Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

110- THÁI LAN : ĐẾN THÀNH PHỐ BIỂN PATTAYA



Trên đảo san hô Koh Larn thuộc Pattaya.
-------

       @Nhịp nhàng, ăn ý đến không ngờ
       Vừa ra khỏi phi trường Suvarnabhumi ở Bangkok trước khi lên xe đi tiếp đến Pattaya, bạn sẽ được choàng vòng hoa (4 bông Vạn thọ thui) và mời đứng kế bên một kiều nữ Thái để chụp ảnh. Khoảng vài ngày sau, có người sẽ đến xe chở bạn/khách sạn bạn ở để cho xem ảnh đã in ra. Đồng ý nhận ảnh thì trả tiền, giá phải chăng. Không lấy ảnh thì thôi, chả sao ! Nhưng qua đến xứ người, ít ai chịu để hình ảnh... đẹp đẽ của mình ở lại , phải không bạn ! 
       



       Khi lên xe tham quan một địa điểm nào mới, đội ngũ nhiếp ảnh chuyên nghiệp đều bấm cho du khách một/hai kiểu, rất nhẹ nhàng, lịch sự, không hề chèo kéo, nài ép. Sau khi tham quan  trở ra, thấy ảnh của mình được in trên đĩa tròn/ hay đĩa oval, trên  khung giấy, trên huy hiệu để có thể đeo lên áo,... Bạn có đành lòng để hình ảnh mình lưu vong trên xứ lạ quê  người không nào ? 
       Như thế tạm gọi là bạn Thái làm du lịch quá chuyên nghiệp được chứ ? Khai thác mọi điều có thể để khách xài tiền mà chẳng phàn nàn chi là hay lém rùi





       @Phương tiện giao thông : đi lại, làm ăn,...
       - Xe hai bánh : Chạy đầy đường là xe gắn máy hiệu Nhật, tương tự mẫu mã như ở Việt Nam. Tuy nhiên, thường thấy người ngồi sau không đội nón bảo hiểm.


Có thêm cái giỏ phía trước xe tay ga, xe lưu thông lề trái, 
thiếu nón bảo hiểm : khác với VN rùi ! (Ảnh lên màu xanh vì chụp qua kính xe)
       -Xe ba bánh : Chiếc xe gắn máy gốc Nhật kèm theo thùng kéo như mô tô thuyền là phương tiện sinh sống của một bộ phận thị dân Thái. Họ có thể đi lại thoải mái : hoặc để bán thức ăn, thức uống đường phố ; hoặc là phương tiện đi lại bình dân.
        Loại taxi 3 bánh tuk tuk mới thấy nhiều tại Thủ đô Bangkok.
 Bên chiếc xe 3 bánh, người phụ nữ choàng tạp-dề chuẩn bị
 bày hàng bán thức uống trên đường dẫn ra phố biển Pattaya. 
Thành phố biển nhiệt đới nên thức uống có mặt khắp nơi.

Xe tự chế không biển số, với người ngồi sau không đội nón bảo hiểm  !

Xe 3 bánh chở hàng hóa trên đường phố Pattaya.
Một chiếc xế nổ 3 bánh bán hàng rong lưu thông trên đường phố hiện đại Thái.  

       -Xe bốn bánh : Không kể nhóm xe du lịch thì phương tiện vận chuyển công cộng là những chiếc xế nổ 4 bánh rộng rãi chạy trên đường phố Pattaya.
       
