Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

072- ĐÔNG NAM Á : NÉT TƯƠNG ĐỒNG NÀO QUA HÀNG RONG TRÊN PHỐ ?

-------


       @Lời rao ở xứ Việt 
       Hàn Mặc Tử đã từng lên tiếng rao bán vầng Trăng : Ai mua Trăng tôi bán Trăng cho...Cũng là lời rao một thời, bằng chữ chớ không bằng âm thanh. 
       Ngày nay tiếng rao của những người bán hàng rong vẫn còn, nhất là trong các ngõ hẻm thị thành. Ngoài phố vì ồn ào nên dường như ít nghe, chỉ thấy. Những người bán dạo vẫn hay đi trên một lộ trình nhất định, vào thời điểm quen thuộc.
       Nếu hoạt động trong khoảng không gian rộng rãi, người bán hàng thường phải di chuyển bằng xe đạp hay xe gắn máy. Và ngày nay tiếng rao đã cải tiến  hơn vì từ băng cassette phát ra.

         @Việt Nam : Hàng rong nơi thành phố nhỏ
       Mỗi thúng đựng vài nải chuối, người phụ nữ đứng chờ người mua. Có khi chuối được mang từ nhà tới. Hay mua sang tay từ bạn hàng chở về. Đồng tiền lời sẽ không được bao nhiêu trong thời buổi gạo châu củi quế này, phải không bạn ?


Tại sao lại đứng ? Vì dễ gánh chạy khi bị don dẹp lòng lề đường.


Gánh hàng rong nhìn gần


Mùa nào thức ấy : Xoài, mận . Gióng kim loại thay cho sợi mây


Không chỉ phụ nữ mới có thể gánh gồng !


Thúng bắp vun cao, ủ nóng chờ người mua. Chở bằng xe đạp có thể đi xa hay dễ chạy khi bị...đuổi (!)
Nhãn từ miền Bắc phân phối tận trong Nam. Cơ động qua nhiều phố và chở được nhiều hàng




       @Hàng rong ở thành phố Hồ Chí Minh
       Cũng vẫn đôi gióng gánh trên vai. Cũng những thứ đáp ứng nhu cầu người mua để giải khát, ăn chơi : trái dừa, trái xoài, li nước mía,... hay những thứ hấp dẫn trẻ em : đồ chơi nhiều loại, nhiều màu sắc,...


Hai gánh hàng rong trên lề đường Đồng Khởi.
Đồ chơi có thể làm quà cho trẻ em, góc đường Đồng Khởi- Lê Lợi.

Lại nước dừa giải khát và  thùng đồ chơi cho trẻ em
Xe nước mía 




       @ Ở Campuchia
       Muôn hình vạn trạng của hàng rong. Có thể từ đặc sản xứ sở Chùa Tháp là cây thốt nốt : nước được nấu làm thành loại đường thơm khác xa đường mía ; trái đem bán cho du khách nào chưa một lần nếm qua, cứ thử cho bít. Có thể là đồ thủ công gia dụng hay thức ăn sáng cho trẻ em,...
       


Trái thốt nốt 

Đồ thủ công do tận dụng thời gian nông nhàn 


Bé tranh thủ ăn sáng trước khi vào học 




Nước giải khát với nhãn hiệu của các đại gia 


       @Ở Malaysia
       Xe gắn máy ít thấy hơn xe ô tô. Bắt gặp chiếc xe chở các loại bánh như thế này trên đường từ cao nguyên Genting (cao 2000m) là hàng hiếm ở Malaysia chăng ?
       Bóng dáng cảnh sát rất hiếm gặp trên đường phố hay xa lộ. Xe gắn máy vẫn len lỏi giữa dòng xe hơi. Mọi sinh hoạt đời thường vẫn diễn ra tấp nập, nhộn nhịp.
Thức ăn nhanh (trên đường từ cao nguyên Genting về Kuala Lumpur) 
Xe bán sầu riêng trong một con phố ở Kuala Lumpur 
Xe hàng rong bán thức ăn di chuyển nhanh 
Thức ăn đường phố 




