Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

042-THỜI KHÓA BIỂU : MI LÀ AI ?



---------
         Ngày xửa ngày xưa... khoảng năm một ngàn chín trăm hồi đó (thập niên 80 của thế kỉ trước), nơi bác Cà phê dạy, một số thầy cô có nhà xa trường hơn cả trăm cây số. Đối với họ, việc về thăm nhà vào những ngày cuối tuần là hết sức cần thiết. Thế nhưng vào thời buổi bao cấp phương tiện vận tải hiếm hoi, xếp hàng từ...khuya mới có vé xe mà đi, thì nghỉ thêm được một ngày, thậm chí một buổi vẫn là niềm mơ ước. Việc về nhà lại còn lệ thuộc vào nhiều thứ : chủ nhiệm lớp, thời khóa biểu (TKB) có tiết dạy vào ngày cuối tuần và đầu tuần hay không,... (Sở dĩ nhớ lại chuyện này vì bác nhà Cà phê vừa gặp lại một trong những bạn hiền-dạy Toán, một tay trống cừ khôi, rất hào hoa-  nhà ở xa, rất xa nhiệm sở vào thời...ngay khổ ấy). 



         @ Cái tâm và tầm của một người 
         Người sắp TKB rất quan trọng đối với một trường học. Người này phải có tâm đối với học sinh (HS) và cả với giáo viên (GV). Làm thế nào hài hòa quyền lợi cho hai đối tượng này càng nhiều càng tốt mới là người có tầm thật sự.

          Với học sinh cấp III : chẳng hạn như không nên học 5 tiết 5 môn (mỗi môn 1 tiết) ; hay những môn thuần xã hội hoặc tự nhiên đi liền nhau ; những môn khó nuốt không ở tiết 1/tiết 5 ; tránh những môn khó tiếp thu ở ngày đầu tuần/cuối tuần (Vì "mắt thứ Hai, tai thứ Bảy") ; có môn không yêu cầu tiết đôi ; ... ( còn nhiều dài dài nữa...)

         Với giáo viên, sẽ tránh
         + xếp tiết 1 cho phụ nữ có con mọn ; 
         + nghỉ liên tiếp từ hơn 1 tiết đối với 1 giáo viên (tiết trống) ; 
         + xếp liền tù tì 5 tiết cho GV xã hội ; 
         + sáng dạy đến tiết 5 mà chiều có ngay tiết 1 (trừ khi có sự yêu cầu của GV) ; 
         + hoặc cả buổi chỉ dạy 1 tiết -trừ trường hợp tiết lẻ bắt buộc; 
        + GV chủ nhiệm đến trường chỉ để dự duy nhất  tiết chào cờ + Sinh hoạt đầu tuần, vì không được sắp tiết dạy nào khác ; 
         +.... (dĩ nhiên cũng còn nhiều điều nữa, nhưng không dám múa rìu qua mắt  thợ, nhất là với những THỢ đã sắp TKB gần những trên dưới 20 năm...! Hihi, nghe mà cảm thấy miểng văng tứ phía ào ào lun !)

          Sắp TKB nhiêu khê, khó khăn, làm dâu trăm họ là vậy. Trở lại vấn đề những GV ở xa trường thời bao cấp ngày nọ. Nếu làm chủ nhiệm lớp phải có mặt sáng thứ Hai dự Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và trưa thứ Bảy dự tiết sinh hoạt lớp. Thế là chỉ còn nghỉ được chiều thứ Bảy với sáng ngày Chủ nhật mà thôi. Trưa phải sửa soạn đi chuyến xe chiều trở lại trường để sáng đầu tuần dự Sinh hoạt dưới cờ tiết 1. 

(violet.vn)

         @Chuyện xưