Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010

028-SÔNG LŨY ƠI, NGÀY ẤY (I)

---------      
         @ Tại sao thầy trò phải vào Sông Lũy ?
         "Hôm qua bác đến chơi nhà". Và bác đã kể lại cho Cà phê Sữa tui nghe về khoảng thời gian bác ở Thuận Hải-bây giờ đã tách ra thành hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Khi ấy tui còn ở ngón chân cái của bố (!).  
         Đang rất yên lành ở Thị xã Phan Rang, đột nhiên thầy trò trường bác, được lệnh dọn tới một nới cách đó chừng 100km về phía nam. Vào Sông Lũy, một địa danh xa lạ tìm hoài trên bản đồ...mới có. 
         Lí do vì đây là lán trại của bộ đội, mà nay phải chuyển quân tới nơi rất xa xôi (tháng 01-1979) nên cấp trên đưa một trường Cấp III thuộc loại COCC vào trấn giữ. Phan Thiết-Sông Lũy cách nhau khoảng 50 km, còn Sông Lũy-Phan Rang tới khoảng 100 km. Có nghĩa sẽ đi xa nhà 100 km, thời mà xe chở khách phải chạy bằng...than. 

H1: Phan Thiết (dưới, góc trái) - Sông Lũy (trên cùng, giữa). Số 1 là QL1 ( http://maps.google.com) 

        Tạm biệt Phan Rang -hihi, hình Phan Thiết mà nói Phan Rang !- với những buổi sáng ngồi quán ven QL 1, bên bạn bè, bên li cà phê đen nóng, thuốc lá đen Mai (bác tui lúc đó chưa bít hút thuốc lá à nghen !) ; những buổi chiều vui đùa cùng sóng biển Ninh Chữ với gia đình... 
                    Chưa đi chưa biết sông Lùy (Lũy) 
                 Đi rồi mới biết khác gì sông Dinh.  
         Sông Dinh đi ngang QL1, phía nam thành phố Phan Rang ngày nay. Sự giống nhau của sông này với sông Lũy là mùa khô nước kiệt có thể lội ngang dễ dàng, còn mùa mưa nước lũ vô cùng khó khăn khi bơi vượt qua !
  
H2 : Sông Dinh- Phan Rang  mùa Tết âm lịch (nhìn từ cầu Đạo Long về hướng biển)
         @ Chuyện dạy và học
         Trong vùng rừng núi, may mà có điện sáng trong một số giờ nhất định. Sau đó mọi người đều dùng đèn dầu. Ánh sáng mờ mờ so với nơi thành thị đèn điện là cả một trời một vực. Học viên vẫn phải học bài thêm ban đêm với ánh sáng đó, giáo viên vẫn phải vẫn phải soạn bài ngoài giờ có điện, với ánh sáng mờ mờ như vậy. Đó là nhiệm vụ đã được giao. Tới giờ thì lên lớp, giảng bài ở lớp này, lớp khác vẫn có thể nghe được. Vách ngăn bằng cót mà, làm sao cản được âm thanh ! 
          Người học thì buổi sáng học chính khóa, buổi chiều tự học ở nhà tập thể. Cuối tuần họp lớp có thể góp ý về các giờ dạy đã qua một cách thẳng thắn, thoải mái. Và cũng từ mái trường này, đóng góp không ít nhân lực cho địa phương về sau. Tóm lại gắn bó với thầy-trò ngày ấy là bảng xanh, phấn trắng, mái tranh, vách cót, đèn điện có giới hạn, nước suối, ăn tập thể, ở nhà nền đất, chuyện tế nhị -xả lũ- thì đi vào rừng xa xa, hehe....
        Có những học sinh người Chăm, rất siêng năng và nhẫn nại, ngày đêm vẫn học chương trình tiếng phổ thông và tự học thêm tiếng Chăm cổ. Có em sao chép lại bằng chữ viết tay cuốn từ điển Chăm-Pháp-Việt có từ trước 1975 : một công việc thử thách ý chí ghê gớm. Và cũng có những người thầy, học viên người Kinh chăm chỉ học tiếng Chăm ở mức có thể nói chuyện với học sinh người Chăm về những sinh hoạt đời thường... 
         @ Cái ăn
         Vào những ngày thường không có nước lũ, xe tải nhẹ của bộ phận cấp dưỡng vượt qua suối đi tới chợ Lương Sơn mua thức ăn. Sẽ là cá khô, nước mắm ớt, canh cải toàn quốc (từ quốc phải hiểu là nước) với vài lát ba rọi, mỡ nhiều hơn thịt. Cũng tạm qua ngày để lên lớp thực hiện bổn- phận- sự của người kĩ sư tâm hồn (Macarencô và Xukhômlinxki đang rất nằm lòng).  
         Thế nhưng đêm về bụng đói meo, dù tâm hồn vẫn tràn đầy nhiệt huyết. Làm gì để cải thiện trong các bữa ăn ? Mấy bạn dạy cấp II đến trước bày vẽ:

