---------
@Tem thư dùng ở VN những ngày đầu tiên
-Tem hình thoi :
-Tem hình thang :
-Tem hình tròn :
-Tem hình tam giác :
Hiện nay, máy tính nối mạng với các hình thức : chat, chat có tiếng nói, chat thấy cả hình, e-mail,...thậm chí gởi cả hình ảnh qua mạng chỉ trong vài cái bấm chuột ! Tin tức nhanh chóng đến tay người thân trong tích tắc dù bất kể khoảng cách, chỉ cần có máy tính nối mạng ! Không còn phải chờ đợi hàng tuần, hàng tháng...qua thư từ của đường bưu điện nữa rùi !
@Món dọn thêm :
Bạn đã bao giờ gặp tem in nhầm chưa ? Có thể người ta thích sưu tầm vì chúng thuộc loại hiếm. Nếu Bưu điện phát hiện kịp, loại này đã bị thu hồi (và hủy !). Ta xem thử H16 dưới đây, và bạn nên nhìn lại H3 để biết tại sao con tem in hình máy bay đó giá lại cao ngất trời nhé !
Thật ra một số loại tem hiếm có thể do những lần in khác nhau nên ít hay nhiều nét hơn ở một vài chỗ trên hình vẽ hay hình chụp, phải dùng kính lúp mới nhận biết được, chớ không đơn giản như hai trường hợp vừa kể trên. Một số cuốn Tổng mục tem (Stamp catalogue) có chỉ rõ cho người sưu tầm tha hồ tìm kiếm, khá hấp dẫn vì tem hiếm giá cao hơn tem bình thường như bạn đã thấy.
-------
-Khi dán tem để gởi thư đi, bạn nên dán như H1 (góc trên, bên phải của bì thư nhé !).
- Nguồn :
Ngày xửa ngày xưa, chuyển tin tức từ người gởi đến người nhận có thể do nhiều nguồn : người lính (phu trạm, lính trạm), chim nhạn, bồ câu,...Ngày nay, hệ thống Bưu điện đảm trách đưa thư từ đến địa chỉ người nhận.
@Tem thư là nhịp cầu
@Tem thư là nhịp cầu
" Mỗi cánh thư về từ đảo xa, anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi...". [Lời bài hát Gần lắm Trường Sa của nhạc sĩ Hình Phước Long(*)]. Thư từ chính là nhịp cầu làm vơi đi những nỗi nhớ nhung người thân yêu. Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,... trông mong từng cánh thư qua đường bưu điện. Và chính con tem dán trên đó là "chứng nhân" nối liền hai nơi : đi và đến. Nếu thư không có dán tem thì nhịp cầu thương yêu không thể hình thành, và có thể bị ...phạt : vì chưa trả phí tổn cho việc nối nhịp cầu nhớ mong.
H1 :Một phong bì thư có dán tem (Mĩ).(wikipedia.org) |
@ Vì sao có con tem đầu tiên trên thế giới ?
Con tem đầu tiên trên thế giới được phát hành ở nước Anh vào ngày 1 tháng Năm 1840. Qua đó người gởi mua tem dán lên thư như chúng ta đã thực hiện lâu nay. Trước kia người nhận thư phải trả tiền. Nhiều khi họ không thể trả hoặc không muốn tốn tiền cho chuyện này. Hoặc có khi hai người gởi và nhận thư đã giao ước trước một số dấu hiệu trên bì thư, để biết tình hình từ nơi gởi đi mà không tốn chi phí (tạm gọi là ăn gian !). Và người nhận thư bảo, thư này lầm địa chỉ ! Thế là hệ thống chuyển thư thất thu.
Từ khi có những cải cách về bưu chính ở nước Anh với việc người gởi mua tem dán lên bì thư trước - theo ý Sir Rowland Hill, số lượng thư từ tăng lên nhanh chóng, gấp 5 lần trong khoảng 10 năm kể từ 1840 (76 triệu tăng lên 350 triệu).
