Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

076- SGK : KALAHARI, BỒN ĐỊA HAY HOANG MẠC ?

-------
       Nhìn vào bản đồ tự nhiên châu Phi, thông thường chúng ta sẽ thấy có 2 hoang mạc lớn lần lượt ở Bắc và Nam Phi : Sahara và Kalahari. 


Hoang mạc Kalahari . (avaxnews.com)
       Tuy nhiên trong sách giáo khoa Địa lí lớp 11 (NXB Giáo dục, Hà Nội 2007, Bài 5, Tiết 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI, trang 19) in là BỒN ĐỊA KALAHARI.
       Vậy Kalahari là bồn địa hay hoang mạc ?


Trong phần ngũ giác đỏ là chữ ''BỒN ĐỊA KALAHARI'' trong SGK Địa lí lớp 11
       @ Bồn địa (BĐ)
        -BỒN ĐỊA (vùng trũng) : khu vực có địa hình thấp, trũng dạng chậu hoặc lòng chảo. BĐ hình thành do kết quả tác động tổng hợp của các quá trình sụt lún, đứt gãy địa chất, bào mòn của băng hà...BĐ thấp nhất thế giới hiện nay là bồn địa Tuốcphan, nằm ở phía đông dãy Thiên Sơn (Trung Quốc) sâu 154m so với mực nước biển (1). 
         Có nhiều loại bồn địa khác nhau : thoát nước ra đại dương (a) hay không (b). 
       Loại (a) :  BĐ NIN THƯỢNG, BĐ CÔNGÔ, và nhiều nữa.
       Loại (b) : nước không thoát ra đại dương, chỉ bốc hơi hoặc thấm xuống đất : Kalahari, phần lớn của vùng thuộc Sahara, các Hồ lớn châu Phi, Caspian, Aral,...
       (Từ basin dịch ra tiếng Việt có thể là bồn địa, lòng chão, chỗ trũng, lưu vực,..).
       
Màu  xám thuộc loại BĐ kín. Các màu khác thuộc loại BĐ lưu vực thoát nước ra các đại dương. (wikipedia.org)
Hoang mạc Kalahari với cát, cây bụi. (my-world-travelguides.com)

       @Bồn địa Kalahari
       Rộng 930.000 km2, theo thuyết trôi dạt lục địa, cho là hình thành từ 160 triệu năm trước, với việc bờ Nam châu Phi được nâng lên, phần ở giữa thấp, trũng tạo thành bồn địa. Khi ấy châu Phi tách rời khỏi các lục địa Nam Mĩ, Australia và châu Á. Trong hàng triệu năm sau đó, nước những sông lớn chảy vào bồn địa Kalahari tạo thành một hồ to, rồi lại khô dần dần và bị bão cát, hóa thạch lấp đầy. 
     Ngày nay, dãy cát rộng lớn và cổ xưa này được biết đến với tên Hoang mạc Kalahari. 
       Kalahari, xuất phát từ tiếng địa phương, có nghĩa ''vùng khô/ vùng không có nước''.

       @ Hoang mạc (HM)
       -HOANG MẠC : vùng đặc trưng có khí hậu rất khô (mưa ít, hầu như không đáng kể, không hơn 200- 250mm/năm) với những loài sinh vật chịu hạn cao hoặc sinh vật ưa khô hạn phân bố rải rác. HM có nhiệt độ cao suốt mùa hạ (HM ôn đới) hoặc quanh năm (HM nhiệt đới). HM chiếm khoảng 20% diện tích bề mặt các lục địa, tập trung thành hai đới phân bố từ vĩ độ 10 độ đến vĩ độ 45 độ ở hai bán cầu với nhiều loại HM khác nhau :
        +Theo độ cao chia ra HM núi và HM đồng bằng.
       +Theo kích thước và thành phần vật liệu chủ yếu trong HM, chia ra : HM đá, HM cát (còn gọi sa mạc), HM sét, HM muối.
       Ngoài ra trên thế giới còn kiểu HM đặc biệt khác là HM băng ở các miền cực. (1) (chữ xanh MF giải thích thêm)
        
Hoang mạc KALAHARI nằm trong Top 10 hoang mạc trên thế giới theo nhiều nguồn tài liệu
       @Hoang mạc trên thế giới 
       Có thể kể theo thứ tự từ diện tích lớn đến nhỏ như sau (2) :
1.Sahara (châu Phi)
2.Arabian (châu Á)
3.Gobi (châu Á)
4.Patagonian (Nam Mĩ)
5.Rub'al Khali (châu Á)
6.Great Victorian (Châu Đại dương)
7.Kalahari (châu Phi)
8.Great Basin (châu Mĩ)
9.Chihuahuan (châu Mĩ)
10.Thar (châu Á)
        Hoang mạc Kalahari rộng ước chừng 260.000 km2 đến...900.000 km2 (3), được xem như một bán hoang mạc, mưa hàng năm khoảng 200 mm, chủ yếu giữa tháng 1 và tháng 4.
Các hoang mạc lớn trên thế giới
       Vậy Kalahari nằm trong top 10/thế giới về hoang mạc rùi !

