Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

063- ATLAT LÀ GÌ ? ATLAS LÀ AI ?

---------           
         Học sinh lớp cuối cấp THCS và THPT Việt Nam - lớp 9 và lớp 12- biết nhiều hơn đến tập Atlat ĐỊA LÍ VIỆT NAM của NXB Giáo dục từ khi đề thi tốt nghiệp chú trọng phần thực hành bản đồ, thay vì chỉ với những câu hỏi lí thuyết hay thực hành biểu đồ và bảng số liệu.
         Thế thì Atlat là gì, và có bà con chi với mấy Atlas khác (Tập bản đồ thế giới, Thần Atlas, dãy núi Atlas ở Bắc Phi,...)  hay không ? 
Tượng Thần Atlas .(www.greek-god-and-goddesses.com)
       
         @ Một chút so sánh Atlas và Atlat trên Google
          -Tiếng Anh : Nếu "google" từ Atlas ta được kết quả :

          -Tiếng Việt : Atlas được phiên âm thành Atlat, và kết quả như sau :
     
           @ Truy tìm nguồn gốc 
         1-Atlat : "tên chung chỉ các tập bản đồ địa lí, lịch sử, thiên văn v.v...vì trên bìa của những tập bản đồ xuất bản lần đầu tiên có vẽ tượng thần Atlat vác quả địa cầu trên vai (Trong thần thoại Hi lạp, Atlat là con của thần Titang Đapê và là anh em ruột với thần Prômêtê, người đã đem ngọn lửa cho loài người. Do thần Atlat chống lại Dơt, vị thần chúa tể thế giới, nên đã bị trừng trị phải giơ vai gánh đỡ cả bầu trời). Tất cả các tập bản đồ in sau này, tuy bìa không vẽ tượng thần Atlat nữa, nhưng theo thói quen, người ta vẫn gọi chung là Atlat (kể cả một số tập tranh ảnh của các môn khoa học khác, như Sinh học v.v...)".(1) 
Tập Atlas xuất bản năm 1645   (en.wikipedia.org)


Tập bản đồ thế giới bỏ túi có in hình thần Atlas, xuất bản năm 1950  ở nước Anh

        2- Atlas là một vị thần khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp, người nâng đỡ bầu trời. Dù tên tuổi gắn liền với rất nhiều địa danh, ông thường được nhận biết với dãy núi Atlas ở tây bắc châu Phi. Atlas là con trai của thần Iapetus và nữ thần Asia.(3)
              
       @ Các thần Titan là ai ?
     
      Trong thần thoại Hy Lạp, những thần khổng lồ Titan  là một nhóm các vị thần đầy sức mạnh thống trị suốt thời gian huyền thoại trước khi mười hai vị thần trên đỉnh Olympus, dẫn đầu là Zeus, chiếm vị trí tối cao. Các thần khổng lồ Titans khởi thủy bao gồm 12 người gắn liền với rất nhiều khái niệm như đại dương, trí nhớ, tầm nhìn và quy luật tự nhiên; sau đó, họ lại sinh ra các thần Titans khác, như là Prometheus  Atlas. Họ được dẫn dắt bởi vị thần trẻ nhất trong các vị thần thuộc thế hệ đầu tiên, Cronus, người đã lật đổ cha mình là Uranus, hay "bầu trời", với sự hỗ trợ của mẹ là Gaia "quả đất"... (3)

         @ Các thần trên đỉnh Olympus
          Zeus, Hera, Poseidon, Ares, Hermes, Hephaistos, Aphrodite, Athena, ApolloArtemis luôn được xem là các vị thần trên đỉnh Olympus. Họ bất tử, không lão hóa, miễn dịch với các bệnh tật trên Trái đất.
         @ Thần Atlas liên quan gì đến dãy Atlas ở Bắc Phi ?
          Atlas là tên hệ thống núi ở Tây Bắc châu Phi, trải dài chừng 2.414 km, từ Đại Tây Dương ngang qua Morocco, Algeria và Tunisia đến Vịnh Gabes ở Địa Trung Hải. Atlas là tên do người châu Âu đặt cho hệ thống núi này theo tên thần Atlas của Hi Lạp, mà người Hi Lạp thời cổ tin là đã sống ở nơi này (4).


Dãy Atlas ở Bắc Phi  (Nguồn : en.wikipedia.org)
         @ Tượng thần Atlas :
         Dưới đây là hình ảnh thần Atlas ở các nơi :
Người chụp ảnh đã chọn góc độ rất ư là lịch sự ! (wikipedia.org)
Tượng thần Atlas ở Melbourne, Australia.   (wikipedia.org)


Tượng thần Atlas ở New York  (wikipedia.org)


         @ Du hành đến xứ ta : Atlat
Atlas hành chánh Việt Nam

Tập Atlat Địa  lí Việt Nam  (24h.com.vn)



         @ Một số Atlas thế giới


2 tập Atlas giáo khoa của nhà xuất bản (NXB) Hachette, Pháp




Atlas Địa lí của NXB Longmans, nước Anh 
Đông (Nam) Á tự nhiên trong Atlas của NXB Longmans 



Atlas Thế giới, phần châu Mĩ, của Liên xô cũ
Atlas Thế giới của NXB Rand McNally, Hoa Kì
Trang về Đông Nam Á của NXB Rand Mc Nally nêu trên

Nhà xuất bản DK  (nước Anh) có nhiều sách hay, kể cả Atlas Thế giới
Trang Đông Nam Á lục địa của NXB DK trong Atlas bên trên 
        
         @ Món dọn thêm
         Atlas còn là thuật ngữ chỉ vị vua huyền thoại Atlas của xứ Mauretania, một phần đất của người Berber ở Bắc Phi, liên quan đến nước Morocco (Marốc) và một phần phía Tây Algeria ngày nay. Theo truyền thuyết Atlas là một nhà triết học khôn ngoan, nhà toán học và thiên văn học, được cho là người đã làm ra thiên cầu đầu tiên.
Một thiên cầu làm từ thế kỉ XVII    (www.1worldglobes.com)
         Từ những năm 1500, Mercator đã đưa vào một bức tranh Atlas nâng đỡ thế giới, chớ không phải bầu trời, trên trang có in tựa sách của ông, theo truyền thuyết về vị vua này (2).


       @ Món- ăn- theo thần Atlas từ nước Nga
       Đây là một Atlas bằng xương bằng thịt hẵn hòi, về giải phẫu ...con người. Nói dzậy vì bên trong toàn tim, gan, phèo, phổi,...., không liên quan, không anh em gần xa gì với Địa lí hết trọi ! Tiếc là MF chỉ lẩm nhẩm vài mẫu tự Nga rùi chuyển qua tiếng...Tây thui. Xin trình làng cùng quí bà con.
Atlas về Giải phẫu người  (?). Hichic...!


Hai trang 142 và 143 phơi bày trái tim con người từ cuốn Atlas tiếng Nga


-------
(1) :  "Sổ tay THUẬT NGỮ ĐỊA LÍ", Nguyễn Dược - Trung Hải, NXN Giáo dục, HN 1997. (Từ Đapê đã in sai, bạn đồng ý không ?)
(2) : http://www.mythencyclopedia.com/Ar-Be/Atlas
(3) : http://vi.wikipedia.org/wiki/Atlas.
(4) : http://www.fairfaxcounty.gov/library/information/geography/mountains
-------

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

062- ÁP LỰC Mùa THI THẬT SỰ

---------

          Bài "061- Áp- lực- mùa- thi"  thoáng qua có vẻ riêng tư nhưng có thể xem như một gợi mở . Bởi có một thực trạng không thể chối cãi hay bác bỏ rằng ÁP LỰC đã bắt đầu, đang ra oai và sẽ tăng dần kịch tính theo thời gian, khi MÙA THI khởi đầu cho đến tận lúc kết thúc. Đến hẹn lại lên !
         Nó tác động lên từng đối tượng cụ thể, tạo nên một chuỗi hệ luỵ dây chuyền theo hình thức liên kết hệt như kiểu ruộng bậc thang 

(Nguồn : Tuổi trẻ cuối tuần, 2011)

