-------
Có một thời nếu chọn giữa hai nơi Sài Gòn và Cần Thơ để cho con em thi vào đại học, thì Cần Thơ được dân Đồng bằng sông Cửu Long ưa chuộng hơn. Do cuộc sống êm đềm hơn chăng ? Do mức sinh hoạt thích hợp với kinh tế gia đình vùng sông nước ? Hay do đầu vào vừa sức học của học sinh (HS) trong khu vực ?
Thời ấy HS trường nhà bác của chàng Cà phê dạy cũng nghe theo lời hô hào của thầy Hiệu trưởng mà số đông đăng kí thi vào Đại học Cần Thơ. Cuối năm học nọ (1985-1986), số HS đi thi ở Cần Thơ vừa vặn 3 xe đò cỡ lớn, khoảng 45 chỗ/xe. Lần lượt phụ trách coi sóc tình hình HS trên 3 xe (1 ; 2 ; 3) có : thầy MỘT, thầy HAI và thầy BA. (Hihi, tạm gọi vậy đi !).
Và có thơ rằng :
Suốt năm học thầy to tiếng dặn :
Muốn đường vào đại học thênh thang
Cần Thơ nơi ấy mà sang
Dễ đậu như lấy bắp rang túi mình (!)
Và có thơ rằng :
Suốt năm học thầy to tiếng dặn :
Muốn đường vào đại học thênh thang
Cần Thơ nơi ấy mà sang
Dễ đậu như lấy bắp rang túi mình (!)
Nếu không kể tới những chuyện linh tinh không có trong chương trình, như cho một số HS nam lên sân thượng khách sạn ngủ qua đêm để tiết kiệm chi phí, thì chỉ còn chuyến về an toàn nữa là đạt yêu cầu. Vì may mắn là không có em nào cảm cúm cả !
Tới khách sạn bèn chê chẳng sạch
Dồn nam sinh lên tuốt tầng cao
Bốn bề gió lộng ào ào,
Hợp đồng đã kí mà sao thế này ?
@Sự cố và nỗi thất vọng
Tới khách sạn bèn chê chẳng sạch
Dồn nam sinh lên tuốt tầng cao
Bốn bề gió lộng ào ào,
Hợp đồng đã kí mà sao thế này ?
@Sự cố và nỗi thất vọng
Trên đường từ Cần Thơ về Bến Tre phải qua phà Rạch Miễu. Trời dần tối, xe đã xuống phà. Đột nhiên tài xế chiếc xe thầy BA phụ trách báo là xe bị gãy láp, không thể tiếp tục chạy nữa. Chính thầy BA đã tìm hai thầy kia nói rõ tình hình, để thầy MỘT liệu tính tiếp.
Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên là khi phà đến bến Tân Thạch, hai xe 1 và 2 lên bến, đón HS xe mình và …vù lẹ, lặn luôn về hướng Thị xã Bến Tre. Trong khi xe 3 còn nằm trên phà vì sự cố đã kể. Ai là người hợp đồng xe và là người phụ trách chung ? Chính thầy MỘT, là người number one đó !
@Quới nhân phò trợ
Nỗi thất vọng to lớn được vơi bớt phần nào khi được thầy Phạm Ký Hiêng, cũng đã từng là number one trường này, cho xe- cũng đưa HS đi thi- kéo về Thị xã Bến Tre đoạn đường trên dưới 12 cây số. Chắc chắn là thầy BA và nhóm HS còn lại đã rất cám ơn thầy Hiêng. Và có lẽ người ra ơn…cứu vớt cho tới bi giờ có khi cũng không còn nhớ !
Thôi cũng tạm ổn, vì dù sao lúc này càng gần nhà càng tốt.
@Tiếp tục giải quyết sự cố
Về đến Thị xã, các em ai có nhà hay bà con ở gần, đã tạm biệt đi riêng. Còn lại khoảng hơn chục, tròm trèm một tiểu đội, nhưng tất cả đã tiêu hết tiền mang theo. Vì ai nấy đều nghĩ, sau buổi thi vào chiều cuối cùng chỉ việc ngồi trên xe là về đến trường, đến nhà, để lại tiền làm chi !