      @Kalahari : bồn địa hay hoang mạc ?

     Kalahari vừa là bồn địa vừa là hoang mạc. Và phần hoang mạc nhỏ hơn, nằm trong phần diện tích của bồn địa.

Kalahari : màu đậm (hoang mạc)- màu nhạt (bồn địa). Hoang mạc Namib  nằm sát bờ nam Đại Tây Dương- về bên trái bản đồ
Ngựa vằn ở HM Kalahari  (blog.ratestogo.com)

        @ Các Atlas Địa lí thế giới nói gì về Kalahari ?
       Trong các Atlas Địa lí tự nhiên châu Phi, Kalahari thường được ghi là hoang mạc (desert).  
           1-Atlas Classique, Hachette, Paris, Không ghi năm xuất bản, trang 80-81, 83.
           2- The World Pocket Atlas, London 1950, trang 81, 88
           3-Visible Regions Atlas, Collins- Longmans, 1970, trang 60.
          4-Goode's World Atlas, Rand McNally, 2000, trang 227, 228, 229
          5-International Student's Atlas, Oxford University Press, 2007, trang 72, 74, 78.
      6-Concise Atlas of the World, DK, 2008, trang 67, 68, 71, 73, 83. (Riêng trang 68, có ghi Kalahari Basin).
          -
HM Kalahari  -Theo The World Pocket Atlas, London 1950, trang 88
HM Kalahari - Theo Goode's World Atlas, Rand McNally, 2000, trang 232.


HM Kalahari- Theo Concise Atlas of the World, DK, 2008, trang 83
HM Kalahari (vòng màu vàng) và BĐ Kalahari (màu xanh)- Theo Concise Atlas of the World, DK, 2008, trang 68
         @ Các trang mạng Địa lí nói gì về Kalahari ?
         Nếu google về Hoang mạc Kalahari (Kalahari desert), chúng ta sẽ được vô số bản đồ liên quan, như hình dưới đây :


     Còn nếu tìm Bồn địa Kalahari (Kalahari basin), thật hiếm để thấy có bản đồ nào liên quan. 

       @Sách giáo khoa Địa lí 11 nói gì về Kalahari ?
       Ngoài trang 19 in bản đồ (Hình) 5.1. Các cảnh quan và khoáng sản chính ở châu Phi với ghi chú trên bản đồ ''BỒN ĐỊA KALAHARI'', sang trang 20, SGK có câu hỏi :


     ''Dựa vào hình 5.1 và hiểu biết của bản thân, cho biết đặc điểm khí hậu, cảnh quan của châu Phi ?
       Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan
hoang mạc, bán hoang mạc và xa van. Đây là những khó khăn lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội nhiều nước châu Phi.''


     -Nếu với nội dung câu hỏi màu xanh nêu trên và phần gợi ý in 3 dòng phía dưới thì ở bản đồ H 5.1 nên ghi thêm từ ''hoang mạc'' Kalahari vào. Riêng nội dung bồn địa thì dường như chẳng liên quan gì nhiều đến nội dung đề cập (cảnh quan-khí hậu khô nóng) !


       @Lời cuối
       Vậy, nói dông-dài- dòng như trên để thấy rằng :
     -Nhắc đến Kalahari, người ta thường sử dụng và hình dung về Kalahari hoang mạc hơn là Kalahari bồn địa.
      -Do đó, sao ta không ghi thêm từ hoang mạc vào bản đồ 5.1 trong SGK lớp 11 như trong SGK Địa lí lớp 7, NXB Giáo dục VN, HN, 2010, trang 83. (Ở đấy ghi cả 2 nội dung : bồn địa và hoang mạc trong Lược đồ tự nhiên châu Phi).

       @ Một số hình ảnh về Hoang mạc (HM) Kalahari
       
Cây Baobab trong HM Kalahari. (3.bp.blogspot.com)
Dân bản địa, thường gọi Bushmen ở HM Kalahari với... cây đàn đồ chơi. (www.superstock.co.uk)
Dân sinh sống vùng cây bụi chính là bán HM Kalahari-Bushmen- (avaxnews.com)
HM Kalahari, phần Namibia.  (wikipedia.org)

       @Kalahari thời một- ngàn- chín- trăm-...hồi- đó
       Điều kiện tự nhiên hiện nay có thể khắc nghiệt hơn vì mức độ hoang mạc hóa cao lên. Nhưng về con người có gì khác biệt ? Các bạn xem mấy ảnh trên và so sánh sơ bộ với vài hình dưới đây. 