         @Áp lực dành cho các xếp và từ các xếp
         Không biết ai đó đã nghĩ rằng học sinh (HS) Việt Nam thông minh rồi tự huyễn hoặc và ru ngủ mình bằng cách vẽ ra những CON SỐ ẢO về cái gọi là thành tích (TT), tỉ lệ...sau những màn diễn thi đua, phong trào... đủ kiểu. Rồi đòi hỏi báo cáo thành tích năm sau cao hơn năm trước mới thỏa mãn, mới tự hào !
         Nghe qua chúng ta cũng rõ sự tròn trịa của cái gọi là 100% -hay tiệm cận con số này -là điều lí tưởng đáng kinh ngạc, đáng giật mình lo sợ và rất đáng xấu hổ. Phép màu nào đã biến một trường Trung học phổ thông (THPT) miền núi thuộc Duyên hải miền Trung năm 2007 có số HS tốt nghiệp cuối cấp là 0%, đến 2009 là 8,33% và sang 2010 là 90,6% ? (1). Hay nguồn tin "... thi tốt nghiệp THPT năm 2010. Nhiều tỉnh phía Bắc có tỷ lệ tốt nghiệp tăng “đột biến” trên 90%."(2). 


         Ở phòng chấm thi một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Trưởng đoàn Thanh tra đến từ một tỉnh phía Bắc bảo, chúng tôi chấm chỉ 3-4 ngày là xong, làm việc như các anh chị - chấm 7-8 ngày, tốn quá nhiều công sức, lấy gì...ăn ! Và ông ấy nói môn khoa học xã hội này mà chấm chặt quá, nên nới lỏng ra...Đa số giám khảo tại chỗ đều có vẻ bất bình. Vì đây là cách chấm bình thường từ hơn chục năm nay ở tỉnh sở tại. Đó chính là quan điểm chấm thi, một trong những lí do làm tăng sự khác biệt tỉ lệ tốt nghiệp giữa các vùng, miền chăng ? Ai đúng, ai sai ? Ai khôn, ai dại ? Ai chạy theo và không chạy theo thành tích...ảo ? Hic hic, ai...biết sống ?
         Nhưng ai sẽ là người đủ dũng cảm (hay đủ dại khờ ?) để vạch trần và công bố chính xác CON SỐ THỰC ?
         Tại sao?
         Vì đâu nên nỗi ?
         Mỉa mai thay từ con số ảo mà những LỢI ÍCH THỰC sẽ lũ lượt theo về:
         -Danh tiếng (!)
         -Uy tín (!)
         -Sự "sung túc" về nhiều mặt,...bạn tưởng tượng ra được rùi chứ ?
         -Không bị các cuộc họp, ở tất cả các cấp...SOI tới.
         -...
         Có trường nhờ đó mà lượng học sinh đổ về cho niên học sau sẽ ngất ngưỡng, ngùn ngụt...do những thông tin thành tích (ảo hay thực thì bạn vào ...chăn mới rõ !)-là các trường dân lập. Hay những cái nhìn...thán phục từ người khác đã hấp dẫn thủ trưởng các cấp, kể từ quí vị hiệu trưởng THPT cho tới các cấp cao hơn, nếu con số HS tốt nghiệp THPT thuộc quyền mình quản lí càng gần con số lí tưởng 100% ! 


(Nguồn : Tuổi trẻ cuối tuần, 2011)

         Chính từ những sức ép bên trên, dẫn đến hệ lụy là ngày càng đẩy xuống  sức nặng...ngàn cân cho giáo viên (GV) và HS bên dưới.

         @Áp lực đè nặng giáo viên
         GV khi chưa đến mùa thi cũng đã chịu nhiều sức ép rồi :
         +Dạy căng thẳng : Có người quan niệm : "Giảng bài theo tôi là truyền tải những kiến thức mà sách giáo khoa không có để gây cảm hứng cho người học " (3).
         Xem băng hình tiết dạy từ Bộ đem về khi đi tập huấn chương trình Cải cách giáo dục, các bài dạy chiếu lên tròm trèm 45 phút (=1 tiết dạy). Không cần để ý nhiều cũng thấy đạo diễn đã cắt xén, xử lí cho đạt thời lượng lí tưởng. Ôi thôi, làm sao mà GV bình thường trong cả nước áp dụng được ! Thế là thấy rõ mười mươi : lượng kiến thức cùng các hoạt động quá nhiều cho 1 tiết học trên lớp.
         Làm gì còn thì giờ mà ...giảng bài theo ý nói trên ! Chỉ đưa kiến thức cơ bản trong SGK cho HS nắm còn không kịp nữa là ! Cứ thế nhân lên cho cả một chương trình bộ môn trong năm học. Và bao nhiêu môn, bấy nhiêu cuốn sách dầy cộm...