Con tem đầu tiên trên thế giới được phát hành ở nước Anh vào ngày 1 tháng Năm 1840. Qua đó người gởi mua tem dán lên thư như chúng ta đã thực hiện lâu nay. Trước kia người nhận thư phải trả tiền. Nhiều khi họ không thể trả hoặc không muốn tốn tiền cho chuyện này. Hoặc có khi hai người gởi và nhận thư đã giao ước trước một số dấu hiệu trên bì thư, để biết tình hình từ nơi gởi đi mà không tốn chi phí (tạm gọi là ăn gian !). Và người nhận thư bảo, thư này lầm địa chỉ ! Thế là hệ thống chuyển thư thất thu.
Từ khi có những cải cách về bưu chính ở nước Anh với việc người gởi mua tem dán lên bì thư trước - theo ý Sir Rowland Hill, số lượng thư từ tăng lên nhanh chóng, gấp 5 lần trong khoảng 10 năm kể từ 1840 (76 triệu tăng lên 350 triệu).
H3 : Một trong những con tem thuộc loại hiếm của Mĩ, giá có thể đến 42.500 USD (2) |
-Con tem đầu tiên được phát hành tại nước ta vào 1863. "Tem hình vuông, có hình con diều hâu, biểu hiệu của vua Napoléon III..."(1). Năm sau, người dân được sử dụng dịch vụ bưu chính trong một số địa phương. Từ Sài Gòn đưa thư về Mĩ Tho mất 21 tiếng đồng hồ (1).
-Theo trang Wikipedia, tem dùng cho các thuộc địa Pháp được đóng dấu đè để sử dụng ở Nam Kì (1886), ở Bắc và Trung Kì (1888).
-Theo trang Wikipedia, tem dùng cho các thuộc địa Pháp được đóng dấu đè để sử dụng ở Nam Kì (1886), ở Bắc và Trung Kì (1888).
H4 : Tem được đóng dấu đè để sử dụng ở miền Bắc và Trung nước ta 1888 (wikipedia.org) |
H5 : Tem sử dụng ở miền Nam năm 1889 (wikipedia.org) |
@Một vài kiểu tem
Thông thường là tem có hình chữ nhật nằm hoặc đứng. Tuy nhiên đôi khi vẫn thấy một số nước phát hành tem không theo lẽ thường. Dưới đây bạn sẽ gặp những kiểu tem có hình dạng "phi truyền thống" : hình thoi, thang, tròn, tam giác. Và theo ý riêng bạn, còn có dạng nào mà MF chưa kể ra đây ?
Thông thường là tem có hình chữ nhật nằm hoặc đứng. Tuy nhiên đôi khi vẫn thấy một số nước phát hành tem không theo lẽ thường. Dưới đây bạn sẽ gặp những kiểu tem có hình dạng "phi truyền thống" : hình thoi, thang, tròn, tam giác. Và theo ý riêng bạn, còn có dạng nào mà MF chưa kể ra đây ?
-Tem hình chữ nhật
H6 : Tem Canada (1908) (wikipedia.org) |
H7 :Tem VN mới phát hành (2010)(vietstamp.net) |
H9 : Tem Costa Rica (1937) (wikipedia.org) |
-Tem hình thang :
H10 : Tem hình thang của Malaysia (hình phi thuyền không gian)(MF) |
-Tem hình tròn :
H11 : New Zealand phát hành tem tròn. Dân sưu tầm tem chắc là mê lắm ! (thunderguy.com) |
H12 : Tem tròn của lãnh thổ Hông Kông | (bestnetguru.com) |
H 13 : Tem tròn từ Singapore (MF) |
-Tem hình tam giác :
H14 : Tem tam giác của Ecuado (Nam Mĩ), 1907. (wikipedia.org) |
H15 : Tem Nepal (philimpex.net) |
@Tem thư ngày nay
Hiện nay, máy tính nối mạng với các hình thức : chat, chat có tiếng nói, chat thấy cả hình, e-mail,...thậm chí gởi cả hình ảnh qua mạng chỉ trong vài cái bấm chuột ! Tin tức nhanh chóng đến tay người thân trong tích tắc dù bất kể khoảng cách, chỉ cần có máy tính nối mạng ! Không còn phải chờ đợi hàng tuần, hàng tháng...qua thư từ của đường bưu điện nữa rùi !
