ Ngũ 2 ( ẹ hơn). Bác nhà CFS học lớp đệ Ngũ 2 ! Đây là một chủ trương đúng đắn (mà hồi ấy mặc cảm ghê lắm cơ !) vì lớp có HS cùng trình độ với nhau, việc dạy và học sẽ thuận tiện hơn.
       Quí Thầy Cô dạy lớp đệ Ngũ 2 và đệ Tứ P2 (lớp 9, sinh ngữ Pháp-P) :

MÔN HỌC
HỌ VÀ TÊN GIÁO SƯ
    Dạy lớp đệ Ngũ 2
HỌ VÀ TÊN GIÁO SƯ
     Dạy lớp đệ Tứ P2
VIỆT VĂN
Huỳnh Minh Đức
Võ Thị Kim Cúc
CÔNG DÂN GIÁO DỤC
Nguyễn Khương Nhàn
Vũ Thị Hạnh
Vũ Thị Hạnh
SINH NGỮ
Nguyễn Văn Hiệp
Nguyễn Văn Nguyên
Nguyễn Văn Nguyên
SỬ - ĐỊA
Nguyễn Khương Nhàn
Vũ Thị Hạnh
Nguyễn Hồng Hải
TOÁN
Tô Văn Thiện
Phạm Thị Hoàng Hà
LÝ – HÓA
Nguyễn Văn Hiệp
Âu Dương Thị Yến
Âu Dương Thị Yến
VẠN VẬT
Lê Xuân Các
Lê Xuân Các
ÂM NHẠC
Phạm Ngọc Trưởng
Nguyễn Văn Hùng
THỂ DỤC
Nguyễn Văn Cao
Nguyễn Văn Cao


       Cô Võ Thị Kim Cúc vẫn còn ở Thành phố Bến Tre.
       Cô Âu Dương Thị Yến là cháu nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, quê  Ba Tri.
       Thầy Lê Xuân Các quê ở Lương Quới (Giồng Trôm).
       Cô Vũ Thị Hạnh quê xã Vĩnh Kim, Tiền Giang.


       @Ấn tượng khó phai !
       Thuở ấy hàng tháng đều có xếp hạng và đưa danh sách HS giỏi từ hạng 1 đến hạng 5 mỗi lớp lên bảng danh dự. Công bố trên bảng treo trên tường. Thường thấy xuất hiện tên của quí sư tỉ : Lê Thị Ngọc Sương, Tăn(g) Thị Thùy Dương. Tấm bảng ấy đã treo ở cuối dãy Văn phòng, giáp mí dãy phòng học bên trái từ ngoài đường nhìn vô.
Hehe đây rùi, mũi tên vàng chỉ bức tường treo bảng danh dự /tháng ngày nào
(thuộc dãy Văn phòng). Dãy phòng trệt thẳng góc chính là phòng học của các lớp
đệ Thất, đệ Lục ngày xa-lắc-lơ !


       @Năm- ba- đứa- bạt- phương- trời
       Chưa hết lớp đệ Tứ (9) mà đã phải chia tay một số bạn do chiến tranh : người đi lính, người vô khu...cho đến sau chiến tranh (1969-1975) mới có thể gặp lại.
       Lớp đầu đệ nhị cấp còn gọi đệ Tam chỉ trong nửa đầu năm học, từ đệ nhị bán niên (Học kì II) đã đổi sang cách mới : lớp 10. Lớp còn ít người hơn và bạn bè chia ra 2 nhóm : học ban A (Vạn vật  môn chính, hệ số 3) và ban B (Toán môn chính, quên hệ số rùi !). Bác nhà CFS học ban A (có thể thi vào Y khoa học ra làm bác sĩ, nếu không sợ... máu !)
        Quí Thầy Cô dạy lớp 10 và 11 ban A :
       
MÔN HỌC
HỌ VÀ TÊN GIÁO SƯ
    Dạy lớp 10 A              
HỌ VÀ TÊN GIÁO SƯ
     Dạy lớp 11A
VIỆT VĂN
Trần Văn Hoạch
Trần Văn Hoạch
CÔNG DÂN GIÁO DỤC
Nguyễn Văn Hùng
Nguyễn Văn Hùng
SINH NGỮ I
(Pháp văn)
Nguyễn Văn Nguyên
Huỳnh Thạch Thưởng
SINH NGỮ II
(Anh văn)
Nguyễn Quang Nhạt
Phạm Hữu Trúc
SỬ - ĐỊA
Nguyễn Hồng Hải
Nguyễn Khương Nhàn
TOÁN
Trần Ngọc Cân
Trần Ngọc Cân
LÝ – HÓA
Phùng Thái Toàn
Phùng Thái Toàn
VẠN VẬT
Nguyễn Văn Nguyên
Nguyễn Văn Nguyên


     Thầy Nguyễn Văn Nguyên (Ông già Vincent) đã mất từ lâu. Thầy Huỳnh Thạch Thưởng qua đời vì tai nạn giao thông trước 1975.
       Thầy Trần Ngọc Cân đi du học nước ngoài trước 1975. 
       Thầy Phạm Hữu Trúc vẫn còn ở Thành phố Bến Tre.
       Thầy Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng, đã xuất cảnh đoàn tụ gia đình tận trời Âu.