Sau khi hội ý, cả thầy trò đều đồng ý đi bộ về Giồng Trôm với khoảng cách 18 cây số ngay trong đêm. Trước đó, thầy BA bảo sẽ xin chỗ nghỉ qua đêm trong trường Nguyễn Đình Chiểu gần bờ hồ Trúc Giang, nhưng tất cả các em đều muốn đi về nhà ngay, dù chỉ bằng xe…lô-ca-chưn !
Đoạn đường thầy trò đi về trong đêm # 18 km từ TX Bến Tre về Thị trấn Giồng Trôm |
Trên bản đồ, vòng tròn đầu tiên là chỗ dừng chân nơi nhà cô Hà Thị Yến, đi khỏi Chợ Mĩ Lồng một tí, vòng tròn thứ 2 là ''khách sạn ngàn sao'' nơi cầu Lương Quới.
@Quới nhân phò trợ thầy trò...''Đường tăng'' lần 2
Lội bộ khoảng hơn 6 cây số qua khỏi chợ Mĩ Lồng, sau khi đã uống hết số nước đá lạnh mua ở Thị xã, ai nấy đều khát nước. Thầy BA chợt nhớ đến nhà cô Hà Thị Yến, GV dạy Lịch sử của trường. Bèn cho HS dừng chân, ghé nhà cô xin nước rồi đi tiếp. Mục đích thật sự chỉ là thế !
Lúc này đã vào giờ đi ngủ, mà người nhà cô Yến vẫn rất vui vẻ tiếp đón nhóm thầy trò lỡ đường xin nước uống. Nhưng thực tế là cả nhóm rất đói. Có lẽ đoán được tình hình đó, Bà bác- má cô- bảo cô và người em là cô Anh nấu cơm để thầy trò ăn xong hãy đi tiếp. Đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh. Khi kể lại chuyện này cho bác nhà Cà phê nghe, thầy BA vẫn nhớ và nhắc lại vẻ mặt rất phúc hậu của Bà...
Thầy trò đã no bụng, giã từ để lên đường đi tiếp về hướng Giồng Trôm. Lúc ấy đã hơn 11 giờ đêm.
@Khách sạn ngàn sao
Đến cầu Lương Quới, còn 6 cây số nữa mới đến Thị trấn, chân đã mỏi rã rời, thầy trò bèn quyết định ngủ đêm trên cầu. Nằm ngay trên lối đi dành cho người đi bộ. Hồi đó chắc chắn không ai nghĩ đến chuyện nguy hiểm.
Chỉ vì quá mệt, thiếp đi từ khoảng 2 giờ khuya cho đến gần 5 giờ sáng, tiếng xe chạy qua lại mới đánh thức mọi người tỉnh dậy. Lại tiếp tục chuyến hành trình có 1-0-2 này nữa ! Còn những 6 cây số. Hic hic.
@Còn gì để nói thêm nữa ?
Ngạc nhiên.
Đau khổ.
Phẫn nộ.
Tự cứu mình.
Học sinh thi xong đã vào hè, giáo viên đâu có phiên họp nào để có thể nói lên tiếng lòng. Sau đó thầy BA bận đi học Xì- Phố những 2 năm, khi xong về trường thì thầy MỘT không còn ở vị trí number one nữa. Còn thầy HAI ? Ông ấy đổi về quê ở tỉnh lân cận và bi giờ dường như cũng đang là number 1 của một trường THPT ở quê nhà Tiền Giang. Có khi nào hai thầy MỘT và HAI nhớ lại chuyện này không nhỉ ?
Không rõ ai hay hai người trong cuộc có cách giải thích nào về hiện tượng : vù lẹ, lặn nhanh của 2 xe số 1 và số 2 ngày ấy ? Hichic ! Và các em trong nhóm hư-xe-bị-bỏ-lại ngày nọ, ai còn nhớ ơn 2 lần được phò trợ ? (Đừng bảo hỏi Thái Văn Sơn ở Gò Cát nhé !)
Nhưng có điều nhà bác Cà phê chứng kiến là thầy MỘT và thầy BA gặp nhau vẫn tay bắt mặt mừng, thậm chí còn cụng li côm cốp nữa kia chứ !
Đây chỉ là chuyện rất nhỏ, kể ra cho vui làm quà, khề khà bên li trà ấy mà ! Nhưng cũng là hồi chuông reo bên tai những number one đó !