       @Ở Thái Lan
       Hầu như phố nào cũng có người bán hàng lưu động, bằng gánh, bằng xe đẩy hay bằng xe 3 bánh kiểu mô tô thuyền. Rất sinh động, rất bình dân, có lẽ giúp đỡ thiết thực cho đời sống người dân Thái, kể cả 2 bên mua và bán. Một nét đặc biệt trong mắt du khách.
       Dường như không có chuyện dọn dẹp lòng lề đường ở Pattaya. Xe bán hàng rong cứ ung dung bán hàng. Người gánh gồng đi trên các con phố ở Pattaya thoải mái. Rất ít thấy bóng dáng cảnh sát Thái hay các trật tự viên hùng hùng hổ hổ như ở xứ ta. Có thể nét đặc trưng là ổn định cho người dân kiếm sống. Họ giàu hơn ta, nhưng thực tế hơn ? Phải chăng nhà mình nghèo mà làm sang : dọn dẹp lòng lề đường cho thấy rằng rất trật tự, ngăn nắp. Hay cho rằng ta ít có, không có người mua gánh bán bưng...?
Bánh nướng trên đường phố Pattaya về đêm.
Pattaya : đón khách du lịch bằng nhiều chiêu thức 
Không chỉ phụ nữ mới có thể gánh gồng ! Phukhet
Gon nhẹ là bữa ăn sáng bằng món SOM TAM (đu đủ xanh, cà chua, xoài, đậu đũa, tỏi, ớt, bắp cải, xà lách..) # gỏi trộn, chăng ?
Cơm trộn thịt nướng (vị chua chua) . 20 baht (# 14k VND )/xâu 2 vắt. (Pattaya) 
Thưởng thức nhạc trong lúc bán hàng. Ở Pattaya
Xe gắn máy móc thêm thùng lôi kiểu mô tô thuyền : hình thành phương tiện làm ăn trên đường phố, ở Pattaya
Đủ thứ món bình dân hấp dẫn người qua lại trên lề đường thủ đô Bangkok
       @Ở Indonesia
        Nơi xứ sở đông dân Hồi giáo nhất thế giới, buôn bán hàng rong cũng phong phú không kém mấy nước cùng khu vực.
Kiếm sống chẳng ngại vai phồng-Đàn ông cũng bít gánh gồng như ai : bán bánh gạo nướng ở Jakarta
Xe bán thức ăn ở Bali, nơi nổi tiếng vì  du lịch biển và vì bị đánh bom 
       @ Nét tương đồng ở một số quốc gia Đông Nam Á
       Qua chỉ một chủ đề hàng rong, có liên quan đến đường phố. Mà cũng chưa hẵn là thức ăn đường phố. Các bạn MF có thấy nét nào tương đồng giữa các xứ trong vùng không ?
       Đương nhiên, còn nhiều nhiều xứ khác và nhiều nhiều thứ khác nữa. Chớ chỉ bấy nhiêu sẽ không đủ để nói hết vấn đề : thức ăn, món uống, tục ăn trầu, trang phục, nhà ở,...
      Xin bạn cho biết ý kiến về nét tương đồng giữa người dân ở các nước Đông Nam Á, theo ý riêng bạn. Có thể còn nằm ngoài phạm vi bài viết về hàng rong này chăng !

-------
Nguồn :

-------

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

071- LỤC VÂN TIÊN ĐÃ ĐẦU HÀNG...LÍ THÔNG ?

