@ Đang lang thang trên mạng, bỗng thằng Cà phê Sữa kêu to lên với bạn tôi để hỏi về một ý trên tờ báo điện tử này :
Tựa bài " Nước Mỹ ...." của tờ Tuần Vietnam.net số ra ngày 27-8-2010 |
Trong bài Nước Mỹ trong "mắt" truyền hình Nga có nói tới truyền hình Nga "phát sóng chương trình bằng tiếng Tây Ban Nha, Mỹ latinh và A-rập". Ý thằng nhỏ muốn hỏi vậy tiếng Mĩ latinh là thứ tiếng gì ba biết không...
Đoạn cần phải bàn vì người dịch cho rằng trên đời có thứ tiếng gọi là tiếng Mỹ latinh |
Làm sao mà có thứ tiếng đó được con. Tây Ban Nha (TBN) và Bồ Đào Nha (BĐN) là hai thứ tiếng thông dụng ở Mĩ latinh, chớ làm gì có thứ tiếng gọi là Mĩ latinh. Brazil là nước nói tiếng BĐN, các nước còn lại đa số nói tiếng TBN, đương nhiên những thuộc địa cũ của nước nào ở châu Âu thì nói thứ tiếng của nước-mẹ. Chúng thuộc ngữ hệ latinh, nên ta thường gọi các nước từ Mexico trở xuống tận cuối trời Nam Mĩ là Mĩ latinh, kể cả quốc gia ở vùng biển Caribê.
Thế sao trong đây lại nói vậy hở ba, Cà phê Sữa vẫn còn thắc mắc. Để ba xem có gì trục trặc không nào... Bạn tôi bèn tìm bài báo gốc trong tờ báo gốc của ANDREW E. KRAMER với tờ THE NEW YORK TIMES thì thấy có những dòng như sau:
.....
Đoạn nguyên văn của tờ The New York Times (Xin để ý đến 3 từ " in "ở dòng đầu tiên) |
À, thì ra có tí ti lầm lẫn đây mừ. Ý của xừ ANDREW E. KRAMER là kênh (truyền hình cáp) Nga cũng phát hình bằng tiếng TBN ở Mĩ latinh và (phát hình bằng tiếng) Á rập ở Trung Đông...Chắc chắn không có ý gì là tiếng Mĩ latinh cả, nghe không Cà phê Sữa, con ui.
Tội nghiệp con tui, tí tuổi đầu mà phải chống chọi với hầm-bà-lằng rác thải...Mà khổ thay, nó nằm chà-bá tới hai nơi trong bài báo nói trên. Thêm một chú thích ảnh lặp lại "tiếng Mỹ latinh" đã nêu:
Đây là ảnh gốc, kèm chú thích của The NYTimes :
@ Bạn thân mến của tôi ui, bạn nghĩ gì về chuyện liên quan nhau giữa các môn học ở trường phổ thông ? Có những người bạn cùng học mà tới bi giờ vẫn không thể quên được : người giỏi Văn và các môn xã hội, người vượt trội ở Toán (lun đạt điểm 10) và các môn tự nhiên khác, đồng thời không kém cạnh ai ở Sử, Địa, Ngoại ngữ,...Hichic, bạn có đồng ý là môn này giúp ích không nhỏ cho môn kia sau thời gian rời khỏi mái trường không ?
@ Phụ chú: Mĩ latinh là vùng này nè, chịu khó vô Google gõ vài từ là ra ngay thôi (có phần các thứ tiếng thông dụng ở đây nữa), thằng Cà phê Sữa nhà bạn tôi nó làm cũng được đó, kể cả con em gái nó là Sữa-Cà phê. Tạm thời ta tin thằng WIKI một tí đi há.
Bản đồ Mĩ latinh |
Văn bản gốc chữ rành rành là "Spanish in Latin America" vậy mà lại dịch sai. Không hiểu ban quản lý trang web có kiểm duyệt trước khi đăng hay không.
Trả lờiXóaĐẦY VÀ RỖNG
Trả lờiXóaKhông có cái gì toàn bích cả, và tôi thường bước qua những thất vọng nhờ vào quan diểm ấy.
Vấn đề ở đây là lô hỏng kiến thức.Và giải pháp tối ưu đã được áp dụng:tìm đến Wikipedia với một cú nhấp chuột.
Rõ ràng bạn đâu hề bị "diệt" bởi kiểu "dịch" ấy một khi đã thật-sự-quan-tâm.
Rõ ràng lô hỏng trong đầu là thứ dễ dàng khắc phục.
Lan man tôi tự hỏi: Hỗ trợ thiết thực nào để bù đắp lô hỏng một trái tim?
Một cái đầu đầy ắp.
Một trái tim đầy ắp.
Căn bệnh nào nan giải hơn???
Khoa học bất lực vì những phức tạp từ tim và nhận ra:
Trả lờiXóaPhải vá tim bằng tim!
Tim đầy ắp là tim không có tuổi,cũng vì thế mà nan giải,
Vô cùng!!!
Người ta không bỗng dưng sắp xếp một chương trình giảng day xuyên suốt một phần ba cuộc đời mỗi người.Và hạnh phúc hơn nữa khi bạn gìn giữ được một tình bạn bền bỉ tuyệt vời chính từ ngôi trường dấu yêu xưa.
Trả lờiXóaNgười nhận đủ cả hai điều trên là người may mắn!
Bạn không cứ phải xuất sắc trong học tập mới nên người có ích.Vì lẽ có rất nhiều hoàn cảnh,nhiều lý do ...để không ai giống ai nhưng nếu có một quyết tâm tự hoàn thiện mình,vượt qua và tự chiến thắng bản thân...bạn sẽ thấy hạnh phúc trong tầm tay mình!
Một trái tim chân thành sẽ luôn tìm được lời đáp tương xứng,tôi tin như vậy từ chính những trãi nghiệm của bản thân.
Nếu chưa thử,mời bạn hãy cùng tôi,ta bắt đầu nhé!!!