Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

072- ĐÔNG NAM Á : NÉT TƯƠNG ĐỒNG NÀO QUA HÀNG RONG TRÊN PHỐ ?

-------


       @Lời rao ở xứ Việt 
       Hàn Mặc Tử đã từng lên tiếng rao bán vầng Trăng : Ai mua Trăng tôi bán Trăng cho...Cũng là lời rao một thời, bằng chữ chớ không bằng âm thanh. 
       Ngày nay tiếng rao của những người bán hàng rong vẫn còn, nhất là trong các ngõ hẻm thị thành. Ngoài phố vì ồn ào nên dường như ít nghe, chỉ thấy. Những người bán dạo vẫn hay đi trên một lộ trình nhất định, vào thời điểm quen thuộc.
       Nếu hoạt động trong khoảng không gian rộng rãi, người bán hàng thường phải di chuyển bằng xe đạp hay xe gắn máy. Và ngày nay tiếng rao đã cải tiến  hơn vì từ băng cassette phát ra.

         @Việt Nam : Hàng rong nơi thành phố nhỏ
       Mỗi thúng đựng vài nải chuối, người phụ nữ đứng chờ người mua. Có khi chuối được mang từ nhà tới. Hay mua sang tay từ bạn hàng chở về. Đồng tiền lời sẽ không được bao nhiêu trong thời buổi gạo châu củi quế này, phải không bạn ?


Tại sao lại đứng ? Vì dễ gánh chạy khi bị don dẹp lòng lề đường.


Gánh hàng rong nhìn gần


Mùa nào thức ấy : Xoài, mận . Gióng kim loại thay cho sợi mây


Không chỉ phụ nữ mới có thể gánh gồng !


Thúng bắp vun cao, ủ nóng chờ người mua. Chở bằng xe đạp có thể đi xa hay dễ chạy khi bị...đuổi (!)
Nhãn từ miền Bắc phân phối tận trong Nam. Cơ động qua nhiều phố và chở được nhiều hàng




       @Hàng rong ở thành phố Hồ Chí Minh
       Cũng vẫn đôi gióng gánh trên vai. Cũng những thứ đáp ứng nhu cầu người mua để giải khát, ăn chơi : trái dừa, trái xoài, li nước mía,... hay những thứ hấp dẫn trẻ em : đồ chơi nhiều loại, nhiều màu sắc,...


Hai gánh hàng rong trên lề đường Đồng Khởi.
Đồ chơi có thể làm quà cho trẻ em, góc đường Đồng Khởi- Lê Lợi.

Lại nước dừa giải khát và  thùng đồ chơi cho trẻ em
Xe nước mía 




       @ Ở Campuchia
       Muôn hình vạn trạng của hàng rong. Có thể từ đặc sản xứ sở Chùa Tháp là cây thốt nốt : nước được nấu làm thành loại đường thơm khác xa đường mía ; trái đem bán cho du khách nào chưa một lần nếm qua, cứ thử cho bít. Có thể là đồ thủ công gia dụng hay thức ăn sáng cho trẻ em,...
       


Trái thốt nốt 

Đồ thủ công do tận dụng thời gian nông nhàn 


Bé tranh thủ ăn sáng trước khi vào học 




Nước giải khát với nhãn hiệu của các đại gia 


       @Ở Malaysia
       Xe gắn máy ít thấy hơn xe ô tô. Bắt gặp chiếc xe chở các loại bánh như thế này trên đường từ cao nguyên Genting (cao 2000m) là hàng hiếm ở Malaysia chăng ?
       Bóng dáng cảnh sát rất hiếm gặp trên đường phố hay xa lộ. Xe gắn máy vẫn len lỏi giữa dòng xe hơi. Mọi sinh hoạt đời thường vẫn diễn ra tấp nập, nhộn nhịp.
Thức ăn nhanh (trên đường từ cao nguyên Genting về Kuala Lumpur) 
Xe bán sầu riêng trong một con phố ở Kuala Lumpur 
Xe hàng rong bán thức ăn di chuyển nhanh 
Thức ăn đường phố 