Xe chở khách công cộng ở Pattaya. Phía bên phải ảnh là bãi biển,
 trông giống như đường Trần Phú ở Nha Trang
Phía bãi biển nhìn về phố chợ . Đây là 2 chiếc pickup,
 loại có thùng tiện dụng ở Thái
       Loại xế nổ 4 bánh chạy đầy đường ở Pattaya nói riêng, và ngược lên Bangkok nói chung gọi là pickup -xe có thùng- thì phải ! Tiện lợi vô cùng vì có thể chở hàng hóa, chở người đi đến các trang trại, hay đến nơi lao động. Đương nhiên chưa sang như số ít đại gia Việt, nhưng sử dụng được nhiều mục đích thiết thực hơn, bình dân hơn mà số lượng xe cũng nhiều hơn !
Bạn thử nhìn xem bao nhiêu chiếc pickup trong ảnh này ?
Thoải mái, ung dung như chơi trong sân nhà trên xe thùng bình dân !
       @Đảo san hô ở Vịnh Thái Lan
       Trên đường ra đảo san hô Koh Larn có ghé qua chiếc tàu tạm gọi là tàu-sân-bay-dù-lượn, để ai muốn chơi trò cảm giác mạnh sẽ bay trên biển với dù lượn do ca nô kéo. Dĩ nhiên là có dân chuyên nghiệp bay kèm ! Chỉ dõi mắt trông theo thôi mà cũng hơi bị ngộp rùi !
Bên trong một con tàu- sân-bay cho người lượn dù trên biển
Trò chơi cho người tim khỏe : ca nô kéo dù lượn trên biển.
Bạn có thấy chữ PATTAYA ở hậu cảnh không ?  
Nếu không còn ai lượn dù thì ta cùng ra đảo san hô !
       @Và đây, đảo san hô
     Ca nô chạy vừa đủ nhanh để nước văng tung tóe lên áo phao những người ngồi phía sau hay bên hông. Khách nào bị chứng say sóng thì nên ở lại Pattaya dạo phố, không nên đi cùng đoàn nhé!

Đổ bộ lên bãi cát trắng Koh Larn 

Đồ lưu niệm bày biện trông cũng bắt mắt .
Khách đến từ nhiều nơi : Tây, Ta, Tàu, Hàn,...
Nghệ nhân tô điểm hàng lưu niệm

Hàng rong trên xe gắn máy 
 Chữ Việt trên đất Thái : nơi "Tắm nước ngọt" cho du khách
(Việt) sau khi vẫy vùng trong Vịnh Thái Lan.

Dân Thái sùng đạo Phật.

Hải sản tươi sống bày bán như ở Mũi Né, Phan Thiết vậy !
    
   Còn rất nhiều hình ảnh sống động về Pattaya và đảo san hô Koh Larn, e hình nhiều quá sẽ nặng nề. Hẹn gặp lại sau để tiếp tục nói về Thái Lan và du lịch, bạn nhé !
       @Món dọn thêm
       Riêng gởi đến các cơ sở thủ công mĩ nghệ xứ Ta để so sánh hàng kỉ niệm của bạn. Bày bán tại chợ đảo Koh Larn. Không mua nên không hỏi giá, hic ! Nhưng có lẽ sẽ vừa khoản tiền chi cho mua đồ lưu niệm của bạn đó, vì giá sinh hoạt không cách biệt với ta nhiều lắm đâu !


Nào các loại móc khóa, "ghế" để điện thoại,...đơn giản nhưng dễ thương !
Còn đây, trái cây trong bao bì cẩn thận. 
      

---------

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

109- ĐÔNG NAM Á : PHỔ BIẾN TỤC ĂN TRẦU ?

-------

       Vùng Đông Nam Á (ĐNA) hiện nay có 11 quốc gia. Trong đó 10 nước là thành viên của Hiệp hội các quốc gia ĐNA (vì Đông Timor chưa phải là thành viên chính thức). 
       Người ta hay nhắc đến một số điểm tương đồng về phong tục, tập quán của các nước này, như : ăn trầu, xăm mình, căng tai, thả diều, đá gà, kéo co,... 
       Ở đây, chúng ta lướt qua về tục ăn trầu ở một số quốc gia trong vùng. Vâng, chỉ nhìn riêng chuyện nhai trầu thui nhé !
  