-------
        
       Bữa ăn là dịp gia đình Cà phê- Sữa- Cà phê cùng trò chuyện, rôm rả hay không là do tính thời sự của các câu chuyện đó. Trưa nay chàng Cà phê Sữa cập nhật tin tức rằng ở ngay Xì Phố có chuyện bị cướp mà không mất tiền, sau đó tiền bay vào túi người đi đường. Còn em gái Sữa Cà Phê thích dưa hấu nên kể chuyên dưa hấu bị ...đi lạc cho bố mẹ nghe. 
       Mẹ bảo những chuyên này tốt hơn nên dấu đi, nếu người nước ngoài biết dân- nước- trong mình như thế, họ cười cho (ý mẹ là tốt khoe, xấu che í mừ...). Bố thì ngược lại cho rằng, nếu không lên tiếng cảnh báo, ngăn ngừa,...thì xã hội sẽ loạn xà ngầu lên. Vả lại có xứ nào toàn người tốt 100% đâu nào (!).
       Bạn hãy chịu khó nhìn những tấm hình sau đây và cho bít ý kiến. Nên hay không nên xấu che, tốt khoe nhé !

       @Bị nạn hai lần

       -"Hôi"/Cướp dưa hấu : (nguồn : sgtt.vn) 14-4, Nghệ An
       Xe tải chở dưa bị lật trên quốc lộ. Vì trái dưa tròn tròn nên phải lăn lăn. Công đâu bỏ ra lượm cho chủ xe hay chủ dưa (!). Thui thì sức người có hạn, mang vài trái về nhà cho thằng cu tí nó gặm...làm quà, chớ có tham lam gì nhiều đâu nào (!).
       Còn cánh chuyên chở lúc ấy, lo chuyện bị thương tích, đi cứu chữa sinh mạng con người mừ. Ai rảnh đâu lo giữ mấy thứ ...cỏn con ấy !
      Và chắc cũng không ai đứng ra làm một Lục Vân Tiên hô hào giữ dưa cho xe. Anh nhân danh ai, đại diện ai mà lo. Không khéo bị cả bầy đàn ...đánh gục tại chỗ vì, khéo lo chuyện bao đồng (!), dù không sai. Hichic.

Xe dưa bị nạn lât  nghiêng 
Mỗi tay một trái dành riêng Cu Tèo
Dưa này thuộc loại ăn theo
Phải chi biết trước ta đèo giỏ to

       -Cướp/Hôi bia : (nguồn : sgtt.vn) 26-01, Quốc lộ 1A, Nghệ An.
       Cũng tai nạn giao thông. Bia 333 rơi vãi đầy đường. Người đi đường có lòng ..."tốt" xúm nhau dọn ..dùm cho xe dễ qua lại chớ gì ? !

Bia lon đổ chắn ngang đường. Không ai dọn dẹp ta thương dọn dùm

Hàng hàng lớp lớp bia thùng. Để không thật phi. Thui cùng nhau chia

       -Cướp/Hôi trái cây (nguồn : www.thanhnien.com.vn) 23-01-2011, Cam Ranh, Khánh Hòa.
       Táo, lê, nho, hành, tỏi,...cũng là đối tượng cho chuyện hôi của ở đây. Tâm lí đám đông, người ta nhặt được, tội gì mình không nhặt.


Xe lật nhào trên đường

Trái cây rớt thấy thương 
Sao ta không lượm nhỉ ? 

       -Hôi... tiền : (nguồn : tuoitre.com.vn) 16-6-2011, TP Hồ Chí Minh.
       Một người bị cướp tiền trên đường phố. May không mất vì cướp , tập 1. Nhưng do có sự giành giật giữa chủ nhân và tên cướp nên tiền bay ra đường. Những người chung quanh tranh nhau lượm tiền. Thay vì trả lại cho khổ chủ, lại cho tiền bay vào túi riêng của những người ...lượm. Thế là chuyện ..."cướp tập 2" xảy ra. Lần này tại TP Hồ Chí Minh.

