Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

106- XEM QUA ATLAS THẾ GIỚI - CỦA NXB BẢN ĐỒ và...

-------

      Rất nhiều Atlas về Việt Nam đã được xuất bản : Du lịch, Hành chánh VN,... nhưng riêng Atlas thế giới thì đến 2007 mới thấy phát hành (!). Không rõ nhận xét này đúng không, vì trước đó MF chờ đợi hoài : 
       Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy. 
       Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. 
            Ngàn dâu xanh ngát một màu. 
    Atlas (thế giới) chưa có, ai sầu hơn ai... 
      (Hihi, nhại Chinh phụ ngâm vài câu thui mừ !)
      Vào năm ấy, giá vàng cỡ 1,3 triệu VNĐ/chỉ và giá bìa cuốn Atlas thế giới ghi 95.000 VNĐ. Đến nay giá vàng đã là 4,5 triệu VNĐ/chỉ, và giá bìa cuốn Atlas vẫn như vậy. Thế thì nay đã rẻ quá rùi đó, mua vô để làm tư liệu tham khảo đi bà con ! Dù kiến thức không phải  lúc nào cũng định giá bằng...vàng, chỉ xin so sánh... khập khiễng tí đỉnh cho dzui !
Bìa tập Atlas thế giới, NXB Bản đồ, Hà Nội, 2007 
       @Sơ lược về tập Atlas thế giới này
     
       Có tất cả 83 trang được đánh số, Atlas chia ra nhiều phần : Bản đồ bầu trời sao ; Sơ đồ (các hành tinh thuộc hệ mặt trời/cấu tạo trái đất/các mùa trong năm) ; Bản đồ tự nhiên và hành chính các châu lục/các vùng /..(Đây là phần chính từ trang 8 đến hết trang 47).

Trang 31 : Bắc Mỹ hành chính (trích một phần để bạn thấy phần Việt hóa các địa danh) 

       Ngoài ra còn có phần in " Quốc kỳ, tên quốc gia, thủ đô và diện tích dân số của các quốc gia" ; Một số thông tin về các châu lục ; Tra cứu địa danh ; Mục lục (ở trang 83).

       @Lại có sạn trong chén cơm chăng ?
       Xin có vài nhận xét sơ khởi về một số nội dung nên xem lại sau đây :
       -Trang 30 : "ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MÊ HI CÔ" : 
       +Nếu ĐB này nằm trong nước Mĩ, chắc không ai gọi như thế, vì thiếu 1 từ "Vịnh".
     +Nếu nói về chung cả Bắc Mĩ, người ta gọi : ĐB Vịnh Mexico (kể cả phần ven vịnh của 2 nước Mĩ và Mexico).

Hình 6 cạnh vàng, theo Atlas TG: ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MÊ HI CÔ.
Hình 6 cạnh đỏ : sai rùi đó (Phlo-ri-a) : lỗi của người...đánh máy !

Người Mĩ gọi ĐB nằm trong nước mình này : ĐB (vùng) Vịnh  (www.sagessite.com) 

       -Trang 32 : Thủ đô Oa sinh tơn (thiếu 2 mẫu tự DC). Ý này MF đã nói trong bài 022- ĐẾN WASHINGTON...NÀO ĐÂY ?

       -Trang 38Vị trí hoang mạc Kalahari
       Hoang mạc Kalahari (mời bạn xem hình)- là 1 phần của bồn địa cùng tên- không thể nào nằm phía dưới sông Orange như trong Atlas thế giới này đã in. Mời bạn xem vị trí chưa đúng (ở trên) và đúng (ở dưới). Và xin bạn xem luôn bài nói về hoang mạc này ở đây

Theo Atlas thế giới VN đã in chưa đúng vị trí của HM Kalahari , trang 38.
HM Kalahari phải ở gần chí tuyến Nam và phía trên sông Orange
(
Theo Atlas thế giới của Thái Lan, trang 72 )    
       -...
       Hình thức :
       -Các địa danh trong Atlas đều phiên âm ra tiếng Việt thể hiện nét rất riêng của Atlas thế giới do người Việt làm ra. Giá phần này đưa phần tra cứu địa danh, để phía sau thì hay biết mấy, vì không làm hỏng phần quốc tế của Atlas ! Tức là giữ nguyên địa danh theo thứ tiếng thông dụng nhất là tiếng Anh, và các nhà biên soạn nhà ta cứ biểu diễn /trình diễn phần phiên âm của mình cho được đại- chúng- hóa thì cứ để riêng nơi phần phụ lục. 
       Một số từ nên xem lại :
     +Hoa Kì :

