Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

012-MUỐN XIN -CHIẾC -LÁ -VÀNG

  ---------       
         @ Bạn nghe ai ca bài này chưa :" Người phu quét lá bên đường, quét cả nắng vàng, quét cả mùa thu..." (bài Góp lá mùa xuân -Trịnh Công Sơn)
         Bây giờ cũng đang trong mùa lá rụng. Và những công nhân vệ sinh (CNVS) ấy đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường, giữ gìn đường phố sạch trơn, nhưng có làm cho mùa nào cũng như mùa nấy không? Thay vì thu thì phải thấy lá vàng rụng rơi, bay bay từ trên không xuống đất. Rồi tung tẩy uốn lượn theo từng cơn gió trên đường nhựa, trên bờ cỏ...  ...góp phần làm tăng hình ảnh mùa lá vàng bay ! Vậy thì phải chọn một trong hai: Thấy thu lá rơi, lá bay nhảy thì đường phải vương lá. (Xin bấm vào đây để nghe/tải bài Góp lá mùa xuân- TCS)

Quét lá bên đường, quét cả nắng vàng,..
          @Còn đây nữa, có sự góp phần của người làm đẹp phố phường:  " Em đến thăm anh đêm ba mươi. Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi. Anh nói với người phu quét đường. Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em..."(bài Em đến thăm anh đêm ba mươi - Vũ Thành An - Nguyễn Đình Toàn). (Bấm chỗ này để nghe/tải bài nhạc nói trên). Gặp người phu quét đường, cũng là một bằng chứng sống, để xin một bằng chứng khác nữa là chiếc lá vàng, về cất đâu đó, trong tập nhật kí chẳng hạn, mà nhớ hoài là em đã đến thăm anh, là TA đã gặp nhau, đã có nhau trong đời.  Đêm 30 Tết. Đêm của sum họp, quây quần bên nhau của từng gia đình lớn, gia đình nhỏ, của những yêu thương. 
Lá vàng mùa thu Sài Gòn (đường Trần Hưng Đạo, Q1, tp HCM)

           Đó là những lời thơ mộng, đẹp đẽ trong văn chương,  âm nhạc. Còn người phu quét đường ngoài đời thường thì sao? Vẫn còn quét rác cho sạch đường phố lúc nhà nhà chuẩn bị đón Tết...
          Trong đời thực thì, nếu bạn đến gần những xe rác của CNVS, bạn sẽ thấy rõ sự thật hơn, ngột ngạt, lúc nào cũng âm ĩ mùi nồng nồng, chua chua lên men của các thức ăn thừa, của đầu tôm, xương cá. Vâng, những người che khẩu trang đi bên xe rác, đi sau xe rác, xoay quanh xe rác, phải lầm lũi chịu cực nhọc, chịu đựng độc hại quanh năm suốt tháng là thế. 
Mỗi lần thu gom có thể từ 3-4 xe
            Trong xóm nhà Cà phê- Sữa- Cà phê có vài hộ nằm cùng chung một vòng rào -không đến đổi vất vả, nếu không muốn nói là khá nhất  nhì xóm- không chịu đóng tiền rác theo từng hộ gia đình, mà chỉ đóng như có mỗi một khuôn viên, một đơn vị. Mà túi rác nào cũng to to, lớn lớn gấp đôi, gấp ba của nhà người bình thường khác !
            Còn có những người- đã làm cha, mẹ- luôn vứt xuống  những thứ còn lại : cùi bắp, vỏ túi snack, vỏ kẹo chewing-gum,..khi vừa ăn xong, trước mắt con cái ngay trên đường trong hẻm. Thói quen tốt nên tập từ đâu, gia đình, nhà trường hay xã hội? Chắc chắn phải là sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp của cả ba.
            Vậy thì, những ai phải chịu đủ thứ mùi của rác thải hàng ngày ? Công nhân vệ sinh ! Có địa phương thu 12.000 VNĐ/tháng/hộ phí vệ sinh (đổ rác), phát lại cho CNVS 3.500 VNĐ/tháng/hộ. Tổng cộng CNVS lãnh 1.700.000VNĐ/tháng cho 15 ngày thu gom rác, vì ngày đi ngày nghỉ, mỗi lần gom 3-4 xe.. Và họ được gì nữa ? Tiêu chuẩn bảo hiểm y tế (để đi khám bệnh), bảo hiểm tai nạn, có nơi được thêm đồ bảo hộ phản quang, đèn đêm.
Tập trung  lại chờ về nơi xa
            Có người bảo thu nhập như thế là đúng với mặt bằng chung của dân VN. Lương giáo viên cấp III ra trường 2-3 năm: chừng 1,7 đến 2,1 triệu VNĐ/tháng trong thẻ ATM. Đàn anh, đàn chị dạy 8 đến 9 năm ư ? Được những 2,6 triệu đấy ! Còn bạn, có nên hỏi bạn thu nhập bao nhiêu/tháng không nhỉ ? Đùa vậy thui, chứ hỏi thăm thu nhập của người khác là một việc cấm kị trong thời buổi này, nhất là đối với người nước ngoài, người làm trong các công ti có vốn nước ngoài, hoặc làm cho các công ti có thu nhập nhiều thứ ngoài lương..., phải không bạn ? Mà đó lại là thói quen lâu nay của người Việt, khó một sớm một chiều bỏ đi cho được. Hỏi là để quan tâm mừ!
             Bây giờ khi nghe một trong hai bài hát trên, không bít có ai nhớ đến các CNVS đang lầm lũi, cần cù đâu đó gom rác, đẩy rác để cho nhà  nhà sạch sẽ, tươm tất, để có người thoải mái ngồi...nghe nhạc, viết và đọc blog ?!
--------- 

