-------
Ngày xửa ngày xưa, lúc lên xe đi khỏi quê nhà để học hành hay đơn giản là đi chơi đâu đó, trong đầu thường lẩm nhẩm một bài hát về xứ Dừa : "...Hỡi Trúc Giang giờ xa tôi nhớ lắm. Biết ngày nào sang thăm, thăm người em gái bên sông...".
H1 : Hồ Trúc Giang nhìn từ tượng đài Trần Văn Ơn sang bờ đối diện. |
H2 : Hồ Trúc Giang, ngày xa- lắc- lơ có tên là hồ Chung thủy. |
@Trúc Giang
Bao gồm hai địa danh :
-Tên Thị xã của tỉnh Kiến Hòa xưa. Hiện nay là thành phố Bến Tre.
-Tên Thị xã của tỉnh Kiến Hòa xưa. Hiện nay là thành phố Bến Tre.
H3 : Hồ Trúc Giang nhìn từ trên cao. Gần sát khung đỏ phía trên là sông Bến Tre (fongarts.com) |
H4 : Hồ Trúc Giang, với góc nhìn mới sau khi chỉnh trang.(fongarts.com) |
@ Đã từng có bài hát mang tên "Nhớ Trúc Giang"
Không rõ nguyên bản từ đâu, nhưng theo một bản chép tay (ngày 11-4-1974) mà MF đang có, thì bài hát của hai tác giả :
Nhạc : Châu Kỳ - Lời : Nguyễn Kim Chung. Người trình bày lúc ấy có lẽ là ca sĩ Hoàng Oanh (xuất thân từ lớp luyện ca-lò nhạc- của nhạc sĩ Nguyễn Đức).
Nhạc sĩ Châu Kỳ nổi tiếng với nhiều bài hát : Đón xuân này nhớ xuân xưa, Con đường xưa em đi, Sao chưa thấy hồi âm, Hồi âm, Mùa thu còn đó, Phượng tìm Hoàng, Thương về miền Trung, Giọt lệ đài trang, Bỏ phố lên rừng,...(*).
H5 : Bài hát "Nhớ Trúc Giang" của Châu Kỳ và Nguyễn Kim Chung, bản chép tay (1974) |
Còn về người viết lời-hay tác giả bài thơ (?), Nguyễn Kim Chung, thì MF chỉ bít sơ sơ chừng vài mẫu tự, nếu không mún nói là...mù tịt. Bạn nào biết xin cho thông tin chia sẻ.
Thời điểm ra đời của bài nhạc cũng không bít lun. Nhưng là một bài dễ hát, dễ đàn, có thể đệm theo điệu boléro thịnh hành ở miền Nam lúc ấy. Âm thể chính là La thứ (Am) đơn giản.
Rất lãng mạn khi nhớ về xứ Dừa cảnh đẹp hữu tình, nơi có người con gái chung cùng ta những kỉ niệm : đêm bên hồ hay bên mái lầu - vầng trăng sáng - hàng dừa xanh - những cây liễu ven con phố nhỏ - sông với sóng và gió nhè nhẹ - ...
Rất lãng mạn khi nhớ về xứ Dừa cảnh đẹp hữu tình, nơi có người con gái chung cùng ta những kỉ niệm : đêm bên hồ hay bên mái lầu - vầng trăng sáng - hàng dừa xanh - những cây liễu ven con phố nhỏ - sông với sóng và gió nhè nhẹ - ...
@Lời bài hát "Nhớ Trúc Giang"
Bài hát gồm 4 đoạn theo cấu trúc AA'BA'', trong đó đoạn đầu (A) giống với 2 đoạn : (A') và cuối (A'') :
A. Nhớ Trúc Giang một đêm trăng lấp lánh, em ngồi kề bên anh mong thời gian chớ trôi nhanh.
Nhớ Trúc Giang dưới hàng dừa xanh xanh, phố nhỏ đường vắng tênh, liễu buông như chớm hương tình.
A'. Hỡi Trúc Giang, giờ xa tôi nhớ lắm. Biết ngày nào sang thăm, thăm người em gái bên sông.
Hỡi Trúc Giang nước chảy từ Hàm Luông. Sóng gợn tình luyến thương. Gió ru gợi ý buồn.
B.Trúc Giang thôi hẹn ngày sau cho trọn tình nhau như đêm nao bên mái lầu.