Phiên âm trong Atlas
Từ gốc
Phiên âm  
Chú thích
Trang
Au stin 
Austin
ˈɒstən
Thành phố
32
Ba tơn Râu
Baton Rouge 
ˌba-tən-ˈrüzh
    “
32
Sác  
Charlotte
ˈshär-lət
    “
31
CA RÔ LI NA
Carolina
ˌkærəˈl
   Tiểu bang
32
PHLO RI A
Florida
ˈflɒrɪdə
Bán đảo/
Tbang
30
GUY MING
Wyoming
waɪˈəʊmɪŋ
    “
32
KEN TÚC KY
Kentucky
kenˈtʌki
    “
32
NIU Ô LÂN
New Orleans 
ˈȯrl-yənz
    “
32
TEN NÉT SE 
Tennessee
ˌtenəˈsiː
    “
32
U TAN 
Utah
ˈjuːtɔː
    “
32






       +Quốc gia khác : Lạ nhất có tam ngữ Hán-Việt-Anh tập trung trong từ Luân đôn đây ry rất ư là sáng tạo dưới đây !

Phiên âm trong Atlas
Từ gốc
Phiên âm
Chú thích
Trang
Ga ro na 
Garonne
  ɡaʁɔn
Sông, Pháp
26
Luân đôn đây ry 
Londonderry
ˈlʌndənderi
Thành phố, Bắc Ireland
25
Niu ca xlơ 
Newcastle
ˈnjuːkæsl̩
Thành phố, Anh
25
PLI MUT 
Plymouth
ˈplɪməθ
       “             “
25






    
        @Giúp em kiểu ấy, bằng mười hại em... rùi !
        Đối tượng nào sẽ sử dụng tập Atlas này ? Đa số sẽ là học sinh, sinh viên, những người muốn tìm hiểu về thế giới... Có phải chăng chúng ta đang phổ biến tiếng Anh xuống tận cấp phổ thông cơ sở ? Xuất bản quyển sách về thế giới mà tất cả đều qui về tiếng Việt một cách ngọng nghịu kiểu này, phải chăng là đã khinh thường người xem quá sá cỡ ! Và như thế vô tình cắt đi phần liên lạc với thế giới mạng mà tài liệu, bản đồ bằng tiếng Anh rất nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết. 

       @Nghía thử một tập Atlas thế giới của nước bạn Thái
       Thái Lan, nước có hệ thống chữ khác ta hoàn toàn, nhưng có tập Atlas thế giới như...Tây gốc Thái. 
       Tập Atlas gồm 179 trang có đánh số, bao gồm : 
      +Các bản đồ thế giới về nhiều mặt: chính trị, hình thể, khí hậu, dân số,...(trang 4-35).
       +Bản đồ các châu lục, các vùng, các quốc gia (trang 36-93).
       +Thống kê số liệu các quốc gia. (trag 94-101)
       +...
Atlas thế giới của Thái, giá bìa 349 Baht (# 235K VNĐ, tỉ giá 700 VNĐ/BAHT) 

     -Như Tây : vì hợp tác với nhà xuất bản nước ngoài là Anh (Oxford University Press) để có bản in phần nội dung của Tây. Danh tiếng của Oxford U.P. bảo đảm rùi còn gì !
       -Gốc Thái : phần chú thích, tên bản đồ bằng tiếng Thái. Phần tra cứu địa danh in song ngữ Anh-Thái (từ trang 108 đến 144) và Thái - Anh (trang 144 đến 179, xếp theo địa danh trong từng quốc gia). Như thế ai muốn đọc tiếng Anh qua chữ Thái và ngược lại, cứ tha hồ...! 

Tra cứu địa danh bằng song ngữ Anh-Thái... 
...và Thái- Anh theo từng quốc gia.
      Nước bạn cẩn trọng ghê chứ nhỉ ! Đâu cần phải mó vào nội dung bản đồ, thứ vốn dĩ làm người ta đã thành danh như nhà Oxford University Press, mà chỉ cần bít đứng trên vai người khổng lồ là được rùi ! Hihi, bạn mà tìm ra lỗi của họ, chắc được thưởng rùi đóa
       Bạn xem đi, cách giải quyết của các nhà xuất bản nước bạn hơn hay thua ta ?