      


       @Không tương thích tí nào
       Bạn bít Đại lộ Đông Tây ở TP Hồ Chí Minh chớ ? Đã được sử dụng và mang lại nhiều lợi ích nhất định, tuy bước đầu có hơi...lùm xùm. Thế nhưng trong hình bên dưới, phía trái nơi dành riêng cho người đi bộ (!) có che một chòi tự tạo. Hichic, trông như chòi để giữ rẫy, hay giữ vườn tạm bợ. Mà quả vậy, chính là để cho người canh giữ dây điện của hệ thống đèn cao áp ngồi tạm nghỉ. Nếu không đã và sẽ có những kẻ cố ý cắt dây đem bán...phế liệu. Hậu quả : tê liệt hệ thống đèn chiếu sáng trên cầu...
       Đến nay, cuối tháng 6-2011 vẫn còn 2 chòi canh như thế. Do đâu dzậy bà con ?

Một chốt gác tạm bợ trên cầu, có vẻ không tương thích : cầu là vốn của Nhật, chốt gác : ...Việt Nam
       @Nguyên nhân nào xảy ra cớ sự ?
      Có người cho là :
       -Pháp luật chưa nghiêm : có thể bắt được và xử cướp tập 1. Nhưng cướp tập 2 thì chưa trị được !
       -Dân trí chưa cao.
       -Mức sống còn nghèo, nhưng thích hưởng thụ : thèm tí dưa, tí bia, tí hành-tiêu-tỏi-ớt, tí tiền như-trên- trời- rơi- xuống, mớ dây điện,...
       -Một số người thờ ơ và đồng lõa với cái ác.
      -Có những vụ việc to lớn còn chưa giải quyết rốt-ráo-rẻ. Chuyện tí tẹo như thế nhằm nhò gì ?
       -...vv...vv
       Bạn nghĩ sao về mấy vụ việc vừa nêu?

       @Nói thêm, coi như an ủi
       Lời một người nước ngoài, BRIAN LETWIN (người Mỹ, biên tập viên báo điện tử tiếng Anh) sau khi đến sống ở TP Hồ Chí Minh một thời gian:
       -"Sống ở đô thị lớn khó mà tránh khỏi những tệ nạn như rải đinh, cướp giật, lừa gạt trên đường. Tuy nhiên, có trải qua những tình huống khó khăn nhất mới nhận ra ngoài những kẻ gian lợi dụng cơ hội để trục lợi thì còn có nhiều “Lục Vân Tiên” sẵn sàng ra tay giúp đỡ người hoạn nạn trên đường.
       Đơn cử là vài tuần trước, khi đang lái xe trên đường thì bánh xe tôi cán phải đinh. Vì là lần đầu tiên nên tôi không biết xử lý thế nào. Hoang mang, tôi dắt xe trên đường, băng qua các ngã tư và cố tìm một chỗ sửa xe một cách vô vọng. Bỗng dưng có một thanh niên đến nói chuyện và ngỏ lời đẩy xe giúp.
       Ban đầu tôi hơi lo ngại nhưng sự nhiệt tình của anh ấy làm tôi không thể từ chối. Không chỉ giúp đẩy xe, anh còn chỉ cho tôi đường gần nhất đến tiệm sửa xe. Tôi cứ nghĩ hôm ấy mình may mắn gặp người tốt giúp đỡ. Nhưng đến khi bị bể lốp xe lần thứ hai trong tuần tôi vẫn được một người xa lạ khác giúp đỡ. Tôi bắt đầu suy nghĩ về sự tương trợ lẫn nhau của những người không quen biết."
- PHƯƠNG THÙY ghi (Nguồn :http://tuoitre.vn/Ban-doc/Trong-mat-nguoi-nuoc-ngoai/436940/Con-nhieu-nguoi-tot-tren-duong.html)
       (Anh này hay à nghe, bít đến Lục Vân Tiên nữa chứ !)
       Vậy theo các bạn, Lục Vân Tiên đời nay đã đầu hàng...Lí Thông thời hiện đại chưa ? Hay con người có lúc là Tiên, có lúc là Thông ?
       Và vấn đề kế tiếp là, có nên che cái chưa tốt không nào ?

