Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

051- BUỒN ƠI CHÀO...SÂU !

---------   
          @Tưởng rằng đã vui
         Nay MF phải thốt lên thêm Buồn ơi, chào...sâu [ăn theo tựa sách của F. Sagan (1)]. Tại sao phải buồn, dù chỉ...chừng 5 phút thui ? Bạn nên kiên nhẫn theo dõi cái khề khà của bác trẻ nhà Cà phê đã nhé. Tưởng rằng chỉ nên nói điều vui cho thấy cuộc đời thêm tươi. Nào ngờ trong...Giáo trình "Địa lý kinh tế - xã hội thế giới" được dùng để giảng dạy cho sinh viên một số khoa thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và một số trường khác có học môn này...(phần gạch dưới là nguyên văn in trong giáo trình trên) đã viết về Hoa Kì với một số ý nên xem lại. 
          Cần lắm ít nhất một trang đính chính mà không thấy in kèm !

         @Buồn như con...chuồn chuồn 
         Phần nước Mĩ trong giáo trình (GT) này từ trang 68 tới trang 86 viết về "ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI  HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ " có một số hạt sạn . 
         Buồn vì, nói một cách rất MF, chính là có nhiều con sâu trong nồi canh. Thành thử ở đây chỉ làm công việc nhặt sạn, bắt sâu có hại mà thui. Và cũng xin thứ lỗi vì, có thể lượm chưa hết sạn, hay nhìn nhầm hạt cơm... Chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận cho sáng tỏ phải không các bạn nhà MF ? Hơi khách sáo một tí rùi...
          Xin lưu ý : Con số ở sau mỗi dấu gạch (-) là số trang trong GT, những phần in nghiêng là của GT, có gạch dưới để nhấn mạnh.

         @Nào hãy bắt đầu ( và chỉ giới hạn ở phần Hoa Kì thui !)
-(68) Thủ đô ghi đơn giản là Oasinhtơn. (đã đề cập đến vấn đề này ở đây)
-(68) Hoa Kỳ có 50 liên bang (lẽ ra là 50 tiểu bang/ bang)

-(68) phía nam giáp Mêhicô với biên giới dài 143 km . (Thật ra biên giới giữa hai quốc gia Mĩ- Mêhicô dài tới 3.169 km. Mĩ có 4 bang dọc theo đường biên này, Mêhicô có 6 bang). 

Lằn ranh phân chia hai nước Hoa Kì - Mexico


Biên giới Hoa Kì -Mexico 

-(68) Vị trí địa lý của Hoa Kỳ nằm giữa hai đại dương lớn (hihi, có cả 2 từ " đại" và "lớn " nữa cơ chứ, đã đề cập ở bài viết này )
Chỉ trong trang 68, mở đầu bài học về Hoa Kì cho SV, đã có sâu nhóc nhóc lun

-(69) Nui Yooc (in tên phiên âm sai quá xa, lỗi này chắc do người sắp chữ (!))
-(69) bão lớn dọc vùng biển Atlantic (trang 68 đã ghi tên tiếng Việt là Đại Tây Dương, sang trang sau ghi Atlantic mà không chú thích).
-(70) các bang miền Nam như...., Oklahôma, Luiziana,và Caliphoocnia
         Bang California của Mĩ tùy theo tác giả xếp loại, có thể thuộc một trong các vùng dưới đây, và chưa thấy ai ghi thuộc miền Nam.
       a+Tây Thái Bình Dương (Region 4 -West Pacific- theo US Census Bureau), hay
       b+Tây Nam Thái Bình Dương (Pacific Southwest Region) ;
       c+Thái Bình Dương (Pacific States) (geography.about.com) ;
       d+Tây Nam (Southwest)  (geography.about.com) ;
       e+Tây (www.ehow.com) ;...