Vai trò của thư tín truyền thống, của tem thư có phải chăng vì thế bị lu mờ ? Nhà Cà phê Sữa cả mấy năm qua không hề mua một con tem nào cả. Và bạn có thấy dường như từ khi chia ra làm hai bộ phận : Bưu chính và Viễn thông, nhân viên ngành Bưu có vẻ ...eo xèo hơn bạn bè của mình bên ngành còn lại ?
Có khi nào bạn nghĩ rằng sau khi ra đời hơn 170 năm, đến một ngày không xa nữa, chỉ còn giới sưu tầm quan tâm đến con tem bưu chính không ? Vì, nhiệm vụ lịch sử của con tem-nhịp cầu nối những chờ mong- sắp chấm dứt chăng ?
Có khi nào bạn nghĩ rằng sau khi ra đời hơn 170 năm, đến một ngày không xa nữa, chỉ còn giới sưu tầm quan tâm đến con tem bưu chính không ? Vì, nhiệm vụ lịch sử của con tem-nhịp cầu nối những chờ mong- sắp chấm dứt chăng ?
@Món dọn thêm :
Bạn đã bao giờ gặp tem in nhầm chưa ? Có thể người ta thích sưu tầm vì chúng thuộc loại hiếm. Nếu Bưu điện phát hiện kịp, loại này đã bị thu hồi (và hủy !). Ta xem thử H16 dưới đây, và bạn nên nhìn lại H3 để biết tại sao con tem in hình máy bay đó giá lại cao ngất trời nhé !
H 16 : Bản đồ VN bị in ngược ở con tem thứ 3 từ trái sang. Bạn thấy chưa nào ?(MF) |
-------
-Khi dán tem để gởi thư đi, bạn nên dán như H1 (góc trên, bên phải của bì thư nhé !).
- Nguồn :
+ Xin xem thêm ở đây về tem thư và cách sưu tầm tem.
+ (1) : Lịch sử bưu hoa Việt Nam, Nguyễn Bảo Tụng, SG 1964.
+ (2) : Xem thêm thông tin tại trang này .
+ (*) : Xim bấm vào cụm từ "Gần lắm Trường Sa" ở trên để xem/nghe bài hát từ YouTube hay bấm ở đây
+ Nhạc : Mời bấm theo đường dẫn này để nghe/xem Thanh Thúy hát GẦN LẮM TRƯỜNG SA.
+ Wikipedia.org
+ (1) : Lịch sử bưu hoa Việt Nam, Nguyễn Bảo Tụng, SG 1964.
+ (2) : Xem thêm thông tin tại trang này .
+ (*) : Xim bấm vào cụm từ "Gần lắm Trường Sa" ở trên để xem/nghe bài hát từ YouTube hay bấm ở đây
+ Nhạc : Mời bấm theo đường dẫn này để nghe/xem Thanh Thúy hát GẦN LẮM TRƯỜNG SA.
+ Wikipedia.org
Sở thích của tôi có liên quan đến những tem thư vì tôi đặc biệt thích những cánh thư viết tay.Nó chứa đựng rất nhiều điều mà những bức email không thể nào có được,những cuộc điện thoại lại càng không thể.
Trả lờiXóaNó mang cái hồn của nắn nót, của đăm đắm,của cặn kẽ và của cả ngút ngàn mong nhớ.
Có sự bồi hồi,náo nức khi bạn chìa tay đón nhận từ bưu tá:chút hân hoan nho nhỏ,chút nao nao xao xuyến vì biết mình đang đỡ lấy những chân tình da diết lắm...
Lặng mà không lặng,xôn xao trong kín đáo,rộn rã mà như ru...Chỉ một mình bạn nghe trọn,chỉ một mình bạn đón đủ!
Những người từng viết,từng trao tôi những cánh thư như vậy giờ hoặc quá gần hoặc đã quá xa. Nhưng xúc cảm kia mỗi khi lần vào thì luôn tròn trịa.