        @Liên tưởng của bác nhà Cà phê
        Thời xưa còn chiến tranh, có lẽ chỉ ở xứ ta mới gặp cảnh này :
       "Một ngày mùa đông, trên con đường mòn, một chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm, người chết hai lần, thịt da  nát tan..." (*). Đã chết rùi, lại còn thêm quả đắng : trái mìn nổ chậm gài sẵn, nằm chờ...
       Như mấy cảnh kể trên thời nay, vừa hư xe, thương tích, và có thể vừa mất của lẫn mất mạng. Cũng bị nạn hai lần đó chứ gì !!
       (*) Bài "Ngụ ngôn của mùa đông"-TCS. Mời bạn nghe KL ca, với những bức hình, đoạn phim mang đậm chất lịch sử, đáng nghía.




-------
#  Có thể bạn chưa xem :
-004- TRÔNG NGƯỜI MÀ NGẪM ĐẾN TA
-009- HÒM RƠM ; PHÀN CHÌM KHI NÀO SẼ NỔI ?
-------
# Tương trợ : giúp đỡ lẫn nhau.(Nói tương trợ lẫn nhau là dư rùi ! Hic hic !.
-------

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

070- BIỂN : CÓ CẦN LUẬT LỆ ?

-------
        -"Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về..." ; 
       -"Anh là biển, em là con sóng nhỏ. Anh là mây, em là gió mùa thu..." ;
       -"Biển một bên và em một bên.." ;
       -... 
      Chỉ riêng về nhạc, chúng ta có nhiều thật nhiều bài liên quan đến biển. Vì Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài 3260 km với 28/63 tỉnh và thành phố trực thuộc TW tiếp giáp Biển Đông. Thế thì hiểu thêm một tí về luật lệ vùng biển chắc không hẳn là thừa, phải không bạn nhỉ ! 

Hình vẽ về các bộ phận của vùng biển (wikipedia.org)

    
       @UNCLOS (Công ước LHQ về Luật biển)


     Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (tiếng Anh: United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), cũng gọi là Công ước Luật biển... (hay Hiệp ước Luật biển), là một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 với các chỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp ước Thi hành năm 1994. 
       Công ước Luật biển là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế giới, chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất. Công ước đã được ký kết năm 1982 để thay thế cho 4 hiệp ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có hiệu lực năm 1994, và đến nay, 154 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này.


Màu xanh đậm : Các QG đã phê chuẩn UNCLOS. Xanh nhạt : đã kí nhưng chưa phê chuẩn. Xám : chưa kí