         +Hù dọa và đối phó với sự hù dọa :
          Bản thân người thầy, phát sinh việc dạy thêm do nhu cầu có thật và cả không có thật. Thật là ở các lớp cuối cấp do ôn, luyện thi. Không thật là dùng thủ thuật bắt ép, hù dọa,...bầy trẻ để chúng đi học thêm (4).
         Ngoài ra về phần hiệu trưởng, đã có người hù dọa GV dưới quyền : nếu tỉ lệ HS tốt nghiệp các lớp GV phụ trách mà không cao sẽ dẫn đến hậu quả, không cho dạy lớp cuối cấp nữa : mất cần câu cơm (đối với các môn có dạy thêm) ! Hay đã quen miệng hù dọa nhằm nhiều dụng ý khác nữa, hehe....
         Riêng với GV các môn không dạy thêm, lẽ thường vì lòng tự trọng, vì không muốn ai nói "động" tới mình, vì lương tâm chưa mòn ...răng, hơn là phải chịu áp lực từ những HÙ DỌA ...SƠ ĐẲNG, tầm thường đó ! Ai mà thèm, ai mà ham dạy lớp cuối cấp để bị dọa kiểu...con nít , để phải chịu áp lực vô nghĩa lí như thế này mà dọa ! Hehe, cứ quen suy bụng xấu của mình ra bụng...tốt của người mãi thui, làm sao mà ...lớn nổi hở Trời ! 

         +GV trường chuyên, lớp chọn phải có HS giỏi bộ môn của mình. Cứ tính theo % HS đạt mà bị ...rầy rà hay không. Vì có HS giỏi bộ môn vòng tỉnh thì cuối năm nhà trường được thêm điểm ...thi đua ! Một biến tướng của bệnh TT, dù được che đậy bằng đủ kiểu lí luận như : tập dượt, soạn giảng,... để nâng cao trình độ chuyên môn ! Xin lỗi, con mấy bác có cho đi học các lớp bồi dưỡng những môn như : Văn, Sử, Địa,...không mà o ép con người khác ?
          Việc này nay đã lan tới các trường THPT mà sức học của HS như ở trường...bán công ngày xưa (Vì đã xóa hình thức bán công rùi, thì các em trình độ như thế đi đâu ? Phải vào những trường "vỏ quốc lập, ruột bán công" mà thôi !). Hic hic...
         +Nhiệm vụ tăng thêm : Dự giờ (xem GV khác dạy), thao giảng (dạy cho GV khác xem) hiện nay đều đã tăng số tiết lên so thời gian trước.
         +Quyền lợi bớt lại : đã không còn khoản chi về thừa giờ cho việc chấm bài nữa : cơm chim càng ít !
        +Lương trong bão giá : năm 2008, có lúc giá vàng là 18 triệu VNĐ/ lượng, nay-2011- đã là hơn 37 triệu. Thế nhưng đồng lương GV trước 01-5-2011 thì... vũ- như- cẫn. (Về khoản này thì ai đang lãnh lương nhà nước đều giống nhau).
        Bạn thử ngẫm xem, những thứ quá ư đời thường như thế có là sức ép lên GV không nào ? Có ai bảo GV...sướng lắm chứ không nào ?

         +Ôn luyện thi tốt nghiệp muốn ...đứt hơi thở : 
         Có trường, GV (và có thể có một số GV dạy ít tiết/tuần) môn xã hội phải dò bài từng em một, từng số La Mã, số Á Rập trong bài học. Ba đầu sáu tay cũng không thể dò hết từng ấy HS của các lớp mình phụ trách (viết bài trên bảng, vào giấy hay trả bài miệng,...). Vì đâu phải em nào cũng tự giác học, mà phải có thúc ép, có kèm cặp... Có phải do việc HS thụ động làm theo lời chỉ dẫn một cách máy móc, thiếu sáng tạo (như học thuộc lòng các bài Văn mẫu,...), không biết cách tự học mà ra ? Hay do người lớn thực hiện chưa tới nơi tới chốn những phương pháp tiên tiến của bạn bè...tiên tiến, giàu sang ? 


Gắng sức ôn thi !!