Bang California thuộc vùng Thái Bình Dương (Pacific Region)


-(71) Mỗi năm hiện nay Hoa Kỳ vẫn có tới 700 người nhập cư hợp pháp và 250.000 người nhập cư bất hợp pháp. 
         Hai con số người nhập cư này lớn hơn rất nhiều : ước gần 8 triệu người nhập cư -hợp pháp lẫn bất hợp pháp- đến Hoa Kì từ năm 2000 đến 2005, ước đạt 1.000.000 người hợp pháp/năm  và từ 700.000 đến 1.500.000 người bất hợp pháp/năm từ năm 2000 đến nay (wikipedia.org).

Người nhập cư bất hợp pháp   (deathby1000papercuts.com)


-(71) Hoa Kỳ có kết cấu dân số trẻ .
         *Một trong những điều kiện để xếp loại "dân số trẻ" có : 
         Tỉ lệ trẻ em từ 0-14 tuổi chiếm > 35 % dân số (2)(Hoa Kì chỉ đạt : 19,8 % -năm 2010, theo US Department of Census- nên không thể nói kết cấu dân số của Hoa Kì thuộc loại trẻ). 
        *Vả lại mốc tuổi phân chia hai  nửa bằng nhau : phân nửa già, phân nửa trẻ (median age) của Hoa Kì là 36,8. Nói một cách khác, Hoa Kì có phân nửa dân số dưới tuổi 36,8 thì càng không thể gọi dân số Hoa Kì là trẻ ! (Phân nửa dân số VN dưới 27,4 tuổi)(wikipedia.org)
Bản đồ về  Median age của thế giới (wikipedia.org)
        *Mười nước có phân nửa dân số thuộc nhóm trẻ nhất, dưới 17 tuổi :

        @Và còn gì để nhặt nữa không ?
        Thật ra cũng còn một vài chỗ nữa như :

-(73) Haoxtơn.(Đây là phiên âm tên thành phố Houston thuộc bang Texas theo GT). Còn nếu theo phiên âm của Cambridge University Press thì như hình dưới đây :



-(82) Chú thích chăn thả trâu, bò trên đồng cỏ tự nhiên : phần chú thích và phần vẽ trong lược đồ không nhất quán. Về con TRÂU ở Hoa Kì, chắc phải xem lại nữa ! Vì ở đây có bison, là con bò rừng (American buffalo) thui mừ, làm gì có nhiều con trâu (water buffalo) nghé ọ ở vùng châu Á (3) như ta.
Chú thích và phần vẽ trong lược đồ đáng lẽ phải giống nhau (xem 2 vòng tròn trắng)
Tem phát hành 1898 : vẽ cảnh dân bản địa săn bò rừng 




           @ Mày đây hả... bưởi ? 
          Coi vậy chứ trong một số sách tham khảo dành cho HS lớp 11 của ta hiện nay, giáo trình này được trích dẫn dài dài... Hihi, tội nghiệp thật đấy : chốn ...giang hồ hiểm ác, vàng thau lẫn lộn, biết đâu mà lường để cho con trẻ nhỏ (học sinh) và con trẻ vừa vừa (SV) phòng thân. Huhu...! 
         MF tưởng tượng viết và xuất bản sách kiểu như thế này sao giống như chuyện rải đinh của mấy tay Đinh (Văn) Tặc dạo gần đây quá ! Mà rải trong...nhà trường mới ghê chứ ! Bạn  nghĩ sao ?
         Hay đây là một trong những kiểu làm cho dân...khôn hơn ? Vì  khi còn trong nhà trường phải thực hành những bài tập lựa vàng ra vàng, đinh ra đinh để đối phó với đời mai sau ? Thui thì tự ta phải học, học nữa, học mãi, cho tới khi vô...hòm mới hết học vậy.
Có tên tác giả, tên giáo trình và nhà xuất bản, HN, tháng 8 năm 2006.