Trầu bày bán tại chợ ở Mandalay, Myanmar. (wikipedia.org)
       @ Trầu đã được trồng nhiều ở Nam và ĐNA:
           Lá trầu được biết đến như Paan trong Assam / tiếng Urdu / Tiếng Hin-ddi / Oriya / Bengali , và Tambula và Nagavalli trong tiếng Phạn . Một số trong những tên tuổi trong khu vực, trong đó nó được tiêu thụ là: Vetrilai ( Tamil ), Tamalapaku ( Telugu ), Vidyache pan ( Marathi ),veeleyada daun sirih samat ( Kapampangan ), Mã Lai ), daun sirih / suruh ( tiếng Bahasa In-đô-nê-xia ), Papulu ( Chamorro ), Ikmo (Philippines ), Pu (ພູ) ở Lào , và Trầu ( Việt Nam ) .       (wikipedia.org) 
   
Khu vực có màu xanh : nơi phổ biến phong tục ăn trầu  ! (wikipedia.org)
       Có tài liệu cho rằng ít nhất 10% số dân trên thế giới ăn trầu (đúng hơn là nhai trầu). Và rằng hàng ngàn năm nay ở Indonesia đã biết sử dụng trầu. Trầu cau được trồng từ Đông châu Phi cho đến tận các đảo ở Thái Bình Dương, được bày bán trên phố chợ ở các thành phố châu Á. 
       Lần lượt sau đây là hình ảnh liên quan đến chuyện sử dụng trầu cau ở một số quốc gia ĐNA.
        
-Lào : Phong tục ăn trầu phổ biến như các hình ảnh trầu cau được bày bán ở sạp hàng, hay được thể hiện trên tem thư để giới thiệu với nhiều người.
Tem Lào liên quan đến tục ăn trầu 
Lào : Bạn thấy buồng cau ở phía trên- bên trái, bó trầu dưới thấp-bên phải không nào ? (www.shaman-australis.com)
Người dân vùng núi của Lào đang nhai trầu (2 em bé và 1 người lớn) (mariusztravel.com)
    
-Campuchia : Trầu cau gắn liền với chuyện cưới xin ở nước láng giềng với cách đơm rất đẹp, như là ngọn tháp quen thuộc ở xứ  Chùa Tháp ! Bạn có thể xem thêm ảnh và video về lễ cưới tại CPC theo đường dẫn này.

       


Trầu ở phía trước cô gái trong đám cưới ở CPC, (trích video)
(http://www.squidoo.com)
-Thái Lan :
       Trầu cau bán tại Chợ Đêm Pattaya bày trên sạp bình thường như mấy món hàng khác : mía, nhang, nước giải khát,... Ở Bangkok cũng bán trầu cau chứa trong túi nylon như Pattaya. Riêng cau khô có dán mã vạch, chắc hẵn đã có mặt tại các siêu thị rùi !


Một phụ nữ Thái ngồi ngoáy trầu. Hình ảnh gợi lại một thuở nào ở VN. Nhớ bà Nội quá thui !..
(journal.goingslowly.com)  
Trầu cau tại Chợ Đêm Pattaya, Thái Lan (MF)
Mời bạn nhìn gần hơn. Có gì khác với trầu cau bán tại VN ?  (MF)
Đầu óc thương mại nhạy bén đấy chứ ! Cau khô vô hộp, sản phẩm của Thái
(culturesheet.org)


-Myanmar :
Sạp chợ bày bán trầu cau. (www.shaman-australis.com)



Một cụ ông Myanmar đang nhai trầu  (wikipedia.com)
-Philippines:
       Khắp Philippines từ vùng núi phía Bắc đến cộng đồng theo đạo Hồi ở phía Nam phổ biến việc nhai trầu. Người dân vùng núi tin rằng nhai trầu đỡ đói và giảm bớt mệt nhọc khi đi lao động trên ruộng nương.
       Ngoài ra ở xứ này còn nêu ra nhiều công dụng khác của cau, bạn có thể tham khảo ở đây.
Khay trầu ở Philippnes, có luôn cau, vôi, thuốc. (www.lasieexotique.com)
-Indonesia, Malaysia cũng đều sử dụng trầu cau như các nước láng giềng.


