Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

053- CÂY BÚT ĐẦU TIÊN

---------
          Một trong vài thói quen khó bỏ của bé Sữa Cà phê khi ngồi nơi bàn học và phải suy nghĩ nhiều, hay những khi mơ màng là cắn bút. Lúc tập đồ những mẫu tự đầu tiên, cây bút chì đã bị bé Sữa nhăn nhăn trông thảm hại làm sao ! Từ những mơ mộng ấy, có lần bé hỏi bố, sao lại có mấy mẫu tự ở đầu cây bút, chỗ con thường hay cắn ? 

H1 :Một kiểu cắm bút chì

H2 : HB là muốn nói gì vậy bố ?


         @Sao có ghi 2 mẫu tự HB trên cây bút chì ? 
        Đầu thế kỉ 20, châu Âu dùng mẫu tự H ( chỉ độ cứng : Hardness/ Hard) đến mẫu tự B ( chỉ màu đen : Blackness/Black). Viết chì tiêu chuẩn là HB.

H3 : B càng nhiều càng mềm, H càng nhiều càng cứng. (wiki)


H4 : Cứng nhất (9H) đến mềm nhất (9B)

        Các tiệm bán văn phòng phẩm Việt Nam thường hay bán những cây bút chì loại HB, 2B và 5B, 6B. Thế là cây HB cứng hơn cây 2B phải không bố ? Quá đúng rồi con gái ạ ! Và cây bút chì 6B sẽ mềm hơn cây 2B. 
         Thuở thật xa xưa trước 1975 khi thi tú tài kiểu trắc nghiệmhồi đó không có 2 từ khách quan - với 3 môn Sử-Địa-GDCD ; rùi sau với tất cả môn thi, thường được khuyên dùng loại viết chì 2B của nhãn Gilbert để tô đen câu đúng nhất.  (Hihi, chỉ Trời mới bít có lợi ích nhóm gì ở đây không nữa !). Vì được chấm bằng máy của hãng IBM, nên những người đậu tú tài với tất cả các môn thi -kể cả Văn, Toán,...- theo kiểu trắc nghiệm này, được gọi tú tài IBM. Một trong những cái hay của kiểu thi này chính là loại hẳn những yếu tố chủ quan của  người chấm. (Hihi, những ai tiêu cực không mần ăn được gì ráo, nên GHÉT kiểu thi này chăng !).

          @Các công đoạn sản xuất bút chì
        Bố đưa cho bé Sữa xem một tấm hình lấy từ mạng như dưới đây : 

H5 : Dường như có con số nào không đúng thì phải. Bạn có đồng ý không ?


          Qua hình vẽ trên, có 12 công đoạn để làm ra cây bút chì :
1.Ươm cây giống.
2.Cây con sau 4 tháng cao 25cm được đem trồng trong các khu rừng.
3.Cây phát triển giúp làm trong sạch môi trường.
4.Sau 3 năm cây cao 4m, được tỉa bớt, chọn lọc để đảm bảo chất lượng gỗ tốt.
5.Cây thành thục khi đạt 14 năm tuổi, thân gỗ nào lớn hơn 14 cm dùng sản xuất bút chì. Cây nhỏ hơn dùng để sản xuất điện...
6.Gỗ xẻ thành những thanh mỏng, được xử lí cho khô và mềm hơn, để bút chì sau này dễ chuốt nhọn.
H6 :Nhìn cận cảnh vài công đoạn làm bút chì

7.Sau 60 ngày, các thanh gỗ mỏng được dùng để sản xuất bút chì.
8.Khoét rãnh trên các thanh gỗ để chứa lõi than chì. Đưa vào rãnh loại keo đặc biệt. Thêm lõi than chì đen hay màu vào.
9.Một thanh gỗ mỏng khác đã khoét rãnh được đặt trên thanh gỗ có than chì để làm thành một kiểu "bánh sandwich". Chúng được làm nóng và ép cả 2 thanh lại thành một. Quá trình này giúp cây bút khó gãy.
10.Cắt chúng ra thành từng cây bút chì.
11.Bút được sơn, đánh bóng, chuốt nhọn, đóng dấu nhãn hiệu, đóng gói thành ra cây bút chì mà ta đã và đang dùng.
12.Sau khi hoàn thành quá trình sản xuất bút chì, tất cả các phần của cây đã được sử dụng : 
+Chất thải của rừng trồng : dùng bón phân cho đất, chạy máy điện và sản xuất mùn cưa.
+Chất thải công nghiệp : mùn cưa sử dụng trong các trang trại nuôi gà, thành phân bón ; sản xuất than bánh và ván ép. 