HM Kalahari và cư dân bản địa  (National Geographic, số tháng 6-1963)
Cây đàn tự chế 5 dây này đã được thay thế bằng cây guitar (cũng tự chế) ở trên (NATGEO, 6-1963) 
Xưa sinh sống bằng săn bắn, hái lượm.  (NATGEO, 6-1963)
Sao giống trò kéo mo cau của VN quá vậy ta ?  (NATGEO, 6-1963)


       @Món dọn thêm
       Vidéo clip về đời sống cư dân bản địa HM Kalahari, gọi chung là Bushmen. Nhấn phím play trên màn hình, bạn sẽ gặp họ trong những trò chơi quen có, lạ có : nhảy dây, chơi banh,... Cách lấy lửa, làm cung tên, đặt bẫy, đào củ để mài ra vắt lấy nước uống,... 
       Nếu bấm hai lần, sẽ dẫn đến trang YouTube, bạn sẽ gặp thêm nhiều đoạn vidéo lí thú về nhóm Bushmen này. Vậy xin hãy bắt đầu...





-------
(1) : THUẬT NGỮ ĐỊA LÍ, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa, Nguyễn Thị Thu Anh, NXB GDVN, HN 2009.
(2) Các bạn có thể xem thêm về các hoang mạc lớn ở đây : cả số thống kê.
(3) Xem diện tích này tại đây.
-------

7 nhận xét:

  1. Là mở to mắt :học nhiều điều!
    Có thể người ta lấy tên gọi theo phần diện tích lớn,tuy khác với nhiều tư liệu còn lại nhưng không hoàn toàn vô lý.Vả lại thay cũ đổi mới là sở thích hơn 30 năm rồi.Vấn đề tự mâu thuẩn là đổi tên mà nội dung dẫn giải thì ...quên chăng?

    Việc này cũng quen quen...À,cái anh Trung quốc cũng đâu cần biết thế giới đã nói gì và phân định ra sao nên toan lấy thịt đè người,tuỳ tiện thay đổi đó,hihi,chịu nổi không chứ???

    Giữa thiên nhiên khắc nghiệt thế mà luôn thấy nụ cười ,hay thật!
    Giữa mênh mông nắng gió,dáng cây,dáng người thảy đều chênh vênh.

    Trả lờiXóa
  2. Phai cong nhan mot dieu rang "CON NGUOI CO MOT SUC SONG MANH LIET DOI VOI THIEN NHIEN".Du trong bat ki hoan canh nao con nguoi van sinh ton duoc,ngay ca khi thoi tiet kho can nong buc nhu zay.chac co le cung chinh gi zay mak con nguoi o day cung co mot net van hoa rieng :an mac mat me,bung phe ,da ngam ,....
    Co bao gio ban co cach suy nghi giong tui chua:an mac nhu zay se do tien xa bong,dien ,nuoc,...hang thang .Nhat la khong phai ngai ngung khi an mac mat me nhu zay ..vi ai cung giong ai het mak..hjhjhj.
    Neu co the tui cung muon sang do mot chuyen de kiem nghiem suy nghi cua minh..*_*

    Trả lờiXóa
  3. Dường như bụng ỏng như thế lại là một dạng bệnh lý bởi họ không đủ sung túc để béo phì...

    Trả lờiXóa
  4. Khâm phục!
    Tôi thích lắm bé trai đang nằm nghiêng trong vòng tay Mẹ.Đó là những phút giây hạnh phúc của đời người.
    Dáng nàng sư tử đẹp tuyệt!

    Trả lờiXóa
  5. Gọi Kalahari là hoang mạc thì đúng hơn nhà cafe à vì có giathai tôi đọc được đâu đó(hình như là trong sách địa lý tự nhiên Phi Châu xuất bản trước 1975)cafe có xem phim"thượng đế củng phải cười"chưa?Bộ phim ấy được quay ở hoang mạc Kalahari và diễn viên chính trong bộ phim ấy là một người bản xứ.(giathai)

    Trả lờiXóa
  6. @ BichTram, hihi, hãy chuẩn bị mọi mặt, bít đâu có lúc LHQ cần tình nguyện viên VN sang Kalahari thì sao ?

    @ Nhà bác 2:24, đồng ý với nhận xét này.
    Người ta cho rằng các cậu trai bụng căng phồng như thế, không phải ăn quá nhiều hay quá ít, mà do tư thế xoay lưng ''vận công'' để kéo mấy em bé trên cát. (Sao nghe không có lí tí nào !). Đó là hình của thế kỉ XX, cách nay trên dưới 50 năm rùi đó !

    @ Bác 3:55, Thì ra nhà bác đã xem cảnh sinh hoạt đời thường của các Bushmen. Còn rất nhiều đoạn vidéo lí thú nữa cho ta nghía thêm đó nhé... Chúc vui và không nên thức khuya đâu !

    @ Bác GT : Mục đích của MF là đề nghị SGK in thêm 2 từ HM vô bản đồ thui. Giống như SGK lớp 7 đã in.

    MF vừa mới xem phim này : THE GODS MUST BE CRAZY. Có những cảnh nhịn cười không được. Một phim vui, có hậu và cho ta bít thêm về hoang mạc, bán HM cùng những người sống trong vùng khí hậu khắc nghiệt này. Thân !

    Trả lờiXóa
  7. Sao phải nhịn cười chứ,mục đích bấy nhiu mà,thiệt tình! BUITAMGAI

    Trả lờiXóa