       @Ta- hỏng- tú- tài, ta- hụt- tình- yêu. Thi- hỏng- mất- rồi, ta- đợi- ngày- đi...
      Thông thường đậu kì thi Tú tài I sẽ lên trường tỉnh, Trung học công lập Kiến Hòa, học tiếp năm lớp 12 để thi Tú tài II vào hè năm 1972, còn gọi là mùa hè đỏ lửa.
      Có bạn học xong Tú tài I (lớp 11) đã ra chiến trường vì đúng tuổi động viên. Ai vượt qua được kì thi này, sẽ ghi danh vào các trường đại học Luật khoa, Văn khoa ; hay thi vào các trường có tổ chức thi tuyển khác. Ngược lại sẽ là Ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu. Thi hỏng mất rồi, ta đợi ngày- đi. Đau lòng ta muốn khóc (Lời bài hát Thà như giọt mưa, PD- NTN).


       Và cũng có người ...ra- đi- là- hết- rồi (lời bài hát xưa)
      +Lê Văn Tưng : nhóm I, học giỏi ; chơi bóng bàn xoay vợt vài vòng rồi mới phát bóng như là vô...bùa !
       +Nguyễn Kim Lộc : nhóm II, con nhà giàu, thông minh. Ở nhà chưa học bài thuộc lòng trong Cours de Langue... nhưng khi vào lớp lẩm nhẩm một chút đã lên trả bài suông sẻ. Lộc mất ở Chương Thiện thì phải.
       +Châu Văn Phước : theo truyền thống gia đình theo cách mạng, vô khu từ hồi cấp II, là liệt sĩ.
       +...
       @Gần 50 năm sau
       Sau bao vật đổi sao dời, hơn 100 học sinh của 2 lớp đệ Thất ngày nào, còn tập hợp được chừng trên dưới 20 người lâu lâu gặp nhau ở nhà của một bạn nào đó. Thôi thì đủ thành phần : tiến sĩ, nông dân, Việt kiều, công chức, viên chức, sĩ quan...Và đương nhiên đa số đã lên chức Ông/Bà nội, ngoại đàng hoàng !

       @Còn- chút- gì- để- nhớ
       


































       @Món dọn thêm :
Bài thực hành môn Hội họa : vẽ
cái quặn -phễu- đong dầu ở lớp đệ Lục
(lớp 7)
năm một ngàn chín trăm hồi đó.
 (Thầy Phạm Thuần Võ chấm điểm )  
Vẽ tự do : cái đèn dầu, lớp đệ Lục .







































---------
-Bác nào còn hình ảnh gì của 2 lớp năm thứ 3 TH Giồng Trôm hay của trường TH Giồng Trôm, xin gởi cho MF với nhé !
-Thà như giọt mưa. Thơ : Nguyễn Tất Nhiên, nhạc : Phạm Duy.
---------

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

110- THÁI LAN : ĐẾN THÀNH PHỐ BIỂN PATTAYA



Trên đảo san hô Koh Larn thuộc Pattaya.
-------

       @Nhịp nhàng, ăn ý đến không ngờ
       Vừa ra khỏi phi trường Suvarnabhumi ở Bangkok trước khi lên xe đi tiếp đến Pattaya, bạn sẽ được choàng vòng hoa (4 bông Vạn thọ thui) và mời đứng kế bên một kiều nữ Thái để chụp ảnh. Khoảng vài ngày sau, có người sẽ đến xe chở bạn/khách sạn bạn ở để cho xem ảnh đã in ra. Đồng ý nhận ảnh thì trả tiền, giá phải chăng. Không lấy ảnh thì thôi, chả sao ! Nhưng qua đến xứ người, ít ai chịu để hình ảnh... đẹp đẽ của mình ở lại , phải không bạn ! 
       



       Khi lên xe tham quan một địa điểm nào mới, đội ngũ nhiếp ảnh chuyên nghiệp đều bấm cho du khách một/hai kiểu, rất nhẹ nhàng, lịch sự, không hề chèo kéo, nài ép. Sau khi tham quan  trở ra, thấy ảnh của mình được in trên đĩa tròn/ hay đĩa oval, trên  khung giấy, trên huy hiệu để có thể đeo lên áo,... Bạn có đành lòng để hình ảnh mình lưu vong trên xứ lạ quê  người không nào ? 
       Như thế tạm gọi là bạn Thái làm du lịch quá chuyên nghiệp được chứ ? Khai thác mọi điều có thể để khách xài tiền mà chẳng phàn nàn chi là hay lém rùi





       @Phương tiện giao thông : đi lại, làm ăn,...
       - Xe hai bánh : Chạy đầy đường là xe gắn máy hiệu Nhật, tương tự mẫu mã như ở Việt Nam. Tuy nhiên, thường thấy người ngồi sau không đội nón bảo hiểm.