         @Sáng tạo các loại bút chì khác 
         Với thời gian, nhiều loại bút chì khác với loại truyền thống đã được sản xuất :
 -Bút chì không có vỏ gỗ : không cần phải chuốt, chỉ việc kéo ngược sợi dây và tháo dần giấy bọc  để sử dụng (loại bút chì mỡ hình dưới)

H7 : Từ trái qua phải : 2 bút chì không vỏ gỗ, 2 bút bằng than gỗ và 2 bút chì mỡ vỏ giấy
 -Bút chì mỡ : có thể viết trên nhiều loại bề mặt ( thủy tinh, nhựa, kim loại và các tấm ảnh). Vỏ ngoài có thể là giấy hay gỗ.
-Bút chì của thợ mộc : không thể lăn tròn được và chì thuộc loại chắc để kẻ lên gỗ. 

H8 : Bút chì dành riêng cho thợ mộc.
 -Bút chì không cần chuốt : có nhiều đầu nhọn để trong thân bút, lấy ra thay thế dần cho những đầu bút đã cùn, nhưng cứng, lợt.

H 9 : Bút chì không chuốt

-Bút chì vỏ nhựa : được phát minh vào đầu những năm 1970 với hình dạng lạ mắt.
H 10 : Bút chì vỏ nhựa 

         @ Bố nói tới đây, mắt của bé Sữa lại càng lim dim, mơ màng hơn nữa. Thì ra vừa nghe, Sữa nhà ta vừa ngủ gục  hồi nào mà bố không hay, miệng vẫn còn ngậm đầu bút. Thế thì những chuyện khác nữa về bút chì xin tạm gác lại vậy...Hic hic.


-------
Nguồn : bài và ảnh : 
H1: pollsb.com -- H2-H3-H7-H10 : wikipedia.org   -- H4:zindy-zone.dk-- H5: inouting.com-- H6 : pencilpages.com-- H8 : pencilrevolution.com --

-------

16 nhận xét:

  1. Tội nghiệp cây bút,tội nghiệp hàm răng...Và không biết những dòng suy nghĩ có vì thế mà...loang lỗ?

    Trả lờiXóa
  2. Cây bút đầu tiên tôi không sao giữ được nhưng ấn tượng về nó thì còn. Tôi nhớ khi ấy đã rất dỗi tự hào với suy nghĩ trẻ con rằng chỉ cần khua khoắng là tôi sẽ có những quả trứng,củ khoai,con cá và trái chuối...Không sai!
    Tôi hân hoan mang quà đó tặng cả nhà,ai cũng khen nên nhớ...dai nhách!

    Trả lờiXóa
  3. Tui thích vẽ nên bút chì cũng là loại bút tui thường xuyên có bên mình.Nhưng kiến thức về cây bút chì giờ mới biết,nên xem ra phải cảm ơn cái thói quen cắn bút và những câu hỏi của Bé Sữa.Cảm ơn cả Ông Bố rất yêu con của Bé nữa!Sẽ tìm cây 6B vì độ mềm của nó!

    Trả lờiXóa
  4. @ Hihi, bé Sữa còn vài thói quen...kinh dị nữa ngoài chuyện cắn bút : Khi ăn cơm 1 mình thường lấy vài hột cơm vò vò bằng 2 ngón tay giữa và trỏ. Rất lấy làm thích chí.
    Hoặc khi mẹ ru ngủ cũng lấy 2 ngón tay ấy xoa xoa vào 1 trong mấy góc của cái gối. Thiếu điều này là khó mà KHÒ được...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi hờn Sữa sẽ phụng phịu rồi...làu bàu một mình.
      Cái mũi hếch khi xưa giò duyên hơn rất nhiều và nếu trí nhớ không tồi thì cái nốt ruồi xưa giờ còn không?CCK

      Xóa
  5. Có một người thường xuyên cung cấp bút chì cho tôi mỗi khi nó mòn vẹt đi,kịp lúc.Nhưng tôi không may mắn giữ được lâu nên giờ xa ngái...
    Giờ tôi phải tự mua,những cây bút đúng ý hơn và hồn phách chúng cũng khác đi nhiều lắm cây bút xưa!

    Trả lờiXóa
  6. Cafe ơi,cây bút chì đầu tiên mình sử dụng có ký hiệu là 7b đó bạn à vì nó có độ mềm vứa phải,nét đậm nên thích hợp đề viết tiếng Hán, mình đã sử dụng nó hầu hết ở thời gian mình ở tiểu học.Bút lông là cây bút thứ hai mình sử dụng,đến năm học lớp tư mình mới làm quen với bút lá tre và nhờ sử dụng bút lá tre mà mình có được nét chử "lên thanh xuống đậm"và tạm gọi là "đẹp"{hi hi hi!) như ngày nay.Nếu có thể nhà cafe nên có một bài viết về bút lá tre để giới thiệu với các bạn trẻ về một loại bút đã "mất tích" trong hành trang của học ngày nay !