Trang 72- Châu Phi tự nhiên của Atlas thế giới (Thái Lan).
Ta nhỉnh hơn bạn ở cái bìa cứng và sợi dây màu xanh đánh dấu trang.
Bạn hơn ta ở khổ giấy lớn gấp đôi, nhiều trang và nội dung phong phú, bảo đảm thương hiệu
Hai tập Atlas trên đều xuất bản cùng năm 2007.
       @ Vài -lời- gửi- anh- trìu- mến
      Nếu muốn làm nhịp cầu cho người dân đi ra với thế giới trong thời đại thông tin toàn cầu này, đã đến lúc in thêm bản bằng tiếng Anh về Atlas thế giới. (Còn nếu có rùi mà MF chưa được gặp thì...quá tốt ! Khỏi phải bàn nữa ! Hi hi !).
       Và có rất nhiều nhà xuất bản danh tiếng về Atlas thế giới để đảm bảo nội dung, mà ta tha hồ chọn lựa theo các điều kiện khả dĩ chấp nhận. Người ta đã nhặt sạn bao lâu nay rùi mừ ! Cứ để phần phiên âm ở phụ lục, và nên chính xác hơn cho bà con nhờ mà ta cũng đỡ thẹn nữa !
     
       @ Món dọn thêm
       Thử nghía xem cửa hàng sách ở Thái Lan như thế nào đây nhé !
       -Pattaya, thành phố du lịch ven Vịnh Thái Lan. Ảnh được chụp vào ban đêm.

Cửa hàng có bản đồ nhiều loại và sách hướng dẫn du lịch cho du khách


       -Thủ đô Bangkok Người vào xem/lựa/mua/không mua sách không cần gửi túi xách như đa số cửa hàng sách ở ta. 



       @Món tráng miệng (quảng cáo không công). Hi hi
     Bạn mún mua Atlas thế giới của nước ngoài in, và bán ở TP HCM ư ? Hãy thường xuyên mai phục -vì không phải lúc nào cũng có sẵn- ở FAHASA, 40 Nguyễn Huệ, Q1, TP HCM. Nhiều loại, giá từ trên dưới 300k cho đến hơn 1.000k. Tiền càng cao, nội dung càng phong phú, trọng lượng càng nặng và khổ sách càng to. 
       Chúc bạn may mắn !
Trên kệ trưng bày Atlas thế giới ở Fahasa nói trên.
Từ trái qua : tập thứ 2 của nhà DK giá > 600k VNĐ, tập thứ 4 bìa trắng in không đúng :
cho là quần đảo Hoàng Sa của TQ đấy, bạn có nên sử dụng không ?

---------
-Phát âm: http://oald8.oxfordlearnersdictionaries.com/dictionary
-http://www.pronouncenames.com/pronounce
-http://www.howjsay.com
-Xin xem thêm bài về tên thủ đô Washington, DC của Mĩ ở đường dẫn này
---------

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

105- NHẬT BẢN : NUÔI CHIM CÁNH CỤT LÀM THÚ CƯNG

-------


       Lâu nay MF vắng bóng hai anh em nhà Cà phê-Sữa. Không bít chúng có bận hết cua này tới cua nọ không ? Tuy nhiên Cà phê Sữa vẫn có lúc rảnh để tán dóc với em Sữa về chuyện một con chim cánh cụt đặc biệt ở đất nước Mặt trời mọc.

Chú chim Cánh cụt RARA được nuôi ở Nhật Bản
(Ảnh chụp lại từ tạp chí Pacific Friend, số tháng 11-1995)
       @Đôi điều về chim cánh cụt
       -Trên thế giới có từ 16 đến 20 loại chim Cánh cụt. Trong đó, loại lớn nhất là Emperor, con trống có thể cao 1,1m và nặng 35 kg hay hơn. Loại kế đó là King, con trống nặng cỡ 16 kg. 
 Các loại chim cánh cụt  (www.penguinwworld.com)  
       -Nơi cư trú của chim cánh cụt theo như bản đồ dưới đây, từ Nam Cực đến phần phía Nam của các châu lục : Mĩ, Phi, và các nước Australia, New Zealand. 
Vùng sinh sống của chim cánh cụt (màu xanh), Đảo Kyushu của Nhật (vòng màu đỏ). (Wikipedia.org)
       @Chú chim Cánh cụt lạc loài ở Kagoshima

      Rara là một chú chim cánh cụt trống thuộc loại King cao 1 mét, đã sống ở thị trấn Shibushi, tỉnh Kagoshima, thuộc đảo Kyushu  được 10 năm.

