@ Chọn lề nào, trái hay phải để ...đi ?
Từ nhà ra đường trên chiếc xe đạp, hai anh em nhà Cà phê Sữa chỉ việc...cứ lề phải mà đi, không phải băn khoăn chọn lựa chi hết. Đương nhiên ở Việt Nam đi theo lề phải, nếu không mún phải vào ...nhà thương hay tệ hơn nữa ! Sao lại là lề phải ? Qui định của Luật giao thông đường bộ -2008- xứ ta là như vầy rùi :
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Vậy thì, tại sao có chuyện phân ra lề trái, lề phải ?
Cam : Xứ giao thông lề trái - Xanh : đi theo lề phải (chừng 66% dân số).(M) |
Nước ANH : theo lề trái (***) |
@ Tại sao đi theo lề trái ?
Năm 1998 ở nước Anh, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những vết hằn bánh xe lề trái sâu hơn bên lề phải, ở một nơi khai thác đá thuộc thời đại La Mã.
Châu Âu trong giai đoạn phong kiến, trên đường người ta đi bên lề trái vì đa số thuận tay phải. Kị sĩ giữ lề trái để bên tay phải cầm vũ khí gần với đối thủ hơn. Vả lại mang gươm bên trái thì bao gươm sẽ không đụng người khác và lên xuống ngựa cũng thuận tiện.
Lên (xuống ) ngựa từ bên trái.(****) |
Ngoài ra tay trái cầm dây cương, tay phải rảnh rang để chào người thân quen hay cầm vũ khí khi cần thiết. (Đây cũng là lí do giải thích tại sao nút áo sơ mi, áo vest...của nam giới lại ở bên tay phải !).
Nước Anh theo lề trái cho đến khi việc giao thông bằng ngựa gia tăng, năm 1756 điều này trở thành luật (*)
Nước Anh theo lề trái cho đến khi việc giao thông bằng ngựa gia tăng, năm 1756 điều này trở thành luật (*)
@Khi nào đổi sang lề phải ?
Cuối những năm 1700, nông phẩm ở Pháp được chở đi tiêu thụ bằng xe do vài cặp ngựa kéo. Người đánh xe ngồi bên trái xe, hay cưỡi con ngựa cuối mé bên trái nếu xe không có chỗ ngồi, còn tay phải có thể dùng roi điều khiển đàn ngựa. Vì ngồi bên trái, nên anh ta thấy rõ xe khác cũng ở cùng bên để xe không đụng vào nhau. Thế là xe trên đường lưu thông theo lề phải.
Thêm nữa, Napoleon đổi thói quen giao thông sang lề phải ở Pháp vì ông ta thuận tay trái ! Và sau khi xâm chiếm một số nước châu Âu, Napoleon đã buộc dân các nước này lưu thông theo lề phải, như ở Pháp.
Anh và Pháp đều đi xâm chiếm thuộc địa khắp nơi. Thuộc địa của nước nào thì chịu ảnh hưởng nước đó.
Hoa Kì sau khi giành độc lập từ nước Anh, đổi sang đi theo lề phải.
Hoa Kì sau khi giành độc lập từ nước Anh, đổi sang đi theo lề phải.
MALAYSIA : Theo lề trái - Con đường nối Thủ đô Kuala Lumpur với phi trường quốc tế cùng tên. |
-Africa (Châu Phi): Botswana, Kenya, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, South Africa (Nam Phi), Swaziland, Tanzania, Uganda, Zambia and Zimbabwe. (Ngoài đảo) Mauritius, Saint Helena, Seychelles.
-Asia (Châu Á): Bangladesh, Bhutan, Brunei, Đông Timor, Hong Kong, India, Indonesia, Japan, Malaysia, Maldives, Nepal, Pakistan, Singapore, Sri Lanka, Thailand.
-The Carribbean (Vùng Caribê): Anguilla, Antigua and Barbuda, Bahamas, Barbados, Cayman Islands, Dominica, Grenada, Jamaica, Montserrat, Saint Kitts and Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent and the Grenadines, Trinidad and Tobago, Turks and Caicos Islands, British Virgin Island, US Virgin Islands.