      Công ước đặt ra giới hạn cho nhiều khu vực, bao gồm :
1-Nội thủy
Bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở (phía đất liền). Tại đây, quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do trong các vùng nội thủy.
Đường cơ sở là những đoạn đường thẳng nối liền các “ngấn nước thấp nhất, nhô ra xa nhất” dọc theo bờ biển (Điều 7). 
2-Lãnh hải  (Đây chính là đường biên giới trên biển của quốc gia)
Lãnh hải không quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở. Nước ven biển có chủ quyền quốc gia “được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này” (Điều 2).
Như vậy là chấm dứt tình trạng các nước nhỏ và yếu bị ép buộc quy định lãnh hải của mình không quá 3 hải lý.
Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều ngang 12 hải lý. Tại đây, quốc gia ven biển được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài được quyền "qua lại không gây hại" mà không cần xin phép nước chủ. Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám không được xếp vào dạng "không gây hại". Nước chủ cũng có thể tạm thời cấm việc "qua lại không gây hại" này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh. 
Vùng tiếp giáp “không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở” Nước ven biền có quyền kiểm soát hải quan, y tế, nhập cư, trừng trị tội phạm (Điều 33).
Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một vành đai có bề rộng 12 hải lý, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại đây, nước chủ có thể vẫn thực thi luật pháp của mình đối với các hoạt động như buôn lậu hoặc nhập cư bất hợp pháp.
Hình vẽ này không rõ bằng hình ở bản tiếng Việt đoạn trên. Bạn có thấy vì sao không ?  (wikipedia.org)
4-Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone = EEZ)
Vùng đặc quyền kinh tế “không mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở”. Nước ven biển có  quyền chủ quyền về thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên và sinh vật của vùng nước trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bảo vệ môi trường (Điều 56). Các nước khác được 4 quyền: tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm (Điều 58).
Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế được đưa ra để ngừng các cuộc xung đột về quyền đánh cá, tuy rằng khai thác dầu mỏ cũng đã trở nên một vấn đề quan trọng. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thủy và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm.
Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn của 1 số quốc gia ở Biển Đông theo wikipedia.org. Tuy nhiên ở 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có vấn đề vì wikipedia cho là 2 quần đảo này thuộc lãnh hải TQ (!) : xem chú thích màu cuối cùng của wiki.
5-Thềm lục địa
Thềm lục địa “bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa”, chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trường hợp bờ ngoài của thềm lục địa ra quá xa thì có thể mở rộng thềm lục địa đến 350 hải lý hoặc đến chỗ nước sâu 2.500 mét với điều kiện tuân thủ một số quy định có liên quan. Nước ven biển có quyền chủ quyền về mặt thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên (Điều 77), các nước khác có quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm (Điều 79).
Được định nghĩa là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục địa (continental margin), hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý, không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.
       @ Vùng biển trong sách giáo khoa lớp 12 Việt Nam
       Nêu ra khá đầy đủ về các phần của vùng biển nơi trang 15, SGK Địa lí lớp 12. Tuy nhiên ở mục vùng đặc quyền về kinh tế "... là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở." Dường như điều này không được chỉnh cho lắm. Vì giữa lãnh hải và vùng đặc quyền về kinh tế còn có vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí nữa chi ? Sao không ghi " rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, bao gồm cả lãnh hải". Xin bạn xem lại hình vẽ :





       @Vùng biển Việt Nam
       Mời bạn xem đường màu xanh lá cây ở bản đồ trên. Lưu ý là đường xanh lá cây này bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra còn có 1 bản đồ sau đây-vốn của tạp chí Hồn Việt- lấy từ  trang http://www.cpv.org.vn/cpv :
(Nguồn :http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News)
       @Thí dụ sinh động về vùng đặc quyền kinh tế
       -Báo điện tử của TTXVN : Mang tính thời sự nhất là ở đây.;
       -Tuổi Trẻ online 
       -Hay ở chỗ này, có video clip : (báo Người Lao động)


       @Hồi kết cho hợp với hồi đầu     
      Chắc chắn ở đâu cũng cần phải có luật lệ rùi. Vấn đề là kí kết Luật biển và tuân theo luật như thế nào thui, phải không các bạn MF ? Và dĩ nhiên là Luật Biển phải khác Luật Rừng nhiều lắm lắm! 
        Hihihi, hehehe.
       @ Món dọn thêm cần thiết
       Có khi nào bạn nghe/xem Thanh Thúy hát bài GẦN LẮM TRƯỜNG SA của nhạc sĩ Hình Phước Long mà lòng rưng rưng, nước mắt trào ra...không nhỉ ?


-------
#Nguồn về UNCLOS : 
-Phần chữ nhỏ trích từ : http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30692&cn_id=352468
-Chữ to : wikipedia.org
-Bài Biển nhớ -TCS- KL hát :

-------
@ Bạn nghía qua 1 tí về cách làm ra muối của diêm dân chăng :
065- TAY BƯNG DĨA MUỐI


-------

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

069- BÌNH ĐẠI : CỬA ĐẠI TIẾP GIÁP BIỂN ĐÔNG

-------
        @Đường về Bình Đại
        Thị trấn Bình Đại nằm cách Thành phố Bến Tre khoảng 50 km theo Quốc lộ 60 và rẻ phải 2 lần để theo đường 883, qua cầu An Hóa. Ta đi tiếp trên đường này khi gặp giao lộ ở xã Bình Thới, quẹo phải chẳng bao lâu sẽ đến Thị trấn Bình Đại, như hình của Google sau đây (lần theo những hình oval).
       Nhìn vào bản đồ, dễ dàng nhận ra 3 cửa sông đổ nước ra biển  Đông của dòng Cửu Long : Tiểu, Đại, Ba Lai.