         Cũng có trường, GV xã hội dạy 6 tiết/lớp/tuần/môn sau khi biết môn thi vào cuối tháng 3. Thậm chí có nơi đã phân công đến 8 tiết/ lớp/ tuần/ môn. Áp lực cuồn cuộn đến với GV và HS như sóng thần Đông Nam Á ! Thế thì chúng ta đã thấy, chuyện nói không với bệnh thành tích có dễ đâu nào !
         Thầy cô dạy các môn thi tốt nghiệp THPT không nằm trong khối thi đại học đang hot , buồn bã nhận ra rằng : HS chỉ chăm chăm lo học các môn của khối A (Toán-Lí-Hóa), khối B (Toán -Hóa -Sinh) hay khối D (Toán-Văn-Ngoại ngữ). Còn khối C (Văn-Sử-Địa) ngày càng ...ế ! (5).
         Hihi, những ai thường bảo, các thầy cô dạy như thế nào để cho HS không chịu học, không mún học, hãy xem lại mình. Vâng, xin mời quí ngài học một bộ môn cụ thể và lên lớp dạy thiệt sự ở những trường mà quí vị chê tới chê lui, chắc chắn lúc ấy sẽ đổ lệ khi thấy  -  - (tự ý bỏ 2 từ)!!


         @Áp lực dành cho gia đình-phụ huynh HS
         Vì niềm tự hào mang tính truyền thống , Cha làm Thầy thì con không thể nào bán sách, phụ huynh vô tình biến con cái thành cái bóng của Bố Mẹ, là người thực hiện tiếp, hoàn thành nốt những ước mơ, hoài bão...dở dang của mình. Chúng không được sống cho mình mà là đang sống tiếp phần đời chưa thoả nguyện của đấng sanh thành.
         Con nhà B là học sinh giỏi, ta nhà A giá nào cũng phải là giỏi ...cộng.
         Thế là mâu thuẫn, thế là áp lực cho nhau !

         @Áp lực cho những nhân vật chính nhưng lại thấp cổ bé miệng nhất đây : những mầm non-tương lai của đất nước.

         Những kiểu giáo dục khác nhau  đã hình thành nhiều tính cách khác biệt nhau trong giới trẻ. Có những trẻ cá biệt đến lập dị. Trẻ thì ủ dột, trầm uất tự huỷ hoại bản thân như hiện tượng gần đây báo chí đưa tin. Không thì thụ động quá mức, chấp nhận bị nhồi nhét như những con thú bông, muốn dạng nào ra bộ ấy, không dám làm gì khác với khuôn mẫu đã định hình hay được cho phép.
         Hoặc có phản kháng thì lại đi chệch hướng, như việc chúng đắm chìm vào thế giới ảo để đóng vai những người hùng, những siêu nhân mà tính cách, số phận...đủ sức lôi cuốn, hấp dẫn. Chúng tránh né việc phải thuộc lòng, phải nhồi nhét những điều mà ngay cả những người hàng ngày cao giọng bảo ban, truyền đạt vẫn còn luôn tranh cãi và bất bình, hoài nghi và bác bỏ...
       
         Qua đó mới thấy là trình độ, tính tự giác của một bộ phận HS thời bi giờ sao lại kinh- khủng- khiếp đến thế. Không nói các trường chuyên, lớp chọn, số còn lại dường như các em không theo nổi chương trình với khối lượng kiến thức đồ sộ của từng môn. Giờ học không hài hòa với giờ chơi. 


Trường học ít có bàn bóng bàn. Nếu có thì ít bày ra. Nếu để bàn bóng ra thì GV,HS ít khi chơi  ! (www.clipartguide.com)

        Chương trình học bộ môn do các TS, ThS viết ra để các em sức học trung bình theo còn không muốn kịp. Lấy đâu hào hứng để chơi các môn thể thao, văn nghệ như cha ông chúng từng chơi ? Rồi ngẫm nghĩ, không rõ cái sự toàn diện ở chỗ nào ? Bạn có thể chỉ ra không ? 
        Người ta kêu than chương trình học quá nặng, khiến trẻ quá tải dẫn đến mụ mị, mắt mờ, tai điếc.
         Vấn đề không những là quá nặng mà là quá bất hợp lí ( trong cái bất hợp lí đó khiến cho ta thấy nặng !). Có môn chưa cần học ở cấp phổ thông, hãy để các em lên Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học sẽ dạy. Có bài chưa cần học ở cấp lớp này như trẻ em cùng lứa ở nước khác, hãy để lên lớp trên... Vì nếu mọi thứ, mọi môn dồn...tinh hoa vào lớp cuối cấp, làm sao các em chịu nổi ?
         Để đối phó, đã có trường THPT bình thường-không phải trường chuyên- dạy trong hè chương trình học kì (HK) 2 của lớp 12 cho HS 11. Đến nhập học sau hè, các em này học chương trình HK 1 của lớp 12. Và khi xong HK1 đã có thể ôn, luyện thi vừa tốt nghiệp THPT, vừa Đại học. Thường là kết quả không tồi tệ... Mục đích biện minh cho phương tiện chăng ?  