       @Ở Thái Lan
       Hầu như phố nào cũng có người bán hàng lưu động, bằng gánh, bằng xe đẩy hay bằng xe 3 bánh kiểu mô tô thuyền. Rất sinh động, rất bình dân, có lẽ giúp đỡ thiết thực cho đời sống người dân Thái, kể cả 2 bên mua và bán. Một nét đặc biệt trong mắt du khách.
       Dường như không có chuyện dọn dẹp lòng lề đường ở Pattaya. Xe bán hàng rong cứ ung dung bán hàng. Người gánh gồng đi trên các con phố ở Pattaya thoải mái. Rất ít thấy bóng dáng cảnh sát Thái hay các trật tự viên hùng hùng hổ hổ như ở xứ ta. Có thể nét đặc trưng là ổn định cho người dân kiếm sống. Họ giàu hơn ta, nhưng thực tế hơn ? Phải chăng nhà mình nghèo mà làm sang : dọn dẹp lòng lề đường cho thấy rằng rất trật tự, ngăn nắp. Hay cho rằng ta ít có, không có người mua gánh bán bưng...?
Bánh nướng trên đường phố Pattaya về đêm.
Pattaya : đón khách du lịch bằng nhiều chiêu thức 
Không chỉ phụ nữ mới có thể gánh gồng ! Phukhet
Gon nhẹ là bữa ăn sáng bằng món SOM TAM (đu đủ xanh, cà chua, xoài, đậu đũa, tỏi, ớt, bắp cải, xà lách..) # gỏi trộn, chăng ?
Cơm trộn thịt nướng (vị chua chua) . 20 baht (# 14k VND )/xâu 2 vắt. (Pattaya) 
Thưởng thức nhạc trong lúc bán hàng. Ở Pattaya
Xe gắn máy móc thêm thùng lôi kiểu mô tô thuyền : hình thành phương tiện làm ăn trên đường phố, ở Pattaya
Đủ thứ món bình dân hấp dẫn người qua lại trên lề đường thủ đô Bangkok
       @Ở Indonesia
        Nơi xứ sở đông dân Hồi giáo nhất thế giới, buôn bán hàng rong cũng phong phú không kém mấy nước cùng khu vực.
Kiếm sống chẳng ngại vai phồng-Đàn ông cũng bít gánh gồng như ai : bán bánh gạo nướng ở Jakarta
Xe bán thức ăn ở Bali, nơi nổi tiếng vì  du lịch biển và vì bị đánh bom 
       @ Nét tương đồng ở một số quốc gia Đông Nam Á
       Qua chỉ một chủ đề hàng rong, có liên quan đến đường phố. Mà cũng chưa hẵn là thức ăn đường phố. Các bạn MF có thấy nét nào tương đồng giữa các xứ trong vùng không ?
       Đương nhiên, còn nhiều nhiều xứ khác và nhiều nhiều thứ khác nữa. Chớ chỉ bấy nhiêu sẽ không đủ để nói hết vấn đề : thức ăn, món uống, tục ăn trầu, trang phục, nhà ở,...
      Xin bạn cho biết ý kiến về nét tương đồng giữa người dân ở các nước Đông Nam Á, theo ý riêng bạn. Có thể còn nằm ngoài phạm vi bài viết về hàng rong này chăng !

-------
Nguồn :

-------

6 nhận xét:

  1. "Có tiếng rao nghe sao mặn đắng giữa phố phường lao xao.Có tiếng rao ngơ ngác xanh xao..."Tí ơi,có mua không? Tèo ơi có-đắng-không???"- TIẾNG RAO- VÕ THIỆN THANH.

    Là giọng hát mà có thể rất nhiều người sẽ tắt ngay khi vừa thoáng nghe,nhưng có thể sự đồng cảm ở đây đủ hoà quyện,Cô đã làm rơi nước mắt người nghe...

    Tôi không dám nói những điều khái quát to tát, chỉ biết sự đồng nhất ở đây là cùng bị truy đuổi.Những gánh hàng tung toé,những giằng co quát tháo,những tiếng gào,những giọt nước mắt...
    Chắc ở nơi nào cũng mặn đắng như nhau!

    Lam lũ.
    Sáng tạo.
    Kiên nhẫn.
    Cần cù.
    Sao kiếp nghèo vẫn cứ đeo mang?
    Ngày họ túa ra trên khắp nẻo đường tay mang vai gánh,miệng tươi chào mời.Có hốt hoảng,có lo lắng,có những phút trầm tư thẩn thờ...Đêm trở về phòng trọ,đông ken và sắp lớp như những con cá mòi chờ vào trong hộp ...Món tiền mọn ấp ủ một tương lai lớn được cẩn thận cất kỹ vẫn có thể không cánh mà bay...
    Phía trước là
    Ngày mai...

    Trả lờiXóa
  2. Có những cuộc đời mà tiếng rao gắn liền cho đến phút tàn hơi.Họ đi hết kiếp người với gánh hàng rong,phút cuối xác thân hiến tặng cho đời,Tôi may mắn được trưởng thành bên cạnh những mảnh đời ấy,lam lũ mà thanh cao...

    Trả lờiXóa
  3. thấy thương cho người dân mình. vì nghèo khó phải chật vật mưu sinh. Kiếm được đồng tiền đổ biết bao mồ hôi.

