Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

003-VÀI CHUYỆN NHỎ QUANH CHIẾC PHÀ LỚN

         @ Một thời đã xa...
         Ngày xửa ngày xưa, thời gạo ăn đong theo kí, bạn tôi kể có lần dẫn bạn của bạn tôi về vùng có hai cù lao lớn: Bảo và Minh. Là sinh viên, có phần... tiết kiệm tiền hớt tóc, nên để tóc dài phủ ót, phủ tai. Vài tháng mới về quê một lần, đâu biết rằng xứ Dừa lúc ấy trong một số cơ quan có treo gần cổng những câu đại loại như: Nơi đây không tiếp thanh niên tóc dài, ăn mặc lố lăng... Và cũng lúc ấy còn nghe đồn rằng dọc đường người ta hay đón những nam thanh niên để tóc dài -để cắt tóc, hay những người mặc quần tây ống túm- để rạch ống...Hai người bạn vừa qua bên này phà Rạch Miễu, đã phải tìm cách trốn chạy, vì thấy có những nam thanh niên tóc dài bị chận lại...

         
       Lạc nhau, bạn tôi đón xe về quê vùng biển thuộc cù lao Bảo. Còn anh bạn không rành đường, đi tuốt qua cù lao Minh, đến tối mịt mới tìm về được nhà bạn mình. Cũng nghe nói ở thời điểm ấy, nhạc sĩ NVT, người viết một ca khúc về xứ Dừa, cũng bị ...hỏi thăm sức khỏe vì mái tóc dài nghệ sĩ, không rõ có thật không?
Trên phà là những phút thư giản



Tranh thủ nghỉ ngơi lấy sức . (Phà thời nay)

     Qua thời kì Đổi mới, chuyện tóc tai, áo quần...chỉ còn là nhỏ như con thỏ. Chú ý tới bữa ăn của bà con được bi nhiêu thịt, cá, rau, đậu,...đủ dinh dưỡng chưa ; bà con đầu tư bi nhiêu cây vàng để mở ra bi nhiêu xí nghiệp sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập lậu... mới là chuyện chính. Chớ trong xu thế toàn cầu hóa, các bạn Thái, Hàn, Nhật, Tây,...sang ta làm ăn, du lịch nhiều và ngược lại cũng không kém. Thế thì ôi thôi, nào là tóc dài, tóc trọc, quần lửng, áo dài quá gối hay hở rún, hở vai, thậm chí áo ngắn không che nổi nội y ló lên trên dây thắt lưng...phổ biến, tạm gọi là ra ngõ gặp...tùm lum. Thế thì hơi sức đâu mà đi làm những chuyện ...như thời quân quản, hén bà con !

       @ Thời đã xa...
     Một ông thầy dạy bạn tôi lúc còn học trung học phổ thông, đã gọi những người nam hay đứng gần sát gốc cây nhằm giải quyết viêc xả lũ, không thể nín nhịn được, là NGƯỜI VIỆT GỐC...CÂY. Nhìn vào hình ảnh này thật không hay tí nào cho một quê hương cần xanh sạch đẹp, văn minh...để đón du khách hay nhà đầu tư. Nhưng ngẫm lại, còn vấn đề gì chưa giải quyết ở đây ? Và ...gốc cây, gốc cỏ như thế thì được, mất những gì ?
     Đó chỉ vì ta chưa có nơi thích hợp, xây dựng thành hệ thống để cho người qua đường có chỗ đi vệ sinh- các toalet. Ven đường chưa có nhiều quán, nhiều nơi để khách hàng, thậm chí chỉ người qua đường có thể giải quyết chuyện tế nhị một cách vui vẻ (*). Thôi thì để tránh chuyện bể bọng đái hay phải nín nhịn nhiều lần, ngày lại ngày có thể ...sinh ra sạn thận, ... cánh mày râu dạn dĩ, hoăc say xỉn, sẽ thành... Người Việt Gốc Cây. Ngày nay phổ biến việc che khẩu trang tránh bụi, nên có ai biết ai đâu mà ngại ! Thà-rằng-như- thế, còn hơn phải vô bệnh viện. Ai tốn tiền, ai chăm sóc ? Hehe. 

    Chuyện kể về một đám cưới rước dâu từ một tỉnh vùng đồng bằng sông nước về cao nguyên thông reo. Dọc đường sau khi đến các cây xăng hay chỗ dừng nghỉ để giải quyết các bầu tâm sự, mọi người đều nhẹ nhõm. Chỉ trừ cô dâu, có thể do bộ áo cưới lùm xùm, có thể do mắc cỡ, cũng có thể do chú rể chưa quen quan tâm chăm sóc cục cưng, nên khi về đến nhà trai thì cô dâu phải vào bệnh viện để cấp cứu. Và câu chuyện kết thúc không có hậu chút nào, ngày vui thành ngày buồn.
     Còn đây là NGƯỜI VIỆT GỐC... GÌ ? Thà- rằng- như- thế (!).
Còn phà, còn nước, còn non. Còn cô bán rượu anh còn xả lu (lũ)
    
         @ Đã xa...
     Quê hương, không hẵn ai đi xa cũng nhớ nhiều, bạn nhỉ ? Một bạn của bạn tôi ở xa quê, có thể do quá bận rộn đối phó với đời, nói rằng ít khi nhớ về quê nhà, về bạn bè dưới miệt vườn. Chỉ khi nào bước chân xuống phà, có thời gian nghỉ ngơi chừng trên dưới 30 phút, lúc ấy cuốn phim dĩ vãng mới kịp quay lại. Nào bạn thời đi học cấp một, cấp hai, cấp ba, bạn thời gian khổ đi đào kênh, đắp lộ, bạn thời đói kém chia nhau mớ rau, trái bắp...     
     Nay phà đã không còn qua lại nối hai bờ Tiền Giang- Bến Tre, không còn những phút nghỉ ngơi tìm về dĩ vãng. Thế bạn hỡi, bây giờ nhớ gì khi ngồi trên chuyến xe êm như ru qua cây cầu dây văng, mà ngày xưa muốn qua sông đã phải ...lụy phà ?