         @ Có ai ít chịu áp lực này ?
         Tuy nhiên có những nỗ lực đáng kinh ngạc ở giới trẻ Việt Nam, một số năng động, tích cực tự tìm tòi, học hỏi , chọn lựa dự thi và trúng tuyển những đợt tuyển sinh du học bằng chính thực lực cá nhân. Chúng nhận thức được có một chân trời đầy kì thú nơi xa và tự khám phá ! Không chút áp lực, không hề cho là quá tải. Dám đi thì sẽ đến !


         @ Thử nhìn ra bên ngoài
          Chuyện kể lại : Một HS gốc Việt sống tại Bỉ, ở cấp TH cơ sở học cùng lúc 5 sinh ngữ (tiếng Pháp là ngôn ngữ chính, còn lại là 4 thứ tiếng khác). Ngoài ra cháu còn phải tự học tiếng mẹ đẻ để khỏi bị mất gốc. Mỗi ngôn ngữ được học là những trải nghiệm thực tế gắn liền với sinh hoạt cộng đồng nơi ấy : học đi đôi với hành, rất cụ thể và thiết thực. 
         Điểm khác biệt đáng kể nữa là sự hài hoà giữa chơi và học, dã ngoại trong các kì nghỉ cũng là một sinh hoạt bắt buộc. Những ý kiến riêng rất được tôn trọng và khích lệ dù không nhất thiết đã đúng, nếu có sai thì sự giảng giải cũng rất tận tâm và ôn hoà, không phải là trừng phạt và cấm đoán như ta t-h-ư-ờ-n-g gặp-chịu-nhận
         Có lần, trong khi trò chuyện riêng với nhau một GV đã vô tình nhận xét thiếu tế nhị về những khiếm khuyết ngoại hình của cháu, cháu nghe được và khóc ngon lành. Sự việc mau chóng đến tai Hiệu trưởng và cháu chính thức nhận được lời xin lỗi của thầy giáo tại văn phòng BGH : điều này ở xứ ta bạn sẽ không bao giờ thấy được.
Vì sao ??? 
         Cháu vừa học vừa phụ kiếm tiền để trang trải chi tiêu trong gia đình (giữ em, mua thực phẩm giúp hàng xóm, làm chả giò theo đơn đặt hàng giúp Mẹ...) mà vẫn giữ vị trí nhất khối, trở thành học sinh tiêu biểu, được quyền chọn và theo học bất kì trường nào ở 5 quốc gia tiên tiến : Anh, Pháp, Mĩ... Cây được trồng nơi đất màu mỡ chăng ?
    
         Vấn đề là động lực. 
         Và điều kiện cần để nảy sinh và nuôi dưỡng, thôi thúc động lực ấy phát huy triệt để.
         Hoàn toàn không phải những ÁP LỰC VÔ BỔ khiến chúng thui chột trong lụi tàn.
         Đó là câu hỏi lớn dành riêng cho NGƯỜI LỚN, cho ngành Giáo dục học, Xã hội học, Chính trị học và cho chính chúng ta những người làm Cha Mẹ, Thầy Cô !!!
         Đến bao giờ nhà trường ta thực sự thoát khỏi những áp lực mùa thi đây ? Hehe, có lẽ chỉ khi nào...không còn thi nữa !!
-------
(1) : xem ở đây về con số TN "thần kì"
(2) : đây nữa về chuyện TN đột biến
(3) : chỗ này
(4) : học thêm
(5) : Ngành Khoa học xã hội
@ Xin mời xem thêm bài có liên quan ít nhiều đến nhà trường ở đây
-------

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

061- Áp lực mùa THI

--------
         Mùa thi đến, một người bạn lớn của tôi ít nhiều bị ức chế bởi những áp lực...Tôi lại không thể giúp được gì vì tôi ở một vị trí hoàn toàn khác  và với tôi điều đó không hề tồn tại, bởi lẽ:
         Tôi không mơ ngôi số một vì biết chắc rằng luôn là không thể, hihi!
         Tôi đủ khôn để làm tốt những gì mình thích.
         Đủ dại để không phải lưu ban bất kỳ niên học nào.
         Và đủ cả ương bướng để không cần bận tâm người ta nghĩ gì và kết luận ra sao về mình. Tự đánh giá, tự điều chỉnh mình và với tôi vậy là đủ. Nên khi được người ta khen tôi chẳng bất ngờ. Ngược lại bị chê trách cũng không làm tôi thất vọng.