Cột cây số gần nhà cô Yến, nơi thầy trò dừng chân. Còn những 11km nữa kia ! |
Thầy trò đã no bụng, giã từ để lên đường đi tiếp về hướng Giồng Trôm. Lúc ấy đã hơn 11 giờ đêm.
@Khách sạn ngàn sao
Đến cầu Lương Quới, còn 6 cây số nữa mới đến Thị trấn, chân đã mỏi rã rời, thầy trò bèn quyết định ngủ đêm trên cầu. Nằm ngay trên lối đi dành cho người đi bộ. Hồi đó chắc chắn không ai nghĩ đến chuyện nguy hiểm.
Cầu Lương Quới : Điểm dừng chân thứ 2 của nhóm xe- hư- bị- bỏ- lại ! |
Hai bên lan can cầu có chỗ dành cho người đi bộ : ''khách sạn ngàn sao'' của nhóm. Xưa chưa có ống dẫn nước này. (Cầu Lương Quới- nhìn về TX BT) |
Cầu Bình Chánh. Cả nhóm đi đến đây trời đà sáng tỏ. |
@Còn gì để nói thêm nữa ?
Ngạc nhiên.
Đau khổ.
Phẫn nộ.
Tự cứu mình.
Học sinh thi xong đã vào hè, giáo viên đâu có phiên họp nào để có thể nói lên tiếng lòng. Sau đó thầy BA bận đi học Xì- Phố những 2 năm, khi xong về trường thì thầy MỘT không còn ở vị trí number one nữa. Còn thầy HAI ? Ông ấy đổi về quê ở tỉnh lân cận và bi giờ dường như cũng đang là number 1 của một trường THPT ở quê nhà Tiền Giang. Có khi nào hai thầy MỘT và HAI nhớ lại chuyện này không nhỉ ?
Không rõ ai hay hai người trong cuộc có cách giải thích nào về hiện tượng : vù lẹ, lặn nhanh của 2 xe số 1 và số 2 ngày ấy ? Hichic ! Và các em trong nhóm hư-xe-bị-bỏ-lại ngày nọ, ai còn nhớ ơn 2 lần được phò trợ ? (Đừng bảo hỏi Thái Văn Sơn ở Gò Cát nhé !)
Nhưng có điều nhà bác Cà phê chứng kiến là thầy MỘT và thầy BA gặp nhau vẫn tay bắt mặt mừng, thậm chí còn cụng li côm cốp nữa kia chứ !
Đây chỉ là chuyện rất nhỏ, kể ra cho vui làm quà, khề khà bên li trà ấy mà ! Nhưng cũng là hồi chuông reo bên tai những number one đó !
-------
@Bạn bít gì về hoa hồng ?Bạn đã thấy hoa hồng màu xanh ? Xin mời xem bài : 052- HOA HỒNG TẶNG MUỘN
-------
-------
Không phải chiếu manh đâu, là chiếu dát vàng đấy!CCK
Trả lờiXóaHihi,tui đỏ con bên phải,xốn con bên trái ...bởi câu chuyện đời xửa này.Mà nhờ vậy gia tài kỷ niệm của bạn và cả đoàn hôm ấy dầy hơn mọi người?
Trả lờiXóaNhiều cảm xúc đan xen nhưng để giữ lại sẽ là:
Thầy PHẠM KÝ HIÊNG và Gia đình Cô HÀ THỊ YẾN
Cả giấc ngủ giữa ngàn sao nơi huyên lỵ,điều mà nhìu người ...mơ không thấy.Hen!!!COMAT
@ Cám ơn bạn 3:44 đã nhắc nhở. Quả vậy, không phải là chiếu manh, mà là chiếu dát vàng hoặc HƠN THẾ NỮA mới đúng ! Thầy BA đã nói dzậy với bạn đó !
Trả lờiXóa@ Vâng, rất cảm kích những nghĩa cử cao đẹp của Thầy PHẠM KÝ HIÊNG và gia đình Cô HÀ THỊ YẾN. Thầy Hiêng hiện vẫn ở Thành phố Bến Tre. Cô Hà Thị Yến giờ đang dạy ở trường THPT Nguyễn Thị Định gần nhà cô.