Đường đi từ TP Bến Tre đến Thị trấn Bình Đại  (nguồn : Google maps)
Vòng xoay Bình Thới (Rẽ phải sẽ tới Thị trấn Bình Đại)
    
        Tuy nhiên trên đường đi, bạn phải hết sức lưu ý 2 chuyện :
       -Hành lang an toàn trên đường 883 không cảm thấy...an toàn tí nào vì người dân thích tiếp cận con đường để dễ bề làm ăn, buôn bán. Tư duy kiểu người Việt hiện đại : nhà mặt tiền là sẽ cao giá.


Nhà cửa, xe cộ sát lề đường. Mối nguy hiểm cho an toàn giao thông 
       -Cả chục cây cầu trên đường 883 là những nút thắt cổ chai : quá hẹp nên không tương xứng, đồng bộ với con đường. Nghe nói đã có kế hoạch xây dựng lại trong thời gian tới đây. Nhưng hiện nay thì rất hẹp và lót bằng những tấm ván gỗ mà khi xe gắn máy đi qua, hihi, rất ư là...gập ghềnh tay lái. 
Chỉ vừa đủ chỗ cho 1 xe lớn qua cầu. 
Bên nào tới trước, qua trước 


        @Bình Đại trong lịch sử



  • Giai đoạn 1945–1954, quận An Hóa (trong đó có huyện Bình Đại ngày nay) thuộc tỉnh Mỹ Tho. Về phía chính quyền cách mạng, huyện An Hóa sáp nhập vào tỉnh Bến Tre từ 1948.









  • Tháng 6 năm 1956, quận Bình Đại được thành lập, gồm các xã từ phía đông kênh An Hóa ra đến biển. Địa danh quận Bình Đại chính là lấy từ tên làng Bình Đại, nơi đặt lỵ sở của quận. Về phía chính quyền cách mạng, cuối năm 1956, nhập quận Bình Đại vào tỉnh Bến Tre.









  • Sau 1975, Bình Đại là một trong 7 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bến Tre. Ngày 1 tháng 10 năm 1979, theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), huyện Bình Đại gồm 19 xã và 01 thị trấn, với diện tích 38.572 ha.(nguồn : wikipedia.org)






  •         @Một trong những nghề truyền thống
           Trong quyển "Địa phương chí tỉnh Mỹ Tho" (1903) có ghi 4 nơi chuyên làm nghề đánh bắt hải sản của tỉnh này gồm các làng : Thừa Đức, Thới Thuận, Thọ Phú, Phước Thuận, hiện tại đều nằm trọn ở Bến Tre (tức các xã Thừa Đức, Thạnh Phước, Thới Thuận thuộc Bình Đại, Bến Tre hiện nay) (1).

    Đường đi Thạnh Phước từ Thị trấn Bình Đại (còn cách 9km )
    Có những ngôi nhà xây mới theo kiểu hiện đại...    

    ...và cũng còn rất nhiều nhà mái lá đơn sơ, êm đềm tỏa khói trong chiều


    Những con tàu chờ ra khơi

           @Bình Đại bây giờ
           #Nuôi tôm : Dọc theo lộ 883, cơ man nào là ao tôm của người dân. Nghe nói qua 1 vụ tôm, với 0,5 ha có thể thu lãi từ  trên 300- 450 triệu đồng (2).
            Thỉnh thoảng gặp chỗ thu mua hải sản để chở về nơi chế biến.