         Vì hoàn cảnh gia đình 12 năm phổ thông tôi chuyển 6 trường. Đến đâu tôi cũng ung dung, không sợ hãi. Tôi học thoải mái như chơi và ngấm ngầm so kè bằng cách mỗi khi vào lớp mới lập tức tôi sẽ xác định người giỏi nhất, để ý và tự so sánh. Tôi chấp nhận thua ở những môn tôi không thích học (nên thường học không nổi, tức là dốt đó) và hãnh diện nhận ra ở những môn tôi yêu thích ngôi-số-một ấy không vượt qua tôi. Chỉ vậy thôi, đủ với tôi rồi !


         Tôi nhớ đã nhận nhiều lời phê trái ngược nhau, có lời rằng : Có thể tiến xa hơn. Có suy nghĩ độc lập. Tư duy độc đáo.
Và, hihi, có những lời nặng như búa tạ : Đã học không bằng ai, không giỏi giang gì mà dám làm toàn chuyện ...đình đám !


         Thậm chí có lần Cô dạy toán còn đòi "đá" tôi văng vô bảng vì sự thông-thái-nghịch mà Cô không tài nào chịu nổi, khakhakha !!!
Tất nhiên mặt mũi tôi đỏ bừng vì quê quá-cỡ-thợ-mộc nhưng cũng hổng buồn lâu. Luật pháp vốn không phân biệt ranh giới giữa người giỏi và dở, nên thử làm những việc người khác không dám làm mà  vẫn không phạm pháp thì...thấy trăng thôi chứ làm gì có...sao ? Tôi không sợ bị khủng-bố, cảm giác đó thú vị lắm à nha ! Nhất là khi người ta trấn áp tôi để khỏa lấp cái sai của họ, tôi ngoan...cố chấp nhận thách thức !
         Nói cách khác tôi tự soi bằng chiếc-gương -tôi mà không phải viện đến những chiếc gương ngoại. Nó làm sao đủ chức năng thẩm thấu tôi bằng chính tôi được. Vả lại khi nào chủ quan quá tôi đã có cái gương-bạn rà soát rồi.


         Tất nhiên là tôi cũng đã từng thất bại : tôi trượt đại học. Tôi tập nhân lên và cộng vào mãi hoài mà vẫn luôn sai số. Trừ đi và chia ra thì mặc may tàm tạm. HIHIC!


         Và cũng vì ý thức được cái dốt vô hạn đó mà nghề tôi chọn không vượt quá con số đếm 150, vì con số ấy đã được vạch sẵn trên món đồ nghề của tôi rồi. Khách của tôi cũng chưa ai cần hơn con số đó.
         Lạy trời, âu cũng là may mắn, tôi yêu thích nghề của mình, rất yêu !


(Nguồn : adsoftheworld.com)


         Và cố nhớ lại...Rõ ràng không hề có áp lực mùa thi tôi !
         Và điều duy nhất tôi muốn nói cùng bạn :
         Bạn thông thái và giỏi giang hơn tôi gấp vạn lần, lẽ nào...   


-------

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

060- BIẾT CÔ ĐƠN

---------
         @Cô đơn - cô độc
         Có đôi khi nằm một mình trên bãi biển, trông lên trời xanh, thấy mình thật nhỏ bé. 
         Cũng có khi ngồi trong căn phòng  quen thuộc lại thấy như lạc lõng nơi đâu !
         Và có khi đi trong phố đông người vẫn thấy trống trải hồn...

         ...Những hình ảnh dưới đây, theo bạn có gì là cô đơn hay có gì gọi là cô độc không ?


H1 : Giữa đụn cát, ở hoang mạc nào đó chăng ?


H2 : Lạc lõng trước bức tường container 




H3 : Không sợ độ cao ?

H4 : Thiên nhiên hùng vĩ làm sao !



H5 : Biển trời mênh mông, con người là hạt cát !