-America (Châu Mĩ): Guyana and Suriname. (Ngoài đảo) Bermuda, Falkland Islands.
-Oceania (Châu Đai dương): Australia (và các phần đất phụ thuộc), Cook Islands, Fiji, Kiribati, New Zealand, Nauru, Niue, Norfolk Island, Papua New Guinea, Pitcairn Islands, Solomon Islands, Tokelau, Tonga, Tuvalu.
-Europe (Châu Âu): Great Britain (và các phần đất phụ thuộc : Channel Islands, Isle of Man), Cyprus, Ireland, Malta. (*****)
NAM PHI : theo lề trái -Cape Town (***) |
@ Nhật thì sao ?
Tầng lớp Samurai -võ sĩ- Nhật Bản như số đông thuận tay phải, mang vũ khí bên tay trái. Do đó người Nhật cũng đi theo lề trái. Với chính sách ngoại giao pháo hạm, trong những năm 1850, người Anh khuyên người Nhật giữ lề trái trên đường giao thông (*). Năm 1924 Nhật thông qua một đạo luật về vấn đề này.
Theo lề trái (Kyoto-Nhật Bản) (**) |
Thế là dù giao thông theo lề nào, trái hay phải, cũng do thói quen được hình thành từ thuở nhỏ. Nếu bạn du học hay vì lí do nào khác mà sang sinh sống ở một quốc gia có thói quen ngược lại, thì cũng phải nhập- gia- tùy- tục thôi. Chuyện nho nhỏ như con thỏ đang ăn cỏ, phải không bạn thân mến ? Hi hi, đường- nào- cũng- tới- La- Mã mừ.
(*):www.amphicars.com - (**) : bevistravels.co.uk - (***) wikipedia -(****) extension.missouri.edu
(*****) http://bigthink.com
(M) : users.telenet.be/worldstandards
@ Món thêm về giao thông
1.
Giao thông trong hoang mạc SAHARA : khỏi cần lề nào cả, vì không có đường !?!(pixdaus.com) |
2.
"Phố- bỗng- thành- dòng- sông- uốn- quanh" : Không cần lề nào cả ! (?) |
TRÁI HAY PHẢI?
Trả lờiXóaNhập gia tuỳ tục,đó là một kinh nghiệm sống mang tính quy luật mà bạn không thể làm khác đi nếu không muốn bị đào thài một cách nghiễm nhiên và nghiệt ngã!
Bi kịch xuất hiện khi không thể phân biệt giữa trái và phải nữa.Mọi việc không còn rõ ràng để bạn dễ dàng nhận ra lối đi giữa hai lề;tim đường nhập nhoạng dẫu trời đất vẫn thản nhiên xanh;bạn chếnh choáng hơn say dẫu không mảy may nhấp một giọt nồng.Ngỡ đinh ninh đã chọn lề phải bỗng bàng hoàng nhận ra hướng đang đi hoàn toàn trái...
Có những cái giá phải trả;
Có những kinh nghiệm phải đánh đổi bằng tuổi xuân và danh dự...
Bởi lối đi của cuộc đời luôn biến ảo như ma thuật mà sự nhận diện không còn đơn thuần như một ghi nhớ của vùng miền hay quốc tịch.
Bởi cuộc đời là những lối-đi-không-dễ.
Sa mạc đẹp hơn lên nhờ những "cây nấm" di động đủ sắc màu như thế.
Trả lờiXóaNgộ nhỡ có hết xăng thì tai-nấm cũng thừa sức nâng trọn thân-nấm tiếp tục hành trình xuyên qua sa mạc.
Một kho tàng tư liệu cho một chuyến đi độc-địa-đáo,hihi!
Một minh chứng cụ thể cho nghịch lý của cuộc đới: một nơi nước khô làm ta khổ; còn nơi khác nước không chịu khô,ta cũng không thôi khổ...
Trả lờiXóaThì có lúc phải bước qua những-vùng-cỏ-thôi-non vậy mà...
hihi! dung' la` bai` nay ung dung. dc kha' nhieu` vao bai` hoc! hay wa thay oi! hjhjhj
Trả lờiXóa