Cách xa để lòng mến yêu, kỉ niệm đã trao mong ghi thêm tình thắm sâu.
A''. Nhớ đêm nao vầng trăng soi lấp lánh, em còn chờ mong anh bên hồ Chung Thủy nước xanh.
Hỡi Trúc Giang, nơi cảnh đẹp người thanh. Xứ dừa mộng thắm xinh, lứa đôi trọn ý tình.
@Vài hình ảnh về hồ Chung Thủy xưa (hồ Trúc Giang ngày nay )
Trước đây, diện tích hồ rộng hơn hiện nay, có đường dẫn ra ngôi nhà dáng vẻ cổ kính, gọi là Thủy tạ, gần ...giữa hồ. Người dân có thể ra đây ngồi hóng mát, ngắm cảnh thoải mái.
@Vài hình ảnh về hồ Chung Thủy xưa (hồ Trúc Giang ngày nay )
Trước đây, diện tích hồ rộng hơn hiện nay, có đường dẫn ra ngôi nhà dáng vẻ cổ kính, gọi là Thủy tạ, gần ...giữa hồ. Người dân có thể ra đây ngồi hóng mát, ngắm cảnh thoải mái.
H5b: Hồ Chung Thủy chụp vào Xuân Nhâm Dần 1962 (MF chụp lại từ ảnh bạn bè cho nghía !) |
H6 : Ngôi nhà bên góc trái được gọi là nhà Thủy tạ, trước 1975 (fongarts.com) |
H7 : Lúc này đã mang tên hồ Trúc Giang và nhà Thủy tạ được cất lại, có bán nước giải khát, sau 1975 (fongarts.com) |
H8 : Hồ Chung thủy sau Tết Mậu Thân 1968.Tòa nhà ở hậu cảnh nay đã đập để xây Sở GD . (Chụp lại từ tạp chí của Sư đoàn 9 Hoa Kì đã từng đóng quân tại BTre) |
@Món dọn thêm 1 : Chùm ảnh về hồ Trúc Giang ngày nay
Sau khi sửa chữa, diện tích hồ đã thu hẹp, tuy nhiên cảnh quan hiện đại hơn. Có đường quanh hồ cho người dân đi bộ, chạy bộ. Nhiều bồn hoa tô điểm cho môi trường thêm xanh, sạch.
Chỉ tiếc một điều thui : thiếu điểm nhấn. Đó có thể là nhà Thủy tạ với cây cầu bắc từ bờ ra, có thể là một nơi giữa hồ có tượng đài danh nhân,... Vì nếu không có điểm nhấn thì nhìn trong ảnh, hồ nào cũng như hồ nào. Bạn có ...gà đen không ?
Chỉ tiếc một điều thui : thiếu điểm nhấn. Đó có thể là nhà Thủy tạ với cây cầu bắc từ bờ ra, có thể là một nơi giữa hồ có tượng đài danh nhân,... Vì nếu không có điểm nhấn thì nhìn trong ảnh, hồ nào cũng như hồ nào. Bạn có ...gà đen không ?
H9 : Nhìn qua hướng 2 trường THPT Chuyên Bến Tre (cổng sát bìa trái) đến THCS TP Bến Tre... |
H10 : ... và Sở Giáo dục -ĐT Bến Tre (tòa nhà có mái ngói đỏ bên phải) |
H11 : Từ bên hông trường THCS nhìn sang Bệnh viện TX cũ với cây phượng già đang ra hoa . |
H 12 : Bạn có thể nghỉ chân dưới bóng mát me tây ven lộ gần hồ... |
H13 : ...và nhìn sang trái, nơi có tượng đài Trần Văn Ơn... |
Bài hát của nhạc sĩ Châu Kỳ/Nguyễn Kim Chung liên quan đến Bến Tre (Trúc Giang, hồ Trúc Giang/hồ Chung Thủy) ...là thế. Tuy chưa tìm ra được bản in bài nhạc hay phần thu âm của ngày nào, tạm chấp nhận một bằng chứng...viết tay vậy. Trăm năm nữa nó cũng thành (văn bản) cổ mừ ! Bạn nào có tư liệu gì thêm về bài hát nói trên xin cho MF biết.
Mong rằng mua vui được một vài... phút giây.