H6 : Bạn click vào ảnh để phóng lớn lên, sẽ thấy  một bà tiên hiện ra 
         Hihi, họ không có gì gọi là cô độc đâu, vì đâu chỉ có một mình như Robinson trên đảo hoang ! Ít nhất còn người chụp ảnh nữa, phải không bạn !

H7 : Bò lạc hay bò lạc đàn ? ! 


         Con bò này mới đáng gọi là cô đơn- Gớm, bác có là...bò đâu mà bít nó cô đơn - Nhà bác có phải là... tui đâu mà biết là tui không bít ? (Còn một ý nữa thì phải...). Hihi, vài dòng rối mắt bắt chước người xưa, mà lâu quá rùi. Dường như có liên quan đến Trang Tử thì phải !


         @Thử thách


H8 : Trùng trùng mây tuyết dưới chân


-
H9 : Tay phải đang lơi lỏng dần...Huhu. Hay : May quá, mình vẫn còn bám được !


H10 : Cuộc thi Ông chồng khéo tay chăng ?


         @ Vượt lên chính mình


H11:


-
H 12 :


H 13 : 


H 14 : 


H 15


          Thử thách khả năng của con người trước thiên nhiên để thấy con người nhỏ nhoi quá trước bao la biển trời. Là hạt cát, là hạt sương. Thế thì những phù du, được mất có nghĩa gì ? Tranh đua, ghen ghét, đố kị, hơn thua, thủ đoạn,...hic hic, rồi tất cả lại trở về con số không to tướng. (Tiếc thay đây giống như lời của kẻ thất bại trong chốn giang hồ hiểm ác !).
        Phải có lúc cô đơn để có dịp lắng lòng nhìn lại mình. Để thấy rằng việc ta làm có ý nghĩa thật sự với cuộc sống hay không ? Để thấy mối danh lợi là đáng theo đuổi ? Để thấy quyền lực là cần thiết, vì nó sẽ kéo theo bít bao nhiêu là tiền, tình, là ánh mắt ngưỡng mộ của người khác, là lịch sử ghi danh,... ? Hay chỉ là phù du ?


         @Chưa biết cô đơn
         Để có được một MW thủy điện thông thường phải đốn mất đi từ 10 đến 20 ha rừng (1). Con người khát năng lượng vội vàng khai thác các dòng sông, cắt chúng ra thành nhiều khúc. Tự hào vì đã thực hiện được ý tưởng lớn, phục vụ cho nhiều ý đồ, trong đó có việc con người chinh phục thiên nhiên. 


H 16 : Ăn của rừng rưng rưng nước mắt. Đốn rừng làm thủy điện


         Một trong những ý tưởng không khuất phục trước thiên nhiên, không thấy mình nhỏ nhoi trước thiên nhiên đó là Vắt đất ra nước thay trời làm mưa. Tuy rằng ý hay, nhưng hậu quả con cháu phải lãnh dài dài. Nhiều nơi khoa học kĩ thuật đứng hàng đầu thế giới loài người mà còn bị nạn! Bao nhiêu con kênh không dẫn được nước ? Bao nhiêu nguồn nước từ các sông bị chận, bị đổi dòng không cho xuống tới hạ lưu ? Bao nhiêu chất thải công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh đổ từ thượng nguồn làm hại người dân vùng cửa sông ? Sẽ làm thế nào để đối phó, vì con sông này chảy trong đất nước tui, tui mún lèm gì thì lèm. Haha, một con cua thượng nguồn đã nói thế !
         Chắc là phải lắng lòng mình lại và bỏ lên bàn cân, xem con người khuất phục được thiên nhiên-thành người khổng lồ, hay con người khuất phục trước thiên nhiên- là kẻ nhỏ nhoi ? Có cách nào khác hay hơn thay thế để không phải ân hận dài dài về sau như trong vấn đề điện : nước, gió, hạt nhân, mặt trời, thủy triều,... Có những việc phải nương theo chớ không thể chống lại qui luật tự nhiên, không thể vừa làm vừa rút kinh nghiệm được.
         Thôi không nói nữa kẻo dài, dai, dở..., để còn nằm... nướng mà tự nhìn lại mình, ...biết cô đơn thêm tí !
-------

Nguồn : H1-H2: www.theberry.com - H3-H4-H5-H6-H7-H8 : www.nedhardy.com - H9: www.dailyartcocktail.com -H10-H11-H12-H13-H14-H15 : www.barnorama.com - H16 : travelhome.com.vn -
(1) xem ở đây
-------