Còn khách-sạn-ngàn-sao thuở nọ là ở cầu Lương Quới, cách huyện lị #6km. Hic hic, thầy BA còn cho MF bít là, lớp Đệ Lục (lớp 7 bi giờ)đã nhiều lần đi bộ từ LQ đến Thị trấn GT để học. Vì lỡ làm mất xe đạp, mà nhà chưa mua kịp !
Ai cũng có sai phạm trong đời.
Trả lờiXóaNếu bạn may mắn, sẽ nhớ-đếm được và sửa chữa kịp.
Nếu bạn sáng suốt thì sai phạm kia sẽ được khép lại, không có cơ hội tái diễn.
Ngược lại, nếu ngoan cố và bảo thủ, hihi, coi chừng : Bạn sẽ trở thành tội phạm !
Sai lầm của người khác sẽ giúp ta rút ra bài học cho mình. Vì vậy nên chăng có lời tạ ơn cho những sai lầm ?
Và điều quan trọng nhất là kịp nhận ra và sửa được cái sai của chính mình.
Do vậy, đến với MF là để cùng dọn-tuyết cho nhau !!! DOA.
e ghet th
Trả lờiXóa@Thân chào nhà bạn 17:34,
Trả lờiXóaHihi, rất hiếm khi thấy có người đưa từ ''ghét '' vào MF, trừ khi nói về kẻ xâm lược, người giả nhân nghĩa, kẻ ti toe nổ đùng đùng,kẻ miệng cười cười mà bụng bồ dao găm,...
Vâng, trong bài này có 3 người th : MỘT, HAI và BA. Không rõ bạn ...ghét th nào ?
Hai th trước chỉ vì mún rèn luyện th cuối cùng nên bày ra thử thách thui. Hoặc có thể lúc ấy cuối đợt thi, họ bị hội chứng ''điếc đột xuất" (Mắt thứ Hai, tai-thứ-Bảy mừ !). Chứ họ không có ý gì không tốt cả. Nên chả có lí gì để ...ghét 2 th này !
Nếu có ghét thì th BA có thể là đối tượng. Vì sao lại chọn chiếc xe sẽ bị hư mà phụ trách ? Vì sao lại không mang theo thật nhiều tiền để có thể bao trọn chiếc xe nào đó về thẳng GT, khỏi phải đi = xe lô-ca-chưn 18km ? Vì sao lại không chịu ''đi tắt, ĐÓN ĐẦU'' 1 trong 2 xe kia để họ phải ngừng lại, chở thầy trò xe 3 về GT lun ? Hay th BA mún thử người dân BT/VN xem lòng tốt tồn-tại-hay-không-tồn-tại...
Hehe, nếu chọn th BA để ...ghét, là bạn đã đúng rùi đó. Chúc mừng bạn và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp khác nữa của bạn. Thân mến !
Hok viet ve cuoc doi th sao, co bao jo thay mjnh co loi doi voi ng khac chua,cuoc sog nay co j vui hok ,sao e cam thay moi ng sog vi muc dich loi dung va lua gat hok z, ngay ca ban than e cug cam thay mjnh nhu z nua, kho hieu wa ak, th co y kien j ve nhan xet tren of e hok??
Trả lờiXóa@ Chào nhà bạn 21:42,
Trả lờiXóaGraham Greene, nhà văn Anh, đã viết :”Khi tôi viết về ngôi thứ nhất, tôi phải đeo chiếc mặt nạ”.
Oscar Wilde, nhà văn Ireland, cũng cho rằng :”Kẻ can đảm nhất trong chúng ta cũng sợ cái tôi của mình”.
Vì vậy, bạn có thể dành thêm tí thì giờ, nếu bạn muốn, để gỡ dần dần những cái gì mà bạn cho là mặt nạ của cái-tôi-đáng-ghét (hay đáng-yêu !). Việc này tùy theo nhận định của chính bạn.
. Rảnh rang thì nhớ thử xem MF từ đầu đi nhé !
Riêng về cuộc sống này, vui buồn tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và tâm trạng mỗi người. Tuy nhiên sống hướng đến cái vui, cái thiện,...vẫn tốt hơn đấy chớ. Khó mà nói dài dài ở đây. Chi bằng xem MF, bạn sẽ vui nhiều hơn đó !
Thân mến !