Thành phố Shibushi thuộc tỉnh Kagoshima, đảo Kyushu, Nhật Bản
       Do nằm ở phía Nam nước Nhật, nhiệt độ mùa hè ở Kagoshima có lúc lên đến 38 độ C, trái ngược với quê hương Nam Cực của Rara. Ông Yukio Nishimoto, Chủ tịch một công ti xây dựng, có bộ sưu tầm thú cưng : chó, mèo, những con tôm chân dài, lươn màu trắng, nhưng chú chim cánh cụt này rất nổi tiếng ở Nhật Bản.

       @Duyên gặp gỡ
       Một người bạn ngư phủ đã mang Rara đến cho Ô. Nishimoto sau khi tìm thấy chú chim mắc lưới tàu đánh cá hoạt động ở Nam Cực. Lúc ấy chú chim bị thương, nếu thả lại biển có thể chết, nên anh đã giữ lại, chăm sóc thuốc men trên chuyến trở về nhà. 
       Lúc Ô. Nishimoto trông thấy chú chim, ông quyết định giữ nó lại như một thành viên trong gia đình.

Người nuôi Rara, Ô. Nishimoto

       Quyết định ấy mang lại nhiều vấn đề. Tiệm sách không có cuốn nào nói về cách nuôi chim cánh cụt hết. Và liệu chú chàng này có sống sót nổi với cái nóng của đảo Kyushu không nữa !
       Ông chủ tịch công ti xây dựng tiếp tục tìm sách, liên lạc với sở thú và đã cung cấp cho Rara môi trường sống tiện nghi : căn phòng nhỏ có máy điều hòa, có vòi sen.
Một phòng riêng cho Rara với máy điều hòa
        @Thích nghi với môi trường mới
       Từ khi đến Nhật, Rara khám phá ra thú ''shopping''. Điều này bắt đầu khi Ô. Nishimoto dẫn Rara theo khi đến tiệm bán cá gần đó để mua cá cho chú chim ăn. Đi theo nhiều lần giống như chó chạy theo chủ, thời gian sau Rara có thể đến tiệm cá một mình.

Rara bước vào tiệm cá. Người bán đã cầm sẵn trên tay 1 con cá cho chú chim cánh cụt

     Lúc này giới truyền thông như TV và báo chí đã kể chuyện về chú chim cánh cụt có thể gọi là thông minh nhất trong số thú cưng ở Nhật.
       Hai hay ba ngày Rara đến tiệm cá một lần, nó thích cá mòi, cá thu, cá bay...nhưng phải tươi sống. Nếu không có ai ở tiệm nó sẽ la to lên. Đương nhiên tiền cá sẽ tính trong hóa đơn cho Ô. Nishimoto.

      @Cộng đồng quan tâm


       Rara khi đi trông như một người nhỏ bé. Người dân sống dọc đường từ nhà đến tiệm cá thường trông chừng để chú chim không bị xe đạp tung hay ai đó làm bị thương. Cuộc sống Rara thật yên lành với những người hàng xóm tử tế như thế.

       @Vấn đề gì khó khăn cho việc nuôi Rara
      Nhiệt độ ở Nhật Bản là kẻ thù lớn vì không khí ở đây ẩm ướt chớ không khô ráo như Nam Cực. Có lúc Rara bị bệnh về phổi do nấm hay mốc meo gây ra. Nguy có sẽ giảm thấp nếu Rara ở trong phòng nhỏ nhắn, khô ráo của mình. Nhưng chú chàng còn có những buổi đi dạo mua cá ăn nữa chứ ! Nên Rara luôn được xịt nước sạch sẽ khi đi vào nhà.
       Tuổi thọ của chim cánh cụt ước chừng 20 năm. Và Ô.Nishimoto  muốn Rara sống thêm 10 hay 20 năm nữa, vì chẳng những chú chim này là thú cưng thông minh, ma quan trọng hơn, Rara là một thành viên của gia đình ông...