    Trả lờiXóa
  7. Còn bút chì kẻ mắt thì sao?
    Cả câu chuyện lãng mạn về lời hứa suốt đời này sẽ vẽ mày cho mỗi Triệu Minh của Trương Vô Kỵ nữa...

    Trả lờiXóa
  8. @ Nhà em đã từng xài bút lá tre, lá "rông", kể cả lá gì mà có cái bụng chứa mực nữa. Thế nên lúc ấy tay, chân, áo, quần hay bị vấy mực. Nhưng tiếc thay, chúng chưa phải là ...đầu tiên. Hihi, nói nhỏ mà nghe, chắc là cái gì ĐT sẽ mang dấu ấn đậm hơn chứ nhỉ ?
    Nếu có dịp sẽ có " Cây bút...thứ hai, thứ ba," phải không nhà bác GT ?

    @ Bút chì kẻ mắt : Hic hic. Cũng mong muốn thêm vào chút lãng mạn cho bài, mà tài hèn sức mọn, không có được kinh nghiệm thực tế của chàng Trương.
    Kế đến là tìm hoài tài liệu mà chưa thấy sự liên hệ bà con giữa 2 loại PENCIL này với nhau, dù là pencil với eyebrow pencil. Chưa thấy chỗ nào nói lên cách sản xuất bút chì kẻ mắt...
    Và nếu có, e lại không bà con gì với bút chì làm bằng than chì(!). Nếu ta dùng loại mềm nhất là 9B để kẻ mắt, chắc chẳng bao lâu phải đi phun hay xâm gì gì đó thui. Vì bọn lông mày rụng rơi đã ...làm chết cá ao anh hết trọi trơn rùi. Huhu.

    Đành gạt bỏ ý lãng mạn ra khỏi bài viết vậy...

    Trả lờiXóa
  9. ^^ bai nay cho minh biet duoc cac loai but chi! day hok biet luc xua_khi chua co but chi! nguoi ta xai bang cach dung long con chim, cham muc ma viet, vay thu but do co phan loai gi hok day hen?! hjhj, man phep duoc hoi!!!

    Trả lờiXóa
  10. @ Người ta dùng nhiều thứ để viết. Có thể là đá, phấn, đất sét, xương động vật,lau sậy, lông chim, tre, kim loại,...tùm lum tà la thứ.
    Tạm thời xin hãy tham khảo ở đây :
    1-http://bacgiang.edu.vn/service/print.aspx?iid=4295&lang=vn. Hoặc :
    2-http://www.fahasasg.com.vn/c18m1/booksfree/sach_cuocsong1.pdf. Hay :
    3-http://en.wikipedia.org/wiki/Pen
    Mong bạn tạm vừa lòng, có gì sẽ trao đổi tiếp. Chờ các phản hồi khác nữa nhé. Thân mến.

    Trả lờiXóa
  11. Trời đất,có cái trang trình chiếu cực kỳ vậy mà giờ mới thấy.Tuyệt quá cỡ thợ mộc luôn hen.Thú vị nhất là cái cảnh hiển hiện hai mặt trời,cả cánh tay gầy giơ xương mà hiên ngang ôm lấy mặt trời...
    Nhưng dường như là độc quyền của Trời.
    Thế còn Trăng???
    Thế là tham???

    Trả lờiXóa
  12. cây bút chì không vỏ gỗ mua ở đâu vậy mọi ngùơi???????????????

    Trả lờiXóa
  13. @ Nhà Bác ẩn danh 14:47, 19-5-2011:
    -Bấm chuột trái vài lần cho hình lớn lên, quan sát kĩ hay vào trang : http://en.wikipedia.org/wiki/File:Speciality_artists_pencils_051907.jpg
    phóng hình to nhất để dễ nhìn ấy mừ. Xong nhớ kiểu dáng, có lẽ sẽ tìm thấy ở các TP lớn như Xì Phố,... (Loại không vỏ gỗ bên phải nhà em có xài. Hai loại kia chưa rớ tới bao giờ).
    Thân mến.

    Trả lờiXóa
  14. Cứ gì phải có nội dung của cây chì kẻ mắt mới lãng mạn được.Người ta dùng cây chì yêu thích để ký hoạ,phác thào,truyền thần...những gì ở trong...ruột.Khi ấy cây bút chì không cần là hảo hạng vì điều hảo hạng bậc nhất sẽ tự tìm lối ra trên bất kể ngọn bút nào,dẫu chì 1B hay tận cùng 9H...CCK

    Trả lờiXóa
  15. Thói quen lưu giữ rất sâu những ký ức về những cái đầu tiên trong đời đôi khi cũng là bất công ...
    Đôi khi hoá bạn thành lão bà bà!!!

    Trả lờiXóa