         -Bắn cá : mượn súng của bộ phận tự vệ đi ra suối bắn cá lòng tong đem về kho, hay nấu canh (rau đay, lá vang, rau tập tàng,...). Chỉ cần bắn xuống nước một vài viên đạn, gần nơi nào thấy cá tụ tập nhiều là chúng bị ngất phơi bụng. Lội xuống vớt mang về. Nhưng số đạn có giới hạn, làm sao xin được hoài ?
H3 :Vẹm  ( afamily.vn)
         -Bắt vẹm : khi đi tắm suối mang theo soong, cột dây nối vào người, như phi hành gia khi ra ngoài vũ trụ vậy. Ngâm mình dưới nước, rà mắt dọc theo 2 bên suối, thế nào cũng bắt gặp loại này. Xì xụp bữa cháo đêm là cái chắc, qua tài nấu nếm ngon lành của "đầu bếp" Lê Hữu Hàng ! 
        -Cắm câu : có người-bác Hà Văn Bồng, bác Châu- là dân gốc xứ biển, về nhà vô mang theo cần câu, cắm dọc suối. Đã bắt được những con cá lăng to, trông hơi bị giống cá trê của vùng đồng bằng Nam Bộ. 
         -Đào củ mì : đang đêm thầy (3-4 ông) cùng vài trò nam, lội bộ đường xa lên rẫy trồng củ mì của trường. Đào và mang về nấu ăn cứu đói. Chuyện bây giờ mới kể !
          -Muối trái sung : vài người hái trái sung trong rừng, cắt đôi phơi vài nắng. Xong bỏ trong keo, ngâm nước muối để dành ăn dần. Có thêm món ăn để độn cơm...mà đánh lừa bao tử ! 
H4 : Đói lòng ăn nửa trái sung. Cắn thêm miếng ớt cạo rung đáy nồi (cơm)
         -HS ''viện trợ'' : các lớp đều có trồng rau cải để cải thiện bữa ăn. Lúc thu hoạch, các học viên đi ngang thường gởi mớ cải, bó rau cho nhà tập thể, toàn giáo viên nam. 
         Ngoài ra một số học sinh người Chăm, mỗi khi về thăm nhà trở vào, cũng hay mang thức ăn đến, như món lớ (bắp rang xay nhuyễn trộn đường),.. Luôn nhớ tới các em Nguyễn Hưng Đạo, Đào Thị Hạnh, Quảng Đại Hùng, Xích Ngang, Mai Thị Thanh Thúy, Trương Phi Hùng, Phạm Văn Quảng và nhiều, nhiều em nữa (riêng Kiều Thanh Tấn -kĩ sư thủy lợi- đã mất),.. Đa số các em quê ở Bình Thuận, nay chắc đã là ông- bà nội -ngoại lâu rồi không chừng (gần bước sang 50 rùi còn gì !).  