       @Video về Rara trên Youtube
        Bạn có thể xem thêm vài đoạn phim ngắn ghi lại cảnh chú chim cánh cụt đi từ nhà đến nơi mua cá ăn sau đây : 

-------
-Bạn có thể xem tiếp về Rara tại đường dẫn này 
-Nguồn : 
+Pacific Friend, số tháng 11-1995, trang 46-47.
+Youtube, theo 2 đường dẫn trên.
+Wikipedia.org.
-Còn đây là những bài liên quan đến Nhật Bản.
-------

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

104- SGK : THÚ CÓ LÔNG QUÍ Ở LIÊN BANG NGA

-------


      SGK Địa lí 11, bài 8 tiết 3 thực hành LIÊN BANG NGA có ghi ''thú có lông quý''. Vậy loài thú nào có thể được kể tên trong bài kể trên, sống ở vùng Bắc Siberia ?

Áo choàng lông thú từ vùng Siberia, LB Nga  (wikipedia.org)

       @Động vật ở Đài nguyên (Tundra) Siberia


Vùng đài nguyên trên thế giới, màu sậm (windows2universe.org)  


 Vùng đài nguyên thuộc LB Nga, màu tím sậm (ed101.bu.edu)
       Vùng đài nguyên có một số động vật sinh sống : cá, chim, động vật có vú và côn trùng. Vì SGK cho in hình thú có bốn chân, nên ta  bỏ ra mấy loại tào lao bí đao khác đi nhé, chỉ xét đến thú bốn chân ... mà thui.

Bạn để ý hình vẽ trong 3 vòng tròn về ''Thú có lông quý''. Riêng hình ở chú thích in ngược với
2 hình bên trên
 

       Vì hình vẽ trong SGK quá mờ, nên dùng kính lúp thấy lơ mơ biểu tượng thú có mấy nhánh sừng. Nếu vậy chỉ còn lại con tuần lộc, thường kéo xe quà cho Ông già Noel thui hè. Vậy thật sự có phải chỉ có lông tuần lộc thuộc loại quí hay không ? Biểu tượng được in tiêu biểu cho cụm ''thú có lông quý'' ở LB Nga chưa ?

Caribou, còn có có tên Reindeer (Tuần lộc) (wikipedia.org)

       @Thú nào dùng để lấy lông ở Siberia ?
       Thú lấy lông vùng này có thể chia ra : có và không có sừng.
       -Thú có sừng
       +Caribou (có tài liệu cho là khi được con người thuần dưỡng gọi tuần lộc-reindeer). Tuần lộc có khoảng 5 triệu con, được nuôi để lấy sức kéo, thịt, da, gạc, sữa,... Thịt dùng để ăn ; da làm lều bạt, áo khoác, giày.  

Tuần lộc dùng kéo xe ở Bắc Siberia (chụp lại từ NAT GEO, số tháng 3-1998, trang 130-131)
Người Nenets dùng da tuần lộc để làm giày, áo khoác.  (chụp lại từ NAT GEO, số tháng 3-1998, trang 120-121)  

       +Moose (Nai sừng tấm ) : lớn nhất trong các loại nai. Sừng ở con đực có thể dài 1,8m từ đầu này tới đầu kia.
Nai sừng tấm (wikipedia.org)
Da nai sừng tấm (www.flickriver.com)
  +...
       -Thú không sừng :
       Có thể kể ra hàng loạt như : chồn (cáo) vàng, chồn ecmin, chồn gulô (wolverine), sóc, mèo rừng, chó sói, thỏ, cầy mác, và gấu vùng cực nữa... Đa số những con thú lấy lông này có thể tìm thấy ở vùng rừng taiga ở Siberia. Lông thú vùng Siberia thường được gọi là ''Vàng mềm'' vì giá trị rất lớn. 

