Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

070- BIỂN : CÓ CẦN LUẬT LỆ ?

-------
        -"Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về..." ; 
       -"Anh là biển, em là con sóng nhỏ. Anh là mây, em là gió mùa thu..." ;
       -"Biển một bên và em một bên.." ;
       -... 
      Chỉ riêng về nhạc, chúng ta có nhiều thật nhiều bài liên quan đến biển. Vì Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài 3260 km với 28/63 tỉnh và thành phố trực thuộc TW tiếp giáp Biển Đông. Thế thì hiểu thêm một tí về luật lệ vùng biển chắc không hẳn là thừa, phải không bạn nhỉ ! 

Hình vẽ về các bộ phận của vùng biển (wikipedia.org)

    
       @UNCLOS (Công ước LHQ về Luật biển)


     Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (tiếng Anh: United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), cũng gọi là Công ước Luật biển... (hay Hiệp ước Luật biển), là một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 với các chỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp ước Thi hành năm 1994. 
       Công ước Luật biển là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế giới, chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất. Công ước đã được ký kết năm 1982 để thay thế cho 4 hiệp ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có hiệu lực năm 1994, và đến nay, 154 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này.


Màu xanh đậm : Các QG đã phê chuẩn UNCLOS. Xanh nhạt : đã kí nhưng chưa phê chuẩn. Xám : chưa kí

      Công ước đặt ra giới hạn cho nhiều khu vực, bao gồm :
1-Nội thủy
Bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở (phía đất liền). Tại đây, quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do trong các vùng nội thủy.
Đường cơ sở là những đoạn đường thẳng nối liền các “ngấn nước thấp nhất, nhô ra xa nhất” dọc theo bờ biển (Điều 7). 
2-Lãnh hải  (Đây chính là đường biên giới trên biển của quốc gia)
Lãnh hải không quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở. Nước ven biển có chủ quyền quốc gia “được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này” (Điều 2).
Như vậy là chấm dứt tình trạng các nước nhỏ và yếu bị ép buộc quy định lãnh hải của mình không quá 3 hải lý.
Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều ngang 12 hải lý. Tại đây, quốc gia ven biển được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài được quyền "qua lại không gây hại" mà không cần xin phép nước chủ. Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám không được xếp vào dạng "không gây hại". Nước chủ cũng có thể tạm thời cấm việc "qua lại không gây hại" này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh. 
Vùng tiếp giáp “không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở” Nước ven biền có quyền kiểm soát hải quan, y tế, nhập cư, trừng trị tội phạm (Điều 33).
Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một vành đai có bề rộng 12 hải lý, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại đây, nước chủ có thể vẫn thực thi luật pháp của mình đối với các hoạt động như buôn lậu hoặc nhập cư bất hợp pháp.
Hình vẽ này không rõ bằng hình ở bản tiếng Việt đoạn trên. Bạn có thấy vì sao không ?  (wikipedia.org)
4-Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone = EEZ)
Vùng đặc quyền kinh tế “không mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở”. Nước ven biển có  quyền chủ quyền về thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên và sinh vật của vùng nước trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bảo vệ môi trường (Điều 56). Các nước khác được 4 quyền: tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm (Điều 58).
Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế được đưa ra để ngừng các cuộc xung đột về quyền đánh cá, tuy rằng khai thác dầu mỏ cũng đã trở nên một vấn đề quan trọng. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thủy và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm.
Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn của 1 số quốc gia ở Biển Đông theo wikipedia.org. Tuy nhiên ở 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có vấn đề vì wikipedia cho là 2 quần đảo này thuộc lãnh hải TQ (!) : xem chú thích màu cuối cùng của wiki.
5-Thềm lục địa
Thềm lục địa “bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa”, chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trường hợp bờ ngoài của thềm lục địa ra quá xa thì có thể mở rộng thềm lục địa đến 350 hải lý hoặc đến chỗ nước sâu 2.500 mét với điều kiện tuân thủ một số quy định có liên quan. Nước ven biển có quyền chủ quyền về mặt thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên (Điều 77), các nước khác có quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm (Điều 79).
Được định nghĩa là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục địa (continental margin), hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý, không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.
       @ Vùng biển trong sách giáo khoa lớp 12 Việt Nam
       Nêu ra khá đầy đủ về các phần của vùng biển nơi trang 15, SGK Địa lí lớp 12. Tuy nhiên ở mục vùng đặc quyền về kinh tế "... là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở." Dường như điều này không được chỉnh cho lắm. Vì giữa lãnh hải và vùng đặc quyền về kinh tế còn có vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí nữa chi ? Sao không ghi " rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, bao gồm cả lãnh hải". Xin bạn xem lại hình vẽ :





       @Vùng biển Việt Nam
       Mời bạn xem đường màu xanh lá cây ở bản đồ trên. Lưu ý là đường xanh lá cây này bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra còn có 1 bản đồ sau đây-vốn của tạp chí Hồn Việt- lấy từ  trang http://www.cpv.org.vn/cpv :
(Nguồn :http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News)
       @Thí dụ sinh động về vùng đặc quyền kinh tế
       -Báo điện tử của TTXVN : Mang tính thời sự nhất là ở đây.;
       -Tuổi Trẻ online 
       -Hay ở chỗ này, có video clip : (báo Người Lao động)


       @Hồi kết cho hợp với hồi đầu     
      Chắc chắn ở đâu cũng cần phải có luật lệ rùi. Vấn đề là kí kết Luật biển và tuân theo luật như thế nào thui, phải không các bạn MF ? Và dĩ nhiên là Luật Biển phải khác Luật Rừng nhiều lắm lắm! 
        Hihihi, hehehe.
       @ Món dọn thêm cần thiết
       Có khi nào bạn nghe/xem Thanh Thúy hát bài GẦN LẮM TRƯỜNG SA của nhạc sĩ Hình Phước Long mà lòng rưng rưng, nước mắt trào ra...không nhỉ ?


-------
#Nguồn về UNCLOS : 
-Phần chữ nhỏ trích từ : http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30692&cn_id=352468
-Chữ to : wikipedia.org
-Bài Biển nhớ -TCS- KL hát :

-------
@ Bạn nghía qua 1 tí về cách làm ra muối của diêm dân chăng :
065- TAY BƯNG DĨA MUỐI


-------

4 nhận xét:

  1. Sống nơi đâu thì xài luật ấy,đem luật rừng dùng trên luật biển ắt tự lòi đuôi cáo,chặt là đứt thôi,xưa nay luôn vậy,hãy đợi đấy!LUOITHEP

    Trả lờiXóa
  2. Thấy bờ biển người ta..." dài nhất..." thế giới cất không nổi lòng tham hả? Muốn phải thục mạng trốn chạy trong ống đồng thêm bao nhiu lần nữa? Rõ là...

    Trả lờiXóa
  3. @ Luật Rừng mạnh được yếu thua
    Tự mình mang mặt nạ vua... khi người
    Nghìn năm Bắc thuộc ai ơi
    ..Tống, Nguyên, Minh đến Thanh...Chơi tới cùng
    Đánh cho chúng chạy về Trung
    Hoa cùng với bọn thối ung bán nhà...
    Bi giờ mún nổi can qua ?

    Trả lờiXóa
  4. Ban GIATHAI mến,
    Không hiểu vì sao Bạn lặng lẽ xa bạn bè MF,thiếu người bạn dí dỏm và chân tình MF quạnh quẽ quá!
    Đừng xa nhé, Bạn luôn là Bạn dù Biển Đông có "nóng" đến đâu đi nữa...
    Chúng tôi chờ mong Bạn!!!
    COGAI91

    Trả lờiXóa