         Bác kể đến đây mà mắt trông như có sương, có khói. Chắc rất nhớ những ngày xưa rất gian nan, mà cũng muôn vàn thân ái ! Những học trò thân thiết, bác bảo nhớ nét mặt từng người. Nhưng không rõ trên bước đường mưu sinh từ khi rời khỏi trường về sau, đã có bao lần trò nhớ lại những kỉ niệm ngày ấy ở Sông Lũy ? Làm thế nào để gặp lại...? 

         Đang là tháng 11, hãy để thầy nhớ trò vậy. Hic hic... Ai mún bít thêm đời sống của một bộ phận kĩ- sư- tâm- hồn vào thời một ngàn chín trăm...hồi đó, sẽ có tập II. 
-----
         @ Cập nhật cần thiết (19-5-2015) :
          
Vừa gặp lại một trong những học sinh cũ-có tên trong bài viết này, bằng sóng điện thoại qua công sức nối ...dây của một thầy giáo chung trường xưa luôn. Qua đó biết rằng đa số các em (ở huyện Bắc Bình- Bình Thuận) đều sống ổn định với nghề nghiệp hiện tại. Có hai em là giáo viên - đồng nghiệp với bác nhà Cà phê rồi ; có em ở nhà làm nông (canh tác Thanh long, đặc sản địa phương) và cũng có em công tác trong hệ thống công chức nhà nước...
                 Tạm gọi là nắm được thông tin sơ bộ. Hi vọng ngày gặp mặt thầy - trò không còn xa nữa !


         @Món dọn thêm đầy tình nghĩa - cổ kim hòa điệu  
          (Đây là một trong những tấm thiệp của lớp bạn chàng Cà phê Sữa tặng thầy cô. Giới thiệu để ngày 20-11 trọn vẹn hơn...) 

Hihi, tác giả này cũng có sáng kiến...  

...để cho thấy đây là một tập thể đông, dzui

Hehe : lớp của bạn chàng Cà phê Sữa từ xa gởi đến làm kỉ niệm chăng ?

---------
H4 : http://www.thegioi24h.vn 


--------- 
    

9 nhận xét:

  1. Hãy khóc đi,kìa Bác!
    Bởi đằng sau rưng rưng những khói sương kia là đong đầy một miền thương nhớ ,mà Bác là chủ nhân...giàu sụ.
    Thoáng một chút thèm muốn tôi ước ao giá mà tên mình cũng được gọi lại trong danh sách dài ngoằng những chi tiết ấm áp yêu thương ấy...
    Và tôi tin dẫu sớm hay muộn MF cũng sẽ nối được nhịp cầu giữa những trái tim của ngày xưa tháng cũ.Bởi một đời người đâu đủ dài để có nhiều hơn những dấu ấn sâu sắc đến vậy,nên đâu dễ gì phôi phai,xa vắng đươc!

    Trả lờiXóa
  2. Giữa ngùi ngùi những kỹ niệm ngọt ngào cũa Sông Luỹ trong thời khắc chất đầy những hoài niệm,tôi nhận được tin không lành của Cô giáo cũ.Cô hoàn toàn khoẻ mạnh về thể chất dù tuổi khá cao nhưng tinh thần rơi vào báo động đỏ.Mọi người né tránh vì e sợ những cực đoan ngày một trầm kha nơi Cô.Sau mọi nổ lực tôi cũng trở thành mục tiêu của giận dữ,Cô tuyệt giao giữa ngỡ ngàng của những người vốn từng thân thiết,từng sẻ chia ngày gian khó cùng Cô,Cô bị cô lập dần,những yêu thương giờ thay bằng thương hai...
    Tôi canh cánh một nỗi lo,tôi loay hoay tìm giải pháp,căn bệnh nào cũng có thuốc chữa mà!
    Bạn bảo tôi lạc quan thái quá,kết quả sẽ tồi tệ hơn nếu tôi tiếp tục.
    Tôi không tiếp tục theo phương cách cũ và phải tìm ra thuốc cho Cô tôi,đấy còn là nghĩa vụ.
    Con đường này sẽ lắm gian truân MF sẽ bên tôi, giúp tôi tìm lại yên bình cho trái tim Cô giáo cũ?
    Tôi mong!!!