-Việt Nam :
       Chuyện kể xa xưa từ thời vua Hùng : Có hai anh em sinh đôi giống nhau quá nên người vợ lầm lẫn và cả ba người rốt cuộc khi chết đi, hóa thành vôi, cau, trầu là một minh chứng cho phong tục ăn trầu ở Việt Nam được chứ bạn nhỉ ! Và còn rất nhiều thứ đã đi vào văn, thơ, nhạc liên quan đến tục ăn trầu...
       Hiện nay dường như ở Việt Nam càng ngày càng ít phổ biến việc nhai trầu, tuy trong lễ cưới vẫn có mâm trầu, cau. Thế hệ bít têm trầu, ăn trầu,...đã dần lui vào dĩ vãng. Những người lớn xem nhai trầu là chuyện bình thường ở...huyện như bà Nội/Ngoại, thì đã... đi về nơi xa từ thế kỉ trước mất rồi. Thế hệ kế tiếp gần nhà MF có một dì ăn trầu, nhưng đã mất vì ung thư chân răng, không đoán được nguyên nhân có liên quan gì với nhai trầu không nữa ! Và thế hệ U60, U50, U40 bây giờ đốt đuốc đi tìm cũng chưa gặp ai ăn trầu nữa. Chắc là bị mấy cái quảng cáo kem đánh răng đẩy lui rùi chớ gì ?  Bạn có để ý không ?


VN : Trầu, vôi hòa quyện ! (journal.goingslowly.com)

       Tạm dừng chuyện trầu cau của các nước ĐNA ở đây vậy. Còn những phong tục tập quán khác : xăm mình, căng tai, thả diều, đá gà, kéo co,...(1) có lẽ không chỉ có ở ĐNA, mà phổ biến rộng rãi khắp các vùng khác trên thế giới chăng ?

-------
(1). Xem trong " Tìm hiểu NỀN VĂN MINH ĐÔNG NAM Á", ĐINH TRUNG KIÊN, NXB GD, HN 2007, từ trang 70.
-Ăn trầu ở ĐNA :
 +http://rooneyarchive.net
+ http://www.mountainroseherbs.com
+Và những trang có dẫn hình ảnh.
-Nghe bài nhạc Trầu cau-NS Phan Huỳnh Điểu viết -Khắc Dũng, Bảo Yến hát tại đây
-Xem Sự tích Trầu cau theo đường dẫn này. (Giống như liên kết nơi từ " văn " ở đoạn đầu nói về Việt Nam).
---------

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

108- BÃO VÀ CƠN BÃO ĐẦU TIÊN năm 2012

-------
       Việt Nam nằm trong vùng thường xuyên sống chung với thiên tai: bão, lũ lụt,...Mùa bão ở Việt Nam theo lí thuyết, bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12 và di chuyển từ miền Bắc xuống miền Nam.
      Cơn bão đầu tiên của mùa bão năm 2012 đến Việt Nam tên Pakhar, theo tiếng Lào, có nghĩa một loài cá nước ngọt ở hạ lưu sông Mê Kông (chưa rõ tên tiếng Việt là gì !). Đây là chuyện bất thường vì mới cuối tháng 3 đầu tháng 4 còn rất sớm, chưa đến hẹn mà bão...lại lên ! Mà bắt đầu ở trong Nam trước nữa cơ chứ !
Bão Pakhar, ''con cá nước ngọt'' của Lào ghi dấu ấn tại Bình Dương vào 01-4-2012
(docbao24h.vn)


Cây trốc gốc tại Bình Dương do Pakhar gây ra (docbao24h.vn)


       @Nguyên nhân hình thành bão
       Để hình thành thành một cơn bão, phải hội đủ các điều kiện:
       -Nhiệt độ nước biển phải cao trên 27 độ C, làm nước bốc hơi nhiều tạo nên vùng áp thấp, để thu hút năng lượng từ các khu vực áp cao chung quanh.
       -Phải có sự gặp nhau của 2 khối không khí có nhiệt độ chênh lệch nhiều (tạo độ xoáy hình thành xoáy thuận).
       -Phải có lực Coriolis đủ mạnh để tạo thành xoáy, nên bão chỉ hình thành ở những vùng từ vĩ độ 5-8 trở lên đến vĩ độ 15 Bắc và Nam. Gần Xích đạo lực Coriolis quá yếu, nên các tỉnh phía Nam ít gặp bão như các tỉnh phía Bắc. (He he, năm nay quả là bất thường với cơn bão Pakhar, nhưng vì xuất hiện trên Biển Đông, thời gian hình thành ngắn nên đã biến thành áp thấp nhiệt đới từ chiều 01-4-2012 sau khi đổ bộ vào đất liền! )
       -Tốc độ gió phải từ 63-118 km/giờ. Nếu yếu hơn được gọi là áp thấp nhiệt đới.