8 nhận xét:

  1. NGƯỜI PHU RÁC.

    Với những người gắn liền với nghiệp viết lách thì sống đêm,đi-về trong đêm...là lẽ thường.Cố nhạc sĩ TRỊNH CÔNG SƠN cũng vì thế mà đã có những ấn tượng riêng biệt dành cho"người phu quét dường" trong miên man xúc cảm về mùa thu,trong tiếng ầm vang của làn đại bác,trong đêm...???

    Tôi yêu mùa thu,yêu những chiếc lá vàng.Và tôi hiểu rất nhiều người cũng thế.Cả những người phu rác quanh tôi cũng thế.Họ đã gom nhặt những chiếc lá vàng với một chút hòai cảm, một chút nâng niu...Bởi trước li ti những cánh vàng,sao nỡ...

    Nói như thế để thấy lá vàng chưa bao giờ,cang không bao giò là rác.Mà đặc biệt là biểu trưng cho một mất mát,một chia xa,một kết thúc,cho một diều không thể trở lại...

    Và nói như thế để nhận rõ rằng rác sinh ra từ chúng ta;dẫu khiếm nhã nhưng là thật!

    Tôi may mắn được tiếp cận rất gần với những người phu rác.Tôi thích được nghe họ bộc bạch nhưng cũng thật xót xa khi nhận ra họ luôn nhún nhường bởi mặc cảm về nghề.

    Họ có mùi đặc trưng(Thì cũng giống như mọi tầng lớp trong xã hội đều thế)nhưng họ lại cố che giấu bằng cách át chúng đi bởi những mùi nước hoa phù hợp với túi tiền.

    Tôi không đủ tài để viết nổi những trang đời về họ.Chỉ biết tôi thật sự nể trọng.Họ đã cho tôi bài họa lớn về nhân cách:khiêm nhường,bộc trực và chân thành...

    Họ đáng nể trọng hơn là họ nghĩ: NHỮNG-NGƯỜI-PHU-RÁC-QUANH-TA.

    Trả lờiXóa
  2. LÁ VÀNG-NGƯỜI PHU RÁC-NHỮNG ĐỒNG LƯƠNG...

    "Lá rụng về cội"
    Một kết thúc để bắt đầu cho một tái sinh!

    Và người phu rác chính là người đảm nhận vai trò trung chuyển ấy một cách hòan hảo,tận tụy...theo sự phân công của xã hội một cách mặc nhiên.

    Mặc nhiên đến độ hóa vô tình.
    Vô tình đến độ quá bất công.
    Bất công kéo dài dến trở thành khắt khe,độc ác.
    Vậy mới nên Đ-Ơ-Ì???

    Mặc nhiên,
    Người ta thản nhiên mang rác vứt bừa nơi công cộng.Người trong hẽm mang rác ra đường cái,vứt ngay trứơc những cánh cổng nào vô phúc đang đóng ngay đúng tầm tay, tầm mắt của họ.

    Đơn giản chỉ để tránh phải trả món tiền rác trên dưới 20.000đ/tháng.

    Mang rác bỏ nhà người.
    Hưởng thụ mà không phải đóng góp.
    Một cách mặc nhiên!

    Còn nữa,
    Người ta mặc nhiên phong THÁNH cho những người THẦY.

    Bạn không tin???

    Nếu không xem là thánh nhân thì làm sao sống thanh cao mãi(không cần ăn)với đồng lương không-thể-tồn-tại suốt hơn ba thập niên?