    Trả lờiXóa
  4. @ Có những người mẹ nuôi con ăn học nên người (có nghề nghiệp để tự nuôi thân)bằng gánh hàng rong của mình : bán xôi sáng, tàu hủ trưa hay bánh canh xế,... Cũng đáng khen các con đã không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ. Tôt nghiệp Cao đẳng, Đại học,trường nghề...trở thành giáo viên, nhân viên ngân hàng, thợ giỏi...
    Ước vọng đổi đời đã kịp thành hiện thực. Nhưng mà, như các bạn đã nói-kiếm được đồng tiền chân chính nuôi con sao khó khăn đến vậy !
    Lưng mẹ còng thêm, gối mẹ mỏi nhừ, đi bán cả buổi về đến nhà là nằm sải tay. Và nước mắt luôn chảy xuôi...
    @ Lao động nặng nhọc gánh gồng, dù ở chỗ nào trong ĐNA.

    Trả lờiXóa
  5. Mười ba tuổi tui biết theo Mẹ bán căn-tin ở trường học,cực mà vui.4g sáng Mẹ đã đi chợ lấy bánh ngọt đủ loại sau khi luộc chín nồi khoai.Chừa phần bánh sáng cho chúng tui xong anh tui chở Mẹ đến trường.Tan học anh lại chở tui vào trường phụ Me sau khi tui đã ăn cơm và hoàn thành xong mẻ sinh tố.Con nít tíu tít mua hàng ăn vui lắm ,chúng ríu rít hối thúc lăng xăng...Ong vỡ tổ chắc cũng ngần ấy thôi.Khi chúng vào học Mẹ tui lim dim ngủ gà,chiếc nón lá úp trên mặt,tui tha thẩn quanh đó vừa trông hàng vừa ngó nghiêng các lớp học,tò mò.Bán thêm một cữ lúc ra chơi rồi Mẹ con tui đùm túm leo xe buýt về nhà.Tui phụ Mẹ kiểm tra bánh kẹo và ghi lại những món cần mua thêm.Xong,hai Mẹ con tui lại đi chợ,tui lẽo đẽo theo sau và chiếc áo hình lá trúc của Mẹ là tâm điểm để tui tìm Mẹ vì giữa chợ quá nhiều điều để ngắm.Lựa khoai,lấy bành kẹo...tui tha về cùng Mẹ.Rồi tui đi rước em gaí tan học,kém tui sáu tuổi.Nhiệm vụ lớn kết thúc tui chỉ còn bài vở nữa thôi là vào giường,tui nằm đợi nghe mùi của Mẹ rồi ngủ say.
    Hồi ấy,một ngày của tui và Mẹ là như thế...DUE

    Trả lờiXóa
  6. Bịn rịn .... lăn nhẹ ...... chát đắng, đôi tay thô ráp, sần sùi lấm lem đầy nhớt và cát quệt giọt mồ hôi thấm ướt gương mặt mệt mỏi của ông nội tôi. Giưã cái nắng nóng gần 40 độ C, ông ngồi dưới tán cây chờ đón những đợt hàng, những cần xé đầy ắp trái cây mang đi khắp khu chợ thân thuộc. Thương làm sao suốt cuộc đời ông làm bạn với nắng gió , khói bụi và những chiếc xe ba gác "đồng nghiệp". Cả đời ông tôi làm việc chăm chỉ nhưng vẫn không đủ miếng ăn cho cả gia đình nheo nhóc.
    Hôm nay ghé thăm ông trên con đường ấy, từ xa tôi đã bắt gặp ánh mắt ông đăm chiêu, khề khà bên điếu thuốc cháy dở... , ông tôi nay đã về chiều, mái tóc bóng râm , nước da đen sạm tỉ lệ thuận với tgian vất vả .Dòng xoáy ấy đã làm thay đổi ông ít nhiều, duy nhất ánh mắt ấm sâu vẫn còn đấy và có phần tĩnh lặng . Biết bao chuyện đời, chuyện sống mà ông trải nghiệm càng làm tôn nét lãng tử trong tâm hồn bác tài ba gác.Có nhiều người cho rằng gian khổ là cách ông chọn _ đương nhiên điều đó thật ngốc _ nhưng chí sâu tận trong tâm hồn ông đó là điều hạnh phúc. Hạnh phúc và khổ đau là bức tường rất mong manh tùy theo cách nhìn nhận của mỗi người. Và ông đã chọn hy sinh mồ hôi để gắn bó với trời , người , hương khói bụi đổi lấy tâm hồn đong đầy hạnh phúc.
    Đôi khi tôi cũng tự trách ông vì sao ông lại chọn cách sống lam lũ ấy . Nhưng thật ra tôi chỉ nhìn nhận một chiều chủ quan. Từ ông tôi luôn biết rằng hạnh phúc la những điều giản đơn, trong tận cùng nỗi đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc.(Ông 102)

    Trả lờiXóa