Tôi quen với tem-thư khi còn đi học.Hành trình một lá thư lúc ấy là bốn ngày,thường mỗi tuần tôi sẽ có hai thư.Dẫu chưa bao giờ tem quá đắt nhưng cái túi ngày đi học lại luôn luôn rỗng nên tôi nhận thư và được nhận cả tem,"bao cấp" mà!
Trả lờiXóaThư viết như nhật ký,chuyện gì cũng kể,rồi dặn dò nhau hệt như Nội tôi ngồi ngoáy trầu và nhắc vậy đó,hihi!
Nhưng tôi muốn kể cả về người phát thư đặc biệt cho tôi lúc lắc lơ xưa đó nữa.Đặc biệt vì không ai làm thế và bằng cái kiểu như thế...
Không biết giờ còn nhớ hay quên...(Tradem)
Về những cánh tem thư tôi nghĩ mình luôn nặng nợ ân tình của người vận chuyển,trao phát. Đến giờ tôi vẫn còn giữ một gia tài đồ sộ :cả một va-li thư.Thư của ba,của chị,của em...nhưng dày đặc một cách tham lam là thư của"Ngày xưa".Tẩn mẩn,vụng về,ngốc nghếch,ngu ngơ...Chân thành lắm!
Trả lờiXóa"Ngày nay" lâu lắm thôi không viết thư nữa mà hay làu bàu giận dỗi nhiều hơn.Nhưng mỗi lần thấy tôi giở ra trang cũ cũng sấn vào săm soi,cười ngỏn ngẻn!
Thư tay và những cánh tem là một quãng đời thôi vô tư mà vẫn hồn nhiên,tôi nhớ!(Comat)
Bạn thong dong trên chiếc xe đạp màu xám khói ra bưu điện đón thư người ấy.Tôi nhớ nụ cười thật tươi và phong thư thoải mái khoe mình trong chiếc giỏ xe phía trước.Đường về thôi dằn xóc vì đã có đôi cánh mỏng vô hình nâng bạn bay. Ngày ấy,bạn nhớ?(Cgai91)
Trả lờiXóa@ Rất xa xưa, có người tập trung được một số tem thư mà không có album để vừa bảo quản, vừa trưng bày (!). Bèn nhờ thầy Phùng Thái Toàn, dạy Lí (+ Hóa)hàng tuần đều về Sài Gòn, mua dùm một album tem. Mừng rơn khi lần sau xuống thầy đưa 1 album màu đỏ - tháng 11/1968, còn giữ đến bi giờ lun.
Trả lờiXóaNhững lần sau đó, lớn lên tự mua album chứa tem. Quả là những cuộc phiêu lưu kì thú đến nhiều nơi trên thế giới thông qua từng con tem có được.
Dầu không thích chơi tem nhưng tôi cũng khoái nghe,có lẽ vì người giảng thuyết luôn luôn đầy hưng phấn.Tôi say cái lửa từ chính chủ nhân những con tem ấy,nó ấm lạ!
Trả lờiXóaNhưng tôi vẫn âm thầm tưởng tượng về cái hồn ẩn sau từng cánh tem,chắc lắm thú vị và đắt giá hơn nhiều.Vì lẽ tem thư sẽ có hai nhưng tình thư là duy nhất.Thật vậy mà!(cck)
thu la noi ma moi nguoi co the tha ho to bai tinh cam .thu la nhip cau cho nhung doi trai gai dang yeu.thu la noi tam su voi nhung nguoi ban than chuyen vui buon ,thu luu lai nhieu dong hoi uc tot dep ....noi chung thu co rat rat nhieu cong dung ...nhung chung ta da va dang day no ra xa ,cho no la lac hau ,la loi thoi nhung nho co no ma ngay xua loi yeu thuong cua ba den duoc voi me va co duoc ban ngay hom nay *_* .HAY BIET QUY TRONG NO NHA CAC BAN !!!