Có thêm cái giỏ phía trước xe tay ga, xe lưu thông lề trái, 
thiếu nón bảo hiểm : khác với VN rùi ! (Ảnh lên màu xanh vì chụp qua kính xe)
       -Xe ba bánh : Chiếc xe gắn máy gốc Nhật kèm theo thùng kéo như mô tô thuyền là phương tiện sinh sống của một bộ phận thị dân Thái. Họ có thể đi lại thoải mái : hoặc để bán thức ăn, thức uống đường phố ; hoặc là phương tiện đi lại bình dân.
        Loại taxi 3 bánh tuk tuk mới thấy nhiều tại Thủ đô Bangkok.
 Bên chiếc xe 3 bánh, người phụ nữ choàng tạp-dề chuẩn bị
 bày hàng bán thức uống trên đường dẫn ra phố biển Pattaya. 
Thành phố biển nhiệt đới nên thức uống có mặt khắp nơi.

Xe tự chế không biển số, với người ngồi sau không đội nón bảo hiểm  !

Xe 3 bánh chở hàng hóa trên đường phố Pattaya.
Một chiếc xế nổ 3 bánh bán hàng rong lưu thông trên đường phố hiện đại Thái.  

       -Xe bốn bánh : Không kể nhóm xe du lịch thì phương tiện vận chuyển công cộng là những chiếc xế nổ 4 bánh rộng rãi chạy trên đường phố Pattaya.
       
Xe chở khách công cộng ở Pattaya. Phía bên phải ảnh là bãi biển,
 trông giống như đường Trần Phú ở Nha Trang
Phía bãi biển nhìn về phố chợ . Đây là 2 chiếc pickup,
 loại có thùng tiện dụng ở Thái
       Loại xế nổ 4 bánh chạy đầy đường ở Pattaya nói riêng, và ngược lên Bangkok nói chung gọi là pickup -xe có thùng- thì phải ! Tiện lợi vô cùng vì có thể chở hàng hóa, chở người đi đến các trang trại, hay đến nơi lao động. Đương nhiên chưa sang như số ít đại gia Việt, nhưng sử dụng được nhiều mục đích thiết thực hơn, bình dân hơn mà số lượng xe cũng nhiều hơn !
Bạn thử nhìn xem bao nhiêu chiếc pickup trong ảnh này ?
Thoải mái, ung dung như chơi trong sân nhà trên xe thùng bình dân !
       @Đảo san hô ở Vịnh Thái Lan
       Trên đường ra đảo san hô Koh Larn có ghé qua chiếc tàu tạm gọi là tàu-sân-bay-dù-lượn, để ai muốn chơi trò cảm giác mạnh sẽ bay trên biển với dù lượn do ca nô kéo. Dĩ nhiên là có dân chuyên nghiệp bay kèm ! Chỉ dõi mắt trông theo thôi mà cũng hơi bị ngộp rùi !
Bên trong một con tàu- sân-bay cho người lượn dù trên biển
Trò chơi cho người tim khỏe : ca nô kéo dù lượn trên biển.
Bạn có thấy chữ PATTAYA ở hậu cảnh không ?  
Nếu không còn ai lượn dù thì ta cùng ra đảo san hô !
       @Và đây, đảo san hô
     Ca nô chạy vừa đủ nhanh để nước văng tung tóe lên áo phao những người ngồi phía sau hay bên hông. Khách nào bị chứng say sóng thì nên ở lại Pattaya dạo phố, không nên đi cùng đoàn nhé!

Đổ bộ lên bãi cát trắng Koh Larn 

Đồ lưu niệm bày biện trông cũng bắt mắt .
Khách đến từ nhiều nơi : Tây, Ta, Tàu, Hàn,...
Nghệ nhân tô điểm hàng lưu niệm

Hàng rong trên xe gắn máy 
 Chữ Việt trên đất Thái : nơi "Tắm nước ngọt" cho du khách
(Việt) sau khi vẫy vùng trong Vịnh Thái Lan.

Dân Thái sùng đạo Phật.

Hải sản tươi sống bày bán như ở Mũi Né, Phan Thiết vậy !
    
   Còn rất nhiều hình ảnh sống động về Pattaya và đảo san hô Koh Larn, e hình nhiều quá sẽ nặng nề. Hẹn gặp lại sau để tiếp tục nói về Thái Lan và du lịch, bạn nhé !
       @Món dọn thêm
       Riêng gởi đến các cơ sở thủ công mĩ nghệ xứ Ta để so sánh hàng kỉ niệm của bạn. Bày bán tại chợ đảo Koh Larn. Không mua nên không hỏi giá, hic ! Nhưng có lẽ sẽ vừa khoản tiền chi cho mua đồ lưu niệm của bạn đó, vì giá sinh hoạt không cách biệt với ta nhiều lắm đâu !


Nào các loại móc khóa, "ghế" để điện thoại,...đơn giản nhưng dễ thương !
Còn đây, trái cây trong bao bì cẩn thận. 
      

---------