-------
(1) : Có thể xem thêm tí về "Buồn ơi chào mi" của F. Sagan  tại đây.
(2)Theo các tác giả :
-Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Lê trong "Dân số học đại cương", ĐHQG Hà Nội, 1997 ;
-Lê Thông, Nguyễn Hữu Dũng  trong "Dân số, môi trường, tài nghuyên" , Giáo dục, HN, 1999 ;
-Nguyễn Kim Hồng trong "Dân số học đại cương", Giáo dục, HN,2001 ...
(3) : Xin xem thêm thông tin về con trâu ở Hoa Kì theo đường dẫn này.
-------
(Lượm đinh của NXB GD, rùi lại trích dẫn sách của NXB này, sao thấy...kì kì !)
-------
@Bạn có thể xem thêm các bài sau đây về SGK (sách giáo khoa) :
010- SGK : HÃY TRẢ LẠI TÊN CHO NỮ THẦN ISIS
022- SGK : ĐẾN WASHINGTON...NÀO ĐÂY ?
001- SGK : Nước Mĩ hiện nay có bao nhiêu bang ?

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

050- TEM THƯ : NGÀY TÀN CÒN XA ?

---------
          Ngày xửa ngày xưa, chuyển tin tức từ người gởi đến người nhận có thể do nhiều nguồn : người lính (phu trạm, lính trạm), chim nhạn, bồ câu,...Ngày nay, hệ thống Bưu điện đảm trách đưa thư từ đến địa chỉ người nhận.      

         @Tem thư là nhịp cầu
         " Mỗi cánh thư về từ đảo xa, anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi...". [Lời bài hát Gần lắm Trường Sa của nhạc sĩ Hình Phước Long(*)]. Thư từ chính là nhịp cầu làm vơi đi những nỗi nhớ nhung người thân yêu. Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,... trông mong từng cánh thư qua đường bưu điện. Và chính con tem dán trên đó là "chứng nhân" nối liền hai nơi : đi và đến. Nếu thư không có dán tem thì nhịp cầu thương yêu không thể hình thành, và có thể bị ...phạt : vì chưa trả phí tổn cho việc nối nhịp cầu nhớ mong.

H1 :Một phong bì thư có dán tem (Mĩ).(wikipedia.org) 
         @ Vì sao có con tem đầu tiên trên thế giới ?
         Con tem đầu tiên trên thế giới được phát hành ở nước Anh vào ngày 1 tháng Năm 1840. Qua đó người gởi mua tem dán lên thư như chúng ta đã thực hiện lâu nay. Trước kia người nhận thư phải trả tiền. Nhiều khi họ không thể trả hoặc không muốn tốn tiền cho chuyện này. Hoặc có khi hai người gởi và nhận thư đã giao ước trước một số dấu hiệu trên bì thư, để biết tình hình từ nơi gởi đi mà không tốn chi phí (tạm gọi là ăn gian !). Và người nhận thư bảo, thư này lầm địa chỉ !  Thế là hệ thống chuyển thư thất thu. 
         Từ khi có những cải cách về bưu chính ở nước Anh với việc người gởi mua tem dán lên bì thư trước - theo ý Sir Rowland Hill, số lượng thư từ tăng lên nhanh chóng, gấp 5 lần trong khoảng 10 năm kể từ 1840 (76 triệu tăng lên 350 triệu).
       
H2 : Con tem đầu tiên trên thế giới - Hình Nữ hoàng nước Anh Victoria (giá chừng 3.000USD)(2)
H3 : Một trong những con tem thuộc loại hiếm của Mĩ, giá có thể đến 42.500 USD (2) 
          @Tem thư dùng ở VN những ngày đầu tiên
         -Con tem đầu tiên được phát hành tại nước ta vào 1863. "Tem hình vuông, có hình con diều hâu, biểu hiệu của vua Napoléon III..."(1). Năm sau, người dân được sử dụng dịch vụ bưu chính trong một số địa phương. Từ Sài Gòn đưa thư về Mĩ Tho mất 21 tiếng đồng hồ (1). 
         -Theo trang Wikipedia, tem dùng cho các thuộc địa Pháp được đóng dấu đè để sử dụng ở Nam Kì (1886), ở Bắc và Trung Kì (1888).
H4 : Tem được đóng dấu đè để sử dụng ở miền Bắc và Trung nước ta 1888 (wikipedia.org) 
H5 : Tem sử dụng ở miền Nam năm 1889 (wikipedia.org) 
       