Trả lờiXóaBé con vung vẩy thư reo vang trước cửa:"Mẹ ơi,có thư của chú"Mũi"!"Cả nhà sựng lại vài giây rồi vỡ oà một trận cười thú vị.Chính vì chủ nhân của lá thư có cái tên thật hoàn hảo,là"HỶ" nhưng sức liên tưởng ngộ nghĩnh của tuổi thơ đã ghi lại một dâu ân vui nhộn như thế,cho trang ký ức dày thêm.
Trả lờiXóaBé con giờ bản lĩnh lắm,nghe chừng cũng"hét ra lửa...ra khói "gì đấy,lẫm lẫm...
Lâu gặp quá nhưng tôi nhớ hoài chiếc mũi hỉnh với nụ cười thẹn thùng khi ấy,đỏ lựng.Nhớ!
Riêng tôi thì không quan tâm đến hình dạng con tem, mà chỉ thông qua nó tôi biết được tình trạng sức khỏe của bạn tôi(qua e-mail thì lại chậm được trả lời hơn!)
Trả lờiXóaBạn có trong bộ sưu tập của mình những con tem về chàng phóng viên với chòm tóc đặc biệt Tintin?
Trả lờiXóaTheo KTNN714 tem đầu tiên có hình Tintin được phát hành tại Bỉ 1/10/1979,hai ngày sau khi cuộc giới thiệu tem được đóng dấu diễn ra tại 4 thàng phố của nước này.
Tem thứ hai ra mắt ngày 15/10/1999 in hình hoả tiễn trong truyện "Con người đi trên mặt trăng"
Cũng 1999 tại Hà Lan bộ tem "Đổ bộ mặt trăng" được phát hành.
Ngày 31/12/2001 kỷ niệm 70 năm lần xuất bản đầu tiên của tập truyện tranh này và cũng để đánh dấu kệt thúc đồng franc,hai bộ tem "Tintin ở Congo" được lưu hành ,gồm hai mẫu một cho Bỉ và một cho Congo.
Tháng 2/2004 Bỉ lại phát hành tờ tem đánh dấu 3 sự kiện: 75 năm Tintin ra mắt người đọc,50 năm tập truyện"Con người đi trên mặt trăng" và 35 năm con người ghi bước chân đầu tiên trên mặt trăng.
Ngày 22/5/2007,nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Herge(tên thật Georges Remi) cha đẻ của Những cuộc phiêu lưu của Tintin,Bỉ lại phát hành tờ tem lộng lẫy 25 tem ,gồm 24 tem thể hiện 24 tập truyện tranh Tintin qua 24 ngôn ngữ khác nhau,ở trung tâm là chân dung tác giả Herge.
Pháp cũng phát hành một bộ 6tem giới thiệu các nhân vật:Tintin và Milou,Giáo sư Tournesol,Thuyền trưởng Haddock,anh em Dupont và Dopond,bà Castafiore,Tchang.
Thú vị không, với Bạn?
Còn nữa thế hệ Grasseater,sự tuân thủ không còn???
Trả lờiXóaKhông xa!
Trả lờiXóaBáo động đỏ rằng tuổi trẻ ngày càng xa lạ với chữ thảo,thậm chí chúng không biết đọc(???)
Là hậu quả của việc những giờ luyện chữ cứ mỗi lúc bị rút ngắn dần.Đâu cần thiết!
Người ta toan tính phóng phi thuyền và tên lửa đạn đạo,
cấm vận nhau,đe doạ không xong thì khủng bố bằng bom mìn,vũ khí hạt nhân...
Ngần ấy thôi quá nóng để sùng sục sôi,phừng phực cháy...
Thư pháp hay nhà thơ ư,
chuyện của... con ruồi!NNN
Còn một số loại tem mà ở đây chưa thấy MF nhắc đến:
Trả lờiXóaTEM DỊ DẠNG
-Năm 1969,kỷ niệm năm các phi hành gia Mỹ đổ bộ lên mặt trăng va mang trên tay chiếc đồng hồ Bulova, Tonga(đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương)đã phát hành tem với hình dạng chiếc đồng hồ.Đồng thời họ còn cho ra đời tem hình trái dừa,loại trái quen thuộc ở nước họ.