    
         @ Xa...
     Làm gì còn những phút giây ngắm mưa trên sông nước như thế này, bạn nhỉ ! Tất cả thật sự đã xa thật rồi.
Phà về Bến Tre trong mưa

(*) Xin xem chỗ đi vệ sinh -toalet, WC-có thu phí 2.000 VNĐ/lượt trong nhà dân ở bến phà Neak Loeung, Campuchia (7-2010). (Chú ý đến tấm bảng đa ngữ Khmer-Anh-Việt)
Một nơi giải quyết chuyện... tế nhị cho khách đường xa ( ở bến phà NEAK LOEUNG, CPC) 


   ---------  
    
     

7 nhận xét:

  1. Có người còn kể rằng vào thời...NGAY khổ ấy, lúc hành khách xuống xe qua phà, hành lí phải để lại trên xe. Thế thì không ít kẻ xấu đã lợi dụng việc trông giữ cẩu thả của nhà xe, đã trộm quần áo, tư trang,... của khách. Qua được bên kia sông, thì đồ đạc đã không cánh mà bay, biết hỏi ai, biết tìm đâu ! Ôi, nhà xe, ôi, kẻ trộm, biết-tin-ai-bây-giờ ?
    Bài học kinh nghiệm : Nếu có xuống xe qua phà, không được để lại những gì gọi là...của quí của mình trên xe, phải không bạn nhỉ. Hehe. Người đâu của đấy mới phải chứ !

    Trả lờiXóa
  2. Mat do: Ban von hay con giau co.
    Mat niem tin: Ban da ngheo kho nhat tran gian!

    Trả lờiXóa
  3. Nhìn hình phà trên sông thấy bùn bùn, nuối tiếc những gì đã qua. Từ khi bé tí teo cho đến lúc đi học Xì Phố, hay về quê Nội, Ngoại đều gắn bó với con sông, bến phà này...
    Không mong có nhiều Người Việt Gốc Cây, hay Gốc Cỏ gì gì...đó. Trông chướng mắt lém thay. Nhưng mà phải có giải pháp thay thế chớ !

    Trả lờiXóa
  4. PHÀ CỦA TÔI...

    Nét độc đáo của du lịch miền Tây,với tôi, là những chuyến phà.

    Tôi thường ngửa mặt hứng trọn cái lồng lộng của gió trên mặt sông ngầu đục phù sa. Chút trong lành, man mác;chút tanh tao,gờn gợn của đủ loại mùi hòa lẫn nhau từ sàn phà bốc lên...

    Để tôi luôn bật cười với ý nghĩ:tôi đang ở nơi giao hòa của trời và đất ; của mơ và thực...
    Tôi đã có thể xếp lại những tất bật của đời thường trong hơn 20 phút để thật sự là mình.Một cảm giác rất đỗi thú vị!

    Nhưng giờ thì xa,vâng,đã xa!
    Xa cái gió không thể tìm lại!
    Xa những dịp xếp hàng nối đuôi nhau,cuống quýt!
    Xa phút trầm lắng-yên bình ngắn ngủi giữa lênh đênh sông nước,mà vẫn kịp tìm về với những nhớ thương...

    Phà ơi!!!

    Trả lờiXóa
  5. Chiếc cầu dây văng đã thay cho những chuyến phà,để Bến Tre hóa thân một thành phố trẻ, trong diện mạo và sắc vóc.

    Chiếc cầu với ưu thế địa lý đã tạo nên đường chân trời vành vạnh,không phiên bản:bức tranh hòan hảo của thiên nhiên;một BẾN TRE không trùng lặp!

    Mong những thay thế sẽ tương ứng cả trong tâm-ý để những chuyến phà(dẫu lắm ngậm ngùi)được thở phào mãn nguyện,kết thúc một nhiệm kỳ,bắt đầu một chuyển giao khởi sắc!

    Rồi một ngày,thế hệ 9X,10X ...tự hào gõ nhịp phím về chiếc cầu...ngày ấy...quê tôi...
    Rồi một ngày...

    Trả lờiXóa
  6. Ngày xưa...
    Bên kia sông có một người ngồi ngóng trông mỗi khi tôi về muộn.
    Sau cánh cửa mở là giọng nói thân quen,giục uống nước, rửa mặt,ăn đi con rồi ngủ sớm!
    Là những câu chuyện dài về người còn kẻ mất, những đám cưới phải đi, ngày mai là giỗ Tổ, mốt của Bác Ba, tháng sau giỗ Ngoại...Về nghen con!!!
    Rồi càm ràm, rồi giận,rồi quên...

    Rồi xa...
    Mới đây thôi, vậy mà,
    Ngày-xưa không còn nữa...
    Để ngày-nay nghe hồn ngơ ngác lạ!
    Quen được sao???

    Trả lờiXóa
  7. nhà " dệ" sinh
    ôi người VN thật đau lòng

    Trả lờiXóa