    Trả lờiXóa
  3. Những ngày gian nan cũ không còn nhưng hơi ấm của những sẻ chia lại là mãi mãi.
    Bạn dễ gì tìm gặp để nhận lại những mớ rau mà từng cọng đều chất nặng một chắt chiu;
    Trong tấm áo sờn vai mà mỗi khi khoác vào bạn nghe rõ hơi ấm nồng nàn dâng trong từng đường chỉ mạng;
    Một chén nước cơm cũng chia đều mà nụ cười luôn phảng phất;
    ...
    Rất nhiều,nhiều cái phải chia,chia mãi mà vẫn đầy, đầy lắm những yêu thương,ngọt đến tận bây giờ,ngọt cả về sau...
    Mãi mãi những phong bì nặng trỉu,những món quà lộng lẫy,kếch xù...không thể nào tìm ra hơi ấm đó.
    Khổ nhọc,nghèo khó không đáng tự hào nhưng nghĩa tình của những ngày tháng ấy không gì so sánh được!
    Sông Luỹ ơi!!!

    Trả lờiXóa
  4. Bạn đã không ít lần thất bại trước bức tường tự phong toả của Cô giáo,vì nhiều lẽ:
    1/Bạn không phải là thầy thuốc giỏi mà chỉ là một gã lang vườn cảm tính thừa,lý tính thiếu.
    2/Toa thuốc hay vẫn trở thành vô nghĩa nếu bệnh nhân không hợp tác.
    Không hợp tác vì không tin mình có bệnh,bệnh là của thế gian.
    Tư cách chữa trị của bạn bị phủ nhận hoàn toàn
    3/Bạn tìm thầy giỏi-thuốc hay nhờ trợ giúp nhưng bạn đủ rõ bệnh lý để khai,mà không Thầy thuốc nào có thể chữa bệnh thành công qua một trung gian cả,chưa kể việc chối từ của họ vì biết kết quả bằng không(ở những người tỉnh táo,hihi!)...

    Đó là những chập chùng đầu tiên mà bạn cần phải bước,dại khờ ơi,dừng lại!

    Trả lờiXóa
  5. " Song Luy oi,..." that xuc dong! Voi muon van kho khan, thieu thon cua "nguoi mo duong cho tri thuc".Cung tu do, moi thay het duoc gia tri cua nguoi thay va cai dang quy cua "nguoi di tim con chu". Du k trai qua giai doan gian kho nhu the nhung tui lai thay thuong lam sao!tiec lam sao! tui tin rang ai da doc qua bai nay cung se hieu tui thuong gi, tiec gi...xin duoc chia se 1 chut voi "nguoi cua thoi song Luy"!

    Trả lờiXóa
  6. Tui chưa dược ăn trái sung bao giờ nên nghe-thấy bỗng thèm!

    Trả lờiXóa
  7. thoi gian cu mai troi, ki uc cu mai xa voi...Nhung nhu ki uc con de lai la nhung niem vui, moi ngay lai co them mot khoanh khac dep, de mai mai trong moi ki uc duoc luu lai trong moi trai tim... Vi trong moi trai tim do luon kinh trong( xem nhu mot nguoi ong nguoi thay)...Moi cu chi va nhung hanh dong pe dai ay tuy co chut tho ngay cua tuoi hoc tro trong sang pha lan mot chut doi hon, nhug dieu ay lai dem cho ta mot chut yeu thuong va mot chut nho nhung nua?...?Gia rang nhug ngon nui ay mai dung sung sung hieng ngang nhu the...van hon nhien nhu the...20/11 mai la mot ki uc kho wen kho fai...du thoi gian co xoa nhoa theo nam thang...du chu co fai mo nhug long ac da khac ghi thi khong bao gio ua mau...Chung em... LOVE teacher....

    Trả lờiXóa
  8. cam dong wa!song luy que mjnh

    Trả lờiXóa
  9. cảm động wá!!!!♥♥♥♥♥♥♥

    Trả lờiXóa