    Và khi vì chuyện sống-còn,những người Thầy phải tự thân vận động.Họ vắt kiệt sức mình sau những giờ lên lớp,họ tận dụng triệt để những giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi đê dạy thêm,nâng cao thu nhập(điều mà lẽ ra xã hội mặc nhiên phải lo cho họ)thì...

    Người ta lại so sánh,phê phán,kết luận nọ kia...

    Má tôi,từng là giáo viên,nay đã 79 tuổi.Bà bảo thời đi dạy của bà,đồng lương đủ nuôi 9 người con không cần lo lắng.Điều duy nhất bà phải lo là những buồn vui của lũ trò nhỏ,là những nét chữ, con tóan...để chúng tròn trĩnh những điểm mười.

    Bạn có biết những người Thầy của tôi thì sao không?
    Ngày ấy,tôi nhớ,đã sang tháng 7 mà đồng lương tháng 5 vẫn chưa có.Những buổi dạy thêm hòan tòan miễn phí.Ngòai giờ lên lớp,phụ đạo...có Thầy phải buôn thuốc tây...

    Bạn nghĩ họ muốn thế?

    Giờ thì sao, ban sẽ tồn tại được chăng với đồng lương trên dưới 3.000.000đ/tháng mà không phải mở lóp dạy kèm?

    Những người Thầy tự đốt cháy mình mới có được những-thu-nhập-chính-đáng.
    Khi họ tự lo tốt cho mình thì lại xuất hiện thái độ quan-tâm-ngược về thu-nhập-SIÊU-KHỦNG (như lời một bài báo mới đây)

    Thì đây những điều tôi muốn nói:
    Sẽ không còn gì để nói nếu thu nhập phù hợp với công sức!
    Vì tự trọng người ta sẽ dừng lại những mặc-nhiên và tự suy ngẫm vậy!

    Trả lờiXóa
  3. Người ta quyết định nâng phí đổ rác hàng tháng từ 20.000đ/th lên 60.000đ/th đối với những hộ kinh doanh ở mặt tiền đường mà không cần bận tâm giải thích.

    Bất ngờ trong chuỗi bất ngờ.Bởi có gì đột biến? Bởi nhờ bài viết của bạn?

    Chút ảo tưởng cho vui,để còn được bật cười,đơn giản lắm,đó là tính toán của những-nhà-thông-thái đấy mà!

    Chỉ thương người phu rác lại thêm lắm vất vả.Người ta lại từ chối đổ rác hợp lệ để những bich rác lén lút vô chủ sẽ dầy đặc hơn,bừa bãi hơn...thu dọn tha hồ.

    Người ta sẽ mắng mỏ,cằn nhằn...mà những người trực tiếp thâu tiền-đại diện những phu rác phải nghe tất tật.Họ phải nộp lại sau hành trình gian nan vì nhiếc móc,hưởng thêm một xíu rồi đối diện với lượng rác khổng lồ hơn không-dưng-mà-đến.

    Cố lên,nổ lực gấp mười,bù đắp một!
    Nhà-thông-thái-không -khi-nào-tính-sai!
    Cố lên,những con dân!!!

    Trả lờiXóa
  4. Khép lại những khét đắng của cuộc đời,cùng tôi chọn những ngày phượng trở mình thay lá,ta dạo quanh,sẽ thấy:

    Li ti những cánh vàng nhẹ nhàng bay:vương trên tóc gom chút hương rừng tặng bạn;vương trên má ,trên môi,khẽ khàng êm trôi vào túi áo,gợi...

    Thảm vàng không đủ dầy để làm nên xao xác nhưng vẫn thừa sức níu giữ,bạn bỗng khao khát cái chạm êm của chân trần trên mịn màng xác lá.

    Vòng quay như chậm lại,nắng dịu dàng hơn,gió ngọt ngào hơn;trời thu xanh thắm...Nhắm mắt lại rồi hít thật sâu cái hương thu hiếm hoi của dất trời phương Nam...

    Vậy là đủ phục hồi năng lượng,dấn thân!

    Trả lờiXóa
  5. Suốt một dãy nhà nơi tôi thuê để làm việc duy nhất một căn tiệm của tôi được chọn-mặt để trưng thu tiền rác gấp ba lần với lý do: chỉ mình tôi có bảng hiệu hẳn hoi!

    Lạy trời, rõ ràng tôi cũng thấy bất công bởi so với những quán ăn lân cận rác-tôi thuộc hạng-cao-cấp vì sạch sẽ và gọn nhẹ hơn gấp vạn lần(hihi!):thì là rác của tiệm may mà!Nhưng mở miệng so bì với hàng xóm(để cùng tăng ư?) thì e mình mỏ- nhọn quá,tôi nín thinh nộp tiền!