@Món dọn thêm 2 : (bổ sung vào ngày cuối năm 2011)
Bài nhạc Nhớ Trúc Giang (Nhạc : Châu Kỳ - Lời : Nguyễn Kim Chung xuất bản vào 26-02-1965) còn được giữ lại ở nhà Nhạc sĩ Châu Kỳ, TP HCM, với bản in như sau :
Từ phải qua : Bìa 1 và bìa 4 bài Nhớ Trúc Giang (có in phần quảng cáo cho lớp luyện ca của NS Nguyễn Đức, với ảnh ca sĩ Phương Hoài Tâm, xuất thân từ lớp luyện ca này). |
Ảnh chụp sau 1968 : Xa một tí dựa mé sông Bến Tre, thấy nóc Chợ Cá (giờ không còn) đối diện Nhà lồng chợ. Có lúc đi thẳng đường từ trái sang phải sẽ qua cầu Bến Tre 1.(Cùng nguồn với H 8) |
Ảnh chụp trước Tết âl Nhâm Thìn (2012) sau khi khánh thành cầu Bến Tre 1. (Cùng 1 nơi với ảnh trên, sau hơn 40 năm). Bóng mát che trước mặt là của cầu BT1 . Phần đen trên cùng ảnh là thành cầu. |
-------
-(*)Về nhạc sĩ Châu Kỳ : các bạn xem thêm ở chỗ (A) và (B)
-Và xin mời bạn xem/nghe bài "Đón xuân này nhớ xuân xưa"của nhạc sĩ Châu Kỳ :
-Và xin mời bạn xem/nghe bài "Đón xuân này nhớ xuân xưa"của nhạc sĩ Châu Kỳ :
-------
-Bạn muốn biết về chợ hoa Bến Tre ngày Tết âm lịch ?
046- HOA NGÀY TẾT
-Hay về Phà Rạch Miễu một thời vang bóng ?
003- VÀI CHUYỆN NHỎ QUANH CHIẾC PHÀ LỚN
-------
Hihi,dường như để nỗi nhớ đậm sâu,nỗi nhớ bền lâu... mấy tác gia -lãng tử luôn có một hoài niệm khó quên về một bóng hồng,một dáng xưa...
Trả lờiXóaNhạc sĩ CHÂU KỲ cùng chủ nhà MF có chung tần số này thì phải...
Vì sao có tên hồ Chung thuỷ?
Trả lờiXóaAi đổi thành tên hồ Trúc giang?Chữ giang ở đây ngụ ý gì?
Thời điểm nào thì hồ đổi tên,lý do?
Bạn biết không có một khao khát mãnh liệt trong tôi là được chia sẻ và tuyệt vọng là thường khi.Nên tôi đâm lẩn thẩn thích níu gió,khều mây là thế!
Trả lờiXóaNgười ta thường thích nhạc-thơ êm đềm và hoa mộng,những thứ mà tôi chỉ có trong mơ.
Còn nữa,tôi mơ ít mà thức nhiều nên đôi khi với tôi Người cũng lắc lơ xa...
@Tên Chung Thủy : hic hic, do có 2 người iu nhau mà không được chung sống dưới 1 mái nhà, nên cùng chết ở hồ này. Thế là họ chung thủy với nhau đó !
Trả lờiXóa@Bạn xem thêm những phần liên quan ở đường dẫn trên bức ảnh thứ 3 trong bài, sẽ rõ hơn mấy điểm théc méc đó. E bài quá dài và đi hơi xa chủ đề, nên chỉ đường dẫn tới trang khác. Xin thông cảm...
Hồ rất đẹp,nhìn từ góc độ nào cũng hoàn hảo.chỉnh chu...bởi những đôi tay khéo léo,tỉ mỉ... Bến Tre giờ đẹp hơn xưa nhiều lắm, Những cái xưa tôi có cũng dần vơi theo năm tháng. Như là quy luật?