Chồn đuôi ngắn -Ecmin-có lông màu sậm trong mùa hè... (culter.colorado.edu)
...và thành màu trắng trong mùa đông  (culter.colorado.edu)   

       Đứng đầu danh sách da thú có giá trị nhất thế giới là chồn vàng vùng Siberia. Lông chúng có nhiều màu, nhưng quí nhất là màu đen, được ví như ''kim cương đen''. Áo choàng lông chồn vàng rất dày, thật mềm, mặc ấm. Một tấm da loại này giá 150 rúp, trong khi tấm da sóc 5 rúp, tấm da chồn ecmin trắng 16 rúp ở thập niên 1990.
Chồn vàng   (wikipedia.org)

Áo choàng lông thú vùng Siberia (wikipedia.org) 

     Đặc biệt là áo choàng lông chồn vàng vùng Siberia có giá trị nhất. Vậy chắc chắn đây là một trong những loại thú có lông quí của Siberia rùi chứ gì ? 
      Ta nên lưu ý SGK Địa lí 11 in hình biểu tượng ''thú có lông quý'' trong bài 8 tiết 3 thực hành là thú có sừng. Hợp lí hay chưa còn phải suy nghĩ thêm nữa ! 
       Hic hic, SGK mà bắt người dạy/người học phải động não thêm mới là hay đấy chứ nhẩy ! Vì như thế mới khơi gợi người ta phải học suốt đời ! Thâm thúy thật !

       @Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái vùng Siberia
      Hàng triệu động vật có bộ da-lông như các loại chồn, cầy, chó sói, mèo rừng, hải li, rái cá và những con khác,... đã bị giết hàng năm. Vì áo lông thú vẫn còn là biểu tượng cho sự giàu có trên thế giới và giá cả loại này tiếp tục tăng lên. Điều này hấp dẫn thợ săn đến Siberia khai thác lông thú. Một số thành phố mọc lên do việc khai thác, kinh doanh mặt hàng liên quan đến thời trang này. Đã có thời người ta đổ xô về Siberia khai thác chúng, như ngày xưa đua nhau khai thác vàng ở miền Tây Hoa Kì.
       
Bao nhiêu con chồn vàng chết đi để làm ra tấm áo choàng này ? (businesscentrehello.blogspot.com)

       Nhiều loài động vật đã bị giết để làm ra áo. Cần hàng trăm tấm da sóc để tạo nên một chiếc áo choàng. Người ta nghĩ rằng Siberia rộng lớn bao la, tài nguyên vô tận. Thợ săn mặc tình săn thú hoang dã mà ít quan tâm đến việc duy trì các quần thể động vật, có loại đi dần đến tuyệt chủng.

Bộ lông chồn vàng : đã sẵn sàng làm nên áo choàng quí giá ! (wikipedia.org) 

       Nuôi thú lấy lông đã được người dân thực hiện để giảm bớt việc săn bắt động vật hoang dã. Tuy nhiên việc này còn lắm khó khăn vì phải đầu tư nhiều công sức ! Vào rừng săn thú dễ dàng hơn chăng ?...

       @ Một- phút- suy- tư
       Lông thú vùng Siberia giá trị cao nhất thuộc về chồn vàng. Vậy nói lông quí mà in hình thú có sừng là không hợp lí /không công bằng đối với loài này và các loài không sừng khác nữa. 
       Nên chăng tìm biểu tượng khác in và nói cho rõ hơn, đừng nên thực hiện kiểu...nhá nhem/nhập nhằng /chưa công bằng như thế...(Hihi, nếu viết ra rõ ràng thì lèm gì có bài này trên MF chứ !) 

         @Món dọn thêm : Thà khỏa thân hơn mặc áo lông thú

Chống sử dụng lông thú làm y phục. (www.peta.com)
   
    Nhiều người ủng hộ phong trào chống sử dụng lông thú đã lấy ý tưởng khỏa thân để cho công chúng chú ý về việc giết thú lấy lông. Những con vật này đã bị điện giật, cho chết ngộp dưới nước hay ga ...chỉ vì thời trang. Có con bị lột da trong khi vẫn còn sống. Điều này tạo ra vô vàn đau đớn cho con vật, chưa nói đến việc dẫn tới sự  mất cân bằng sinh thái.
       Riêng bạn, bạn nghĩ sao ?
-------
Nguồn : 
-Wikipedia.org
-http://www.blueplanetbiomes.org
-http://www.animalcorner.co.uk
-http://www.ehow.com
-Các trang có sử dụng hình.
-------
-Mời bạn xem thêm chủ đề SGK (Sách giáo khoa) ở đây.
-------