    Sát lộ là ao nuôi tôm. Xa xa là hàng dừa trong ánh nắng chiều 
    Thu mua để phân phối ?
           #Đánh cá :
            Mỗi lần ra khơi khoảng 1 tháng xa nhà. Phải chuẩn bị tất tần tật mọi thứ để có thể lênh đênh trên biển : thức ăn cho người, nhiên liệu cho máy, phương tiện hành nghề... Chi phí cho 1 chuyến đi tốn rất nhiều, nên có người nghe tin báo nhiễu động thời tiết, bão,... vẫn không mún về vì lấy đâu bù chi ?
    Tàu cá đang neo đậu tại sông Bình Châu chờ chuyến ra khơi 
    Cổng vào Cảng cá Bình Thắng, ven sông Cửa Đại
     Cảng cá Bình Thắng (cổng vào có mũi tên đỏ), nhìn từ ảnh vệ tinh của Google maps 




           #Thương mại - Dịch vụ :

    Chợ Thị trấn Bình Đại, nằm ven lộ 883.


    Phía trong chợ huyện 
    Nhà cửa, hàng quán Thị trấn ven lộ 883 

           -Ăn ...chơi, thay cho bữa ăn chính :
    Phong cách tương đối chuyên nghiệp, niêm yết giá cho khách rõ

    Bánh ướt (16k/dĩa) đầu tháng 6-2011


    Xôi trứng  (11k/dĩa)


    Xôi gà nơi quán này bán theo giá niêm yết : 18k/ dĩa (có quán dù xa chợ hơn bán đến 23 k/dĩa)


    Quán gần chợ có bảng giá và vì thế, hơi bị...rẻ hơn quán khác  ...!


           -Ăn phở là ăn...thiệt :


     Phở, nghe đồn rằng đây là một trong những quán nấu ngon ở Thị trấn BĐ ! Đang ngồi trong quán nhìn ra lộ 883


    Phở, có giá trên dưới 25k /tô, hương vị riêng
           -Uống :
    Cà phê sữa đá 10k/li 
    Trong 1 quán giải khát kề bên đường 883, có kệ đựng báo cho khách xem và cả mạng không dây cho người dùng laptop


           -Hải sản :


    Ốc viết, có người còn gọi ốc hút hay ốc len (?) : 10k/kg


    Từ trái sang (hàng thứ 1) : Nghêu : 20 - 30 k/kg -Sò đá : 10 k/kg


    Sò huyết (trong rổ) : 42 k/kg 
    Ốc bưu (hay bươu ?), ngày xưa đầy đồng, nay chắc hiếm : 20 k/kg
            Một ít dòng về Bình Đại, được ghi lại sau chuyến đi ngắn ngày, đầy bận rộn và lun căng thẳng (!). Vì thực hiện nhiệm vụ tốt mịt sẽ không được ai khen, và nếu có sự cố thì sẽ bị rầy rà, rút kinh nghiệm không...thương tiếc. Hichic. 
           Và xin bạn hiểu cho, đây cũng chỉ là...sờ voi về một vùng đất mà rất nhiều người chọn làm quê hương...thứ hai. Phải có gì lưu luyến, yêu thương người ta mới gắn bó dài lâu như thế chớ !  
            @Món dọn thêm


    Từ phải sang trái : tàu đang neo đậu tại cảng cá Bình Thắng, khoảng trống chân trời là Cửa Đại tiếp giáp Biển Đông, phần nhỏ nhô lên bên trái là Tiền Giang
           
    Cây mắm có bộ rễ phổi để sống được trên vùng đất ngập mặn. Bạn có thấy bộ rễ này giống như ở cây bần không nào ? 


    Qua sông Bình Châu bằng đò, chộp được 20 tấm hình tàu thuyền, cây mắm.... Trở về , chủ đò (ngồi sau tay lái) không nhận tiền. Một trong những nét hào sảng... !


    -------
    (1) : Trần Đặng Thanh,Tiểu luận Tốt nghiệp Cử nhân khoa học, ĐHTH TpHCM, khoa ĐL(1985-1989)
    (2) : http://nguoibentre.vn
    * Các ảnh trong bài của MF, có thể phóng to bằng cách bấm chuột trái ...vài lần.
    -------
    # Có thể bạn chưa xem :
    -Bài có chủ đề BẾN TRE.
    -Và những bài cũ hơn cùng chủ đề Bến Tre.
    -------