       @Tại sao bão suy yếu ?
       Khi vào sâu trong đất liền xa dần Xích đạo bão thiếu năng lượng từ vùng nước ấm cung cấp. Lại bị vật cản như cây cối, nhà cửa,...làm giảm tốc độ gió thổi.
       Ngoài ra cơn bão nhiệt đới sẽ có tốc độ chậm lại khi đi qua vùng biển lạnh. 

       @Những vùng thường xuyên có bão

       -Vì nhiệt độ nước biển phải cao, nên thường thấy bão chỉ hoạt động mạnh từ 10 đến 30 độ vĩ Bắc và Nam -vùng màu vàng- như bản đồ dưới đây đã chỉ : 
       Tất cả đều là bão và ở mỗi vùng được gọi khác nhau :
    -Tây Thái Bình Dương (TBD) và Biển Đông : Typhoon (Đại Phong).
       -Ấn Độ Dương : Cyclone. 
       -Đại Tây Dương và bờ Đông TBD : gọi Hurricane.
       -Tây Bắc Australia : Willy- willy.
       -Philippines : Baguio.

       @Bão được đặt tên như thế nào ?
       Như con người, bão được đặt tên để dễ dàng phân biệt, trong dự báo, theo dõi đường đi cho công tác khí tượng, phòng tránh cứu hộ.
      -Đầu những năm 1900, một nhà khí tượng người Australia đã đặt tên bão theo tên những chính trị gia mà ông không ưa.
       -Từ 1953 các cơn bão được đặt theo tên phụ nữ do Cục Thời tiết Hoa Kì và Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization) như : Agnes, Bess, Carmen, ...
       -Do bị giới nữ phản đối nên năm 1979 tên đàn ông và phụ nữ được dùng để gọi tên bão, bắt đầu bằng những chữ cái theo thứ tự A,B,C... (trừ Q, U, X, Y và Z) : Andy, Brenda, Cecil, ...
       WMO dùng 6 danh sách lần lượt thay phiên nhau trong vòng 6 năm. Nếu cơn bão nào tàn phá, gây thiệt hại khủng khiếp sẽ không dùng tên đó nữa và chọn tên khác thay thế.

      @Tên bão ở Biển Đông và Tây TBD
     Các quốc gia có liên quan trong vùng đặt tên bão và được sử dung lần lượt theo thứ tự nhất định. Chúng có nhiều ý nghĩa như : tên hoa, động vật, núi, sông,...
       Trong năm 2012, lần lượt được đặt tên theo thứ tự xuất hiện, như bão số 1 : Pakhar, số 2 : Sanvu (San hô), số 3 : Mawar (Hoa hồng),...

Tên bão được dùng từ 2005 – 2012

20052006200720082009201020112012
KulapChanchuKong-reyNeoguriKujiraOmaisAerePakhar
RokeJelawatYutuRammasunChan-homConsonSongdaSanvu
SoncaEwiniarTorajiMatmoLinfaChanthuSarikaMawar
NesatBilisMan-yiHalongNangkaDianmuHaimaGuchol
HaitangKaemiUsagiNakriSoudelorMindulleMeariTalim
NalgaePrapiroonPabukFengshenMolaveLionrockMa-onDoksuri
BanyanMariaWutipKalmaegiGoniKompasuTokageKhanun
WashiSaomaiSepatFung-wongMorakotNamtheunNock-tenVicente
MatsaBophaFitowKammuriEtauMalouMuifaSaola
SanvuWukongDanasPhanfoneVamcoMerantiMerbokDamrey
MawarSonamuNariVongfongKrovanhFanapiNanmadolHaikui
GucholShanshanWiphaNuriDujuanMalakasTalasKirogi
TalimYagiFranciscoSinlakuMujigaeMegiNoruKai-tak
NabiXangsaneLekimaHagupitKoppuChabaKulapTambin
KhanunBebincaKrosaJangmiChoi-wanRokeBolaven
VicenteRumbiaHaiyanMekkhalaKetsanaSoncaSanba
SaolaSoulikPodulHigosParmaNesatJelawat
DamreyCimaronLinglingBaviMelorHaitangEwiniar
LongwangChebiKajikiMaysakNepartakNalgaeMaliksi
KirogiDurianFaxaiHaishenLupitBanyanGaemi
Kai-takUtorPeipahNoulMirinaeWashiPrapiroon
TembinTramiTapahDolphinNidaMaria
BolavenMitagSon Tinh
HagibisBopha
                                                                     (wikipedia.org)
       Dưới đây là danh sách tên bão do các nước trong vùng chịu ảnh hưởng cung cấp. Bạn đã thấy tên bão do Việt Nam chọn chưa ? Muốn biết cụ thể ý nghĩa từng tên trong danh sách này, bạn có thể vào trang liên quan.