    Đến tháng thứ hai,biết được anh tôi mát mẻ: Nhà anh một lúc hai bảng hiệu đố...dám,anh đâu d-ễ-d-ã-i vậy,chỉ có cô...Cháu tôi bồi tiếp: Đâu có ai mà khùng dữ vậy,hai tháng tiền rác đó qua dân lập đổ được một năm!

    Tôi vốn đeo hai chữ khờ-khạo trong mắt người thân,giờ còn tệ hơn thế...

    Lỗi tai tôi sao,hỡi lá vàng???

    Trả lờiXóa
  6. @ Hic hic. Mong nhà bác thông cảm mà đóng tiền giúp ích cho quan (quan là con của dân mừ, nên khỏi nhắc chi tới cha mẹ), cho nước. Mấy người thu tiền chắc là không có...tội. Có chăng là ở 2 kẻ này :

    +Người viết ra qui định nhà kinh doanh có bảng hiệu phải đóng tiền rác gấp đôi. He he, tớ cóc cần bít rác nhiều hay ít, rác...sạch(chỉ toàn vải cực kì vụn) hay rác...dơ (!). Ai biểu nhà bác làm bảng hiệu đập vào mắt người ta để ...mồi chài, hấp dẫn khách chi thế ? Chắc chắn là tiền phải chảy vô nhà bác như...nước sông Đà rùi. Đó là thông lệ kẻ cơm (nhà bác) người cháo (tùm lum kẻ...).

    +Người chủ trưng bảng hiệu ra để khách bít mà vào. Sao không vẽ kiểu bảng nào thấu tận tâm can người ta ? Để kẻ đến nộp tiền cho mình mới thấy bảng hiệu. Còn người đến lấy tiền của mình thì...không thấy. Nên kiếm chỗ đặt hàng đi là vừa. Trừ trường hợp này, bác nhỉ : để tồn tại phải chấp nhận cái NGU lâu của mình, cái NGU lâu của người khác vậy mà ...

    Nói để nhà bác thông- cởm thêm : bên địa phương nhà em có qui định về việc đi công tác như thế này. Từ chỗ cơ quan mình đến cơ quan bạn làm việc, phải từ 10km trở lên mới được tính tiền xe cộ.

    Thành thử hiện nay bác thấy mấy người sồn sồn, già già sáng hay chiều đi bộ rất đều bước không ? Đó là vì đã quen hoặc bắt chước người đi công tác rùi : dưới 10 cây số không được tính tiền xe, phải ĐI BỘ -dân gian gọi đó là xe LÔ CA CHƯN ấy mừ... Và nghe Thủ trưởng nhà em mới nói cách đây chưa tới 1 tuần (tính tới ngày NOEL-2010) : sẽ nâng con số cũ thêm 5km nữa, tức là 2 cơ quan phải cách xa trên 15 km mới được tính tiền xe xăng. Không bít khi nào mới thực hiện, nhưng mà hay à nhen, góp phần nâng cao sức KHẺO, nâng cao tuổi thọ dân ta lên để báo cáo thành tích cho thế giới bít chứ !

    Nhà bác có nhận ra ích lợi rõ rệt về việc nâng cao này chưa ? Bác có thấy gần đây xuất hiện nhiều bài viết về việc đi bộ đúng cách nâng cao tuổi thọ chưa ? Nhà bác có thấy càng ngày càng có đông người sử dụng xe LÔ CA CHƯN của mình chưa, thêm đám trẻ thay vì đi đã chạy lun, khỏi cần đi chi cho chậm. Họ đã thích nghi rùi đấy ! Hi hi

    Chào nhà bác. Chúc nhà bác mau làm bảng hiệu kiểu mới hoặc chấp nhận......(bỏ 7 kí tự kể cả dấu cách)để tồn tại !

    Trả lờiXóa
  7. Nhặt lá vàng rơi.không sao đếm nổi!

    Trả lờiXóa
  8. Tình yêu của tôi thì không cần một bằng chứng nào cả,tôi tin nó đã hoà vào từng tế bào trong tôi nên là mãi mãi với tôi trong cả kiếp này.

    Tôi rất thích hai câu thơ tình cờ đọc qua mà vô ý không nhớ rõ tác giả,nhưng ý thơ thật tuyệt:
    "Để nhớ em mà chân dung anh phải thấy
    Là anh tự thú mình có thể quên em vậy!"

    Thật vậy không cần bất cứ một bằng chứng nào vẫn đủ là mãi mãi!

    Trả lờiXóa