1977,nhân 25 năm Ngày Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi ở Anh Tonga phát hành 5 mẫu tem hình dạng tự do rất lạ.
-Năm 2001,triển lãm tem thế giới tại Tokyo,Nhật cho in nhiều mẫu tem lạ hình dạng nguời,động vật...
-Năm 2007 Sri Lanka phát hành tem hình ốc rất đẹp,trên tem này đi kèm một block 4 con tem cũng hình ốc nhằm cổ động việc bảo vệ môi trường và giới thiệu một số loài ốc đặc trưng.
-Năm 2009 Phần Lan phát hành tem hình giọt nước đề cao tình yêu và hạnh phúc với hình ảnh thần tình yêu Cupidon.Pháp phát hành tem hình trái tim với dòng chữ JE T'AIME.
-Năm 2010 New Zealand đã phát hành 3 bộ tem hình bướm.Đài loan cũng phát hành khối 4 con tem trong block bướm.
Phần Lan cho ra đời tem hình con sâu,hình quả củ...Hình đền thờ Sheikh Zayed,di sản thế giới của U.A.E(các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất)
TEM CHẤT LIỆU
1/Tem tẩm mùi hương :
-Tem hoa hồng Thái lan phát hành mỗi năm nhân ngày Tình yêu
-2006, ngày Phật đản Ấn Độ phát hành bộ tem gồm một block và một tem voi với hương trầm
-2007 Tết nguyên đán Trung quốc phát hành tem hình đàn heo với hương...thịt heo quay.
Ấn Độ,Hàn Quốc với tem hương hoa. Pháp, Thuỵ Sĩ với tem mùi kẹo,chocolate...
2/Tem phát quang :Bằng kỹ thuật tráng phosphore hoặc in bằng mực huỳnh quang,Pháp,Hàn Quốc và Canada...đà thực hiện.
3/Tem vải: Không bị nhăn và giữ màu lâu.Những quốc gia đã thực hiện loại tem này là:Ý(2001);Singapore(2004);Thái Lan(2010);Áo;Trung Quốc...
4/Tem gỗ: Khó thực hiện và khó lưu giữ nên ít được phát hành ngoài Thuỵ Sĩ và Bồ Đào Nha.
5/Tem ba chiều-Tem chuyển động
In offset kèm kỹ thuật lăng kính(holography)
Nổi tiếng là New Zealand vơi Cong ty OUTER ASPECT.
2006,U.A.E.phát hành tem hình đức vua nhân kỷ niệm sinh nhật Quốc vương.
2009 Nhật in block 4 con tem với hiệu ứng 3D co hình gấu,chim cánh cụt...
Áo,Đức,Pháp,Anh,Thuỵ Sĩ,Mỹ,Hong Kong,Macau,Singapore...cũng đã thực hiện kỹ thuật này.
6/Tem đính hạt đá quý,cát, vải...
7/Tem kim loại: vàng,bạc,đồng...
(Sưu tầm KTNN)
Việt Nam ta còn có Tem trên có in Di sản văn hoá Phi vật thể,không lạ về hình dáng hay chất liệu nhưng là tự hào với những giá trị tinh thần,hen:
Trả lờiXóa1/ Nhã nhạc cung đình( Bộ 4 tem)
2/ Không gian văn hoá cồng chiêng Tây nguyên( Bộ 6 tem)
3/Quan họ Bắc Ninh( Bộ 4 tem)
4/Ca trù ( Bộ Nhạc cụ dân tộc)
5/Hát xoan( Bộ Đền Hùng)
6/Hội Gióng( Bộ tem Tháng Gióng-5 tem)
(Sưu tầm)
tớ thấy viết thư tay cũng có cái hay của nó.Khong phải cái j hiện đại,nhanh chóng,tiện lợi cũng tốt.Có lẽ bây h mọi ng chỉ thix lên FB bình luận,nói chuyện,hay thậm chí còn nhiều hơn thế...nhưng việc tự tay viết 1 bức thư,dán tem đem ra bưu điện gởi...và cuối cùng là chờ đợi phản hồi...tớ lại thấy nó thú vị hơn nhiều
Trả lờiXóa