Nước đặt tên bão  
     III
     IV
Cambodia
Damrey
Kong-rey
Nakri
Krovanh
Sarika
China
Haikui
Yutu
Fengshen
Dujuan
Haima
DPR Korea(Bắc TriềuTiên)
Kirogi
Toraji
Kalmaegi
Mujigae
Meari
HK, China
Kai-tak
Man-yi
Fung-wong
Choi-wan
Ma-on
Japan
Tembin
Usagi
Kammuri
Koppu
Tokage
Lao
Bolaven
Pabuk
Phanfone
Champi
Nock-ten
Macao, China
Sanba
Wutip
Vongfong
In-fa
Muifa
Malaysia
Jelawat
Sepat
Nuri
Melor
Merbok
Micronesia
Ewiniar
Fitow
Sinlaku
Nepartak
Nanmadol
Philippines
Maliksi
Danas
Hagupit
Lupit
Talas
RO Korea (Hàn Quốc)
Gaemi
Nari
Jangmi
Mirinae
Noru
Thailand
Prapiroon
Wipha
Mekkhala
Nida
Kulap
U.S.A.
Maria
Francisco
Higos
Omais
Roke
Viet Nam
Son-Tinh
Lekima
Bavi
Conson
Sonca
Cambodia
Bopha
Krosa
Maysak
Chanthu
Nesat
China
Wukong
Haiyan
Haishen
Dianmu
Haitang
DPR Korea(Bắc TriềuTiên)
Sonamu
Podul
Noul
Mindulle
Nalgae
HK, China
Shanshan
Lingling
Dolphin
Lionrock
Banyan
Japan
Yagi
Kajiki
Kujira
Kompasu
Washi
Lao 
Leepi
Faxai
Chan-hom
Namtheun
Pakhar
Macao, China
Bebinca
Peipah
Linfa
Malou
Sanvu
Malaysia
Rumbia
Tapah
Nangka
Meranti
Mawar
Micronesia
Soulik
Mitag
Soudelor
Rai
Guchol
Philippines
Cimaron
Hagibis
Molave
Malakas
Talim
RO Korea (Hàn Quốc)
Jebi
Neoguri
Goni
Megi
Doksuri
Thailand
Mangkhut
Rammasun
Atsani
Chaba
Khanun
U.S.A.
Utor
Matmo
Etau
Aere
Vicente
Viet Nam
Trami
Halong
Vamco
Songda
Saola
                                                      (http://www.jma.go.jp)
    
       Thật ra khó thể nói hết về một hiện tượng thiên nhiên như bão chỉ trong một số dòng ngắn ngủi. Sẽ tiếp tục nói thêm về mắt, hướng đi, hậu quả,...của bão nếu... thời gian cho phép ! Có gì chưa như ý, mong bạn thông cảm !
   @Món dọn thêm
Cây trốc gốc do bão Pakhar, tại đường Nguyễn Trãi, Q5, TP HCM (xahoi.com.vn)


      
-------
Nguồn:
-wikipedia.org
-   http://www.jma.go.jp
-   http://www.wisegeek.com
-   http://www.geography.learnontheinternet.co.uk
-   http://geology.com
-bản đồ thời tiết: http://dma.jrc.it/map/?application=CYCLONES