Trả lờiXóaChào nhà cafe!Giathai đây,nói về hồ Trúc Giang thì tôi có nhiều kỷ niệm lắm cafe à.Năm 1975 giathai đang học tại trường Đại Đồng(bây giờ là restaurant Đồng Khởi)trường học bị nhà nước trưng thu,đang giờ học chúng tôi phải xếp hàng và di chuyển đến trường Minh Tâm(bây giờ là trường mẩu giáo phường 2)trên đường đi trái banh của giathai bị rơi và lăn xuống hồ,giathai lao theo và rỏi tỏm xuống hồ luôn.Năm 1983
Trả lờiXóamột lần đi chơi,thấy tụi nhỏ đu nhánh cây cạnh bờ hồ,sợ tụi nó rơi xuống ôồ giathai bẻ gãy nhánh cây ấy thì bị bắt vì tội phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa.Năm 1985 lần đầu tiên trong đời giathai tôi oánh lộn gần nhà may Thiên Hương(bây giờ đã giải tỏa).Năm 1989 trong lần hẹn đầu tiên với nàng ấy(bây giờ là bà xã đại nhân)chúng tôi ngồi bên nhau ở góc bờ hồ trước cửa trường PTTH Nguyễn Đình Chiểu(bây giờ là trường chuyên Bến Tre)và nghe giọng hát của Bảo Yến từ trong quán cafe Phong Lan vọng ra:Tết nay anh không thèm kẹo mứt vì đã có môi em thơm ngọt....
@ MF vừa nhận được một thông tin quí giá phản hồi về bài nhạc "NHỚ TRÚC GIANG". Và cũng xin mạn phép đăng lên để các bạn cùng vui :
Trả lờiXóa" Chào bạn, tôi là vợ của Nhạc sĩ Châu Kỳ, vô tình tôi đọc được bài viết của bạn, hiện tôi còn giữ bản in chính của bài hát Nhớ Trúc Giang, nếu bạn cần thì hãy liên lạc với tôi qua địa chỉ mail của cháu tôi:truongth.....@gmail.com. Thân chào!
19:58 Ngày 10 tháng 12 năm 2011 "
MF rất cảm ơn hảo ý của nhà-Bác-gái, vợ Nhạc sĩ Châu Kỳ. MF sẽ liên lạc sớm với địa chỉ trên để có thể phổ biến sớm bản in chính thức trên MF.
Ngày xưa vì mê sự mượt mà của giai điệu, nét tha thiết của lời ca, nên nay MF mới còn giữ được NHỚ TRÚC GIANG, sau biết bao vật đổi sao dời...
Xin cảm ơn Bác gái lần nữa ! Chúc Bác vui khỏe.
Hihi, mới thấy 1 bạn ở Toronto xem lời bài NHỚ TRÚC GIANG. Vậy nhà bạn hồi xưa có ở Bến Tre không vậy ?
Trả lờiXóađố bạn biết ở Bến Tre chỗ nào bán bắp nướng ngon nhất...Bến Tre
Trả lờiXóaHỒ CHUNG THUỶ?
Xóah3h3 biết ngay mà,bạn trả lời rất........sai "bét"
XóaĐáp án là nhà thờ,à chính xác là gần nhà thờ có cái cầu đang xây á,còn ở hồ Trúc Giang thì có chuối đập>>>hjhj thông củm nhắc tới ăn uống thì tớ vô cùng...^^
Vậy đặc sản của trung tâm thành phố BẾNTRE bạn là...?Đừng nói đó là một danh sách dài cả đời miệt mài ...ăn cũng không sao với tới dấu chấm hen!
XóaTrúc Giang ơiiiiiiiiiiiiiii...!
Trả lờiXóaTốt nghiệp ơiiiiiiiiiiiiiii...!
Nghĩa Vụ hay Cổng đại hoc??
bây giờ đọc cái gì củng nghỉ tới Môn địa Thi TỐt Nghiệp :((
~~> JAMIN
Nghĩa vụ quân sự là một trường Đại học lớn,tấm bằng sau Đại học này là thay đổi,sự thay đổi rất lớn mà không phải ai cũng may mắn được trải nghiệm,tui là một trong những không may mắn đó...CCK
XóaBa năm liền Sử-Địa chính thức "đăng quang" theo cách riêng của những người hữu trách.Nhiều ý kiến,nhiều cách nghĩ,nhiều phiền muộn-bất bình của người trong cuộc,nhưng là người ngoài cuộc không thông thái tui thấy vui,vì nghĩ đây là một trong những phương pháp nâng cao tầm quan trọng của những môn từ..."nghìn" năm nay vốn chỉ được xem là thứ yếu.Rồi cũng phải đến lúc đổi thay,bằng cách này hay cách khác,có thể hay,có thể chưa...Nhưng hay nhất vẫn là dám làm,dám đổi thay.
XóaTui vui!!!RRR