         @Một vài kiểu tem 
         Thông thường là tem có hình chữ nhật nằm hoặc đứng. Tuy nhiên đôi khi vẫn thấy một số nước phát hành tem không theo lẽ thường. Dưới đây bạn sẽ gặp những kiểu tem có hình dạng "phi truyền thống" : hình thoi, thang, tròn, tam giác. Và theo ý riêng bạn, còn có dạng nào mà MF chưa kể ra đây ?
-Tem hình chữ nhật 

H6 : Tem Canada (1908) (wikipedia.org)

H7 :Tem VN mới phát hành (2010)(vietstamp.net)
 -Tem hình thoi :


H9 : Tem Costa Rica (1937) (wikipedia.org)

-Tem hình thang :


H10 : Tem hình thang của Malaysia (hình phi thuyền không gian)(MF)

-Tem hình tròn :

H11 : New Zealand phát hành tem tròn. Dân sưu tầm tem chắc là mê lắm ! (thunderguy.com)

H12 : Tem tròn của lãnh thổ Hông Kông (bestnetguru.com)
H 13 : Tem tròn từ Singapore (MF) 

-Tem hình tam giác :

H14 : Tem tam giác của Ecuado (Nam Mĩ), 1907. (wikipedia.org)
H15 : Tem Nepal  (philimpex.net)



          @Tem thư ngày nay
          
         Hiện nay, máy tính nối mạng với các hình thức : chat, chat có tiếng nói, chat thấy cả hình, e-mail,...thậm chí gởi cả hình ảnh qua mạng chỉ trong vài cái bấm chuột ! Tin tức nhanh chóng đến tay người thân trong tích tắc dù bất kể khoảng cách, chỉ cần có máy tính nối mạng ! Không còn phải chờ đợi hàng tuần, hàng tháng...qua thư từ của đường bưu điện nữa rùi
         Vai trò của thư tín truyền thống, của tem thư có phải chăng vì thế bị lu mờ ? Nhà Cà phê Sữa cả mấy năm qua không hề mua một con tem nào cả. Và bạn có thấy dường như từ khi chia ra làm hai bộ phận : Bưu chính và Viễn thông, nhân viên ngành Bưu có vẻ ...eo xèo hơn bạn bè của mình bên ngành còn lại ?
         Có khi nào bạn nghĩ rằng sau khi ra đời hơn 170 năm, đến một ngày không xa nữa, chỉ còn giới sưu tầm quan tâm đến con tem bưu chính không ? Vì, nhiệm vụ lịch sử của con tem-nhịp cầu nối những chờ mong- sắp chấm dứt chăng ?  
      
          @Món dọn thêm :
         Bạn đã bao giờ gặp tem in nhầm chưa ? Có thể người ta thích sưu tầm vì chúng thuộc loại hiếm. Nếu Bưu điện phát hiện kịp, loại này đã bị thu hồi (và hủy !). Ta xem thử H16 dưới đây, và bạn nên nhìn lại H3 để biết tại sao con tem in hình máy bay đó giá lại cao ngất trời nhé !

H 16 : Bản đồ VN bị in ngược ở con tem thứ 3 từ trái sang. Bạn thấy chưa nào ?(MF)
         Thật ra một số loại tem hiếm có thể do những lần in khác nhau nên ít hay nhiều nét hơn ở một vài chỗ trên hình vẽ hay hình chụp, phải dùng kính lúp mới nhận biết được, chớ không đơn giản như hai trường hợp vừa kể trên. Một số cuốn Tổng mục tem (Stamp catalogue) có chỉ rõ cho người sưu tầm tha hồ tìm kiếm, khá hấp dẫn vì tem hiếm giá cao hơn tem bình thường như bạn đã thấy. 


-------
-Khi dán tem để gởi thư đi, bạn nên dán như H1 (góc trên, bên phải của bì thư nhé !). 
- Nguồn :
+ Xin xem thêm ở đây  về tem thư và cách sưu tầm tem.
+ (1) : Lịch sử  bưu hoa Việt Nam, Nguyễn Bảo Tụng, SG 1964.
+ (2) : Xem thêm thông tin tại trang này
+ (*) : Xim bấm vào cụm từ "Gần lắm Trường Sa" ở trên để xem/nghe bài hát từ YouTube hay bấm ở đây
+ Nhạc : Mời bấm theo đường dẫn này để nghe/xem Thanh Thúy hát  GẦN LẮM TRƯỜNG SA.     
+ Wikipedia.org 

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

049- NẰM MƠ MỚI GẶP BIỂN

--------- 
         Dân ta đã quen với cá biển, muối biển, tắm biển, vịnh biển,  bão to từ biển,...Nhưng còn có những nước khác không có biển. Có lẽ người dân ở đó chỉ xem thông tin trên mạng, xem TV, đi du lịch hay...nằm mơ mới thấy và gặp được biển mà thui

H1 : Vịnh Hạ Long với các đảo đá vôi bị nước biển ăn mòn (chudu24)


H2 : Biển - Trời Ninh Chữ, Phan Rang, Ninh Thuận
         @Những nước không giáp biển
         Số này không nhiều so với nhóm ngược lại. Người ta thống kê có:
 + 44 (1) quốc gia và vùng lãnh thổ, (thêm West Bank), hoặc 
 + 47 (2). (Hơn 3 là kể thêm   Kosovo,  Nagorno-KarabakhNam Ossetia Transnistria)
         Có sự khác biệt về số thống kê do vùng lãnh thổ có tên trong dấu ngoặc kể trên được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi hay không.


H3 : Những quốc gia và vùng lãnh thổ không có bờ biển (wikipedia.org)
         @ Xứ bị bao bọc 2 lần
         Quốc gia bị đất bao bọc chung quanh hai lần có nghĩa người dân ở xứ này muốn ra tới biển phải qua hai biên giới nữa. Có 2 quốc gia như thế :
       +Liechtenstein ở Trung Âu bị Thụy Sĩ và Áo bao bọc. 
   +Uzbekistan ở Trung Á  chung quanh là  Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan,  và Turkmenistan.   
        Những nước phía ngoài này cũng không giáp biển !

         @ Liechtenstein ở đâu trong châu Âu ?


H4 : Liechtenstein trên bản đồ thế giới và châu Âu (svr225.stepx.com)


H 5 : Liechtenstein với thủ đô VADUZ (bên phải là Áo,bên trái :Thụy Sĩ) (www.state.gov)

H6 : Thủ đô VADUZ  của Liechtenstein (bettyontgheroad.blogspot.com)
         Liechtenstein với diện tích 160 km2, nằm trong vùng núi Alps, có 35.000 dân, thủ đô : Vaduz (chỉ có khoảng 5.000 dân). Là quốc gia nói tiếng Đức nhưng không có chung biên giới với Đức !
        
H7 : Vaduz nhìn từ trên cao (www.asia.com)
         
         @Uzbekistan  
         Có diện tích lớn hơn VN, với 447.000km2, dân số hơn 26,6 triệu (2009). Thủ đô :Tashkent. Các bạn có thể tham khảo thêm ở đây.
         Ta hãy xem tạm vài hình ảnh của nước này :

H8 : Uzbekistan và các quốc gia láng giềng (mapsof.net)
H9 : Thủ đô TASHKENT  (www.orexca.com)
H 10 : Người dân Uzebekistan 
H11 : Trẻ em (wikipedia.org)

         @ Dân các nước không giáp biển chắc có ước mơ du lịch biển, tắm biển,...cho thỏa thích.( Đã có lần ta chiêu đãi các bạn Đội tuyển bóng đá Lào chuyến du lịch biển đấy thôi !). Nếu chưa đạt ý nguyện thì, chỉ có thể nằm mơ mới gặp biển, một giấc mơ đẹp ! Cỏ ở đồi núi xa xa kia luôn xanh hơn cỏ dưới chân mình chăng ?
         Còn bạn, đã lên kế hoạch đi đến Vũng Tàu, Mũi Né hay Ninh Chữ, Nha Trang, Vịnh Hạ Long,... chưa vậy ?

-------
(1) : CIA World Factbook 
(2) : Wikipedia.org 

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

048- TỪ LÊ LỢI ĐẾN LÊ THÁNH TÔNG

---------
         Tối mùng Hai Tết Sài Gòn. Đường phố thưa người hơn bình thường một chút. Không thấy lô cốt những nơi bác của anh chàng Cà phê Sữa đi qua. Không cảnh kẹt xe ở những giao lộ. Nhưng những dãy lô cốt ngày nào được thay thế bằng mặt đường với nhiều vết thẹo lồi lõm vô định hình. Có lẽ cũng là một trong những cách để không ai chạy nhanh nhằm giảm va quẹt chăng ?
  
         @Dọc theo đường Lê Lợi 
         Xe hai bánh chen nhau như ngày thường vào những giờ cao điểm. Với những nét năng động thái quá : đèn đỏ còn 2-3 giây cũng vọt lên hoăc có người bóp còi inh ỏi như thúc giục những ai phía trước chưa chịu nhúc nhích. Sớm vài giây trong trường hợp này có lợi được gì đâu nhỉ ?

Lung linh, huyền ảo cho biểu tượng  thành phố

Đầu đường Lê Lợi đã thấy màu sắc lễ hội

Dòng người chen nhau trên những chiếc xe 2 bánh.

Xa tit cuối đường là Nhà Hát thành phố 


Nhiều đồ chơi hấp dẫn trẻ em






Cùng chúc nhau một năm mới tốt lành


         @Đầu đường Nguyễn Huệ 
         Dọc vỉa hè Lê Lợi dòng người đi bộ cũng nườm nượp. Từ người lớn cho đến giới trẻ, thêm khách nước ngoài kèm máy ảnh trong tay. Đáng ghi nhận một cái Tết Phương Đông cả đời khó thể nào quên mừ ! 


Một khách nước ngoài đang chụp ảnh kỉ niệm tại đầu đường Nguyễn Huệ.

Hai con Mèo đang làm duyên chào khách đến với đường hoa.

Nhìn về vòng xoay : êm dịu một màu xanh ngọc bích

Nhà hát ở cuối đường
Bên trái là góc Lê Lợi - Nguyễn Huệ
Bên phải cũng đông vui không kém. Tha hồ ghi hình vì mỗi năm chỉ có một lần
         @Đến cuối đường Lê Lợi

Khách sạn Continental 
Nhà hát Thành phố đây rồi


Khách sạn Caravelle
Đi về phía bờ sông Sai Gòn
         
         @Đến đường Lê Thánh Tông

Vòng qua đường Lê Thánh Tông : Hơi bị âm u !


Giao lộ Lê Thánh Tông- Đồng Khởi 


Trụ sở UBND Thành phố


Đèn màu vui mắt phía trước UBND TP HCM
         @Trở về nơi xuất phát

Nhìn về vòng xoay trước Chợ Bến Thành 

Bạn có muốn đi một vòng nữa không ?
         Đó, cuộc xuất hành đêm mùng Hai Tết Tân Mão của MF. Xin ghi lại một số hình ảnh về đoạn đường từ Lê Lợi đến Lê Thánh Tông để các bạn xem qua vài nét của Đêm Tết Sài Gòn. Hẹn đêm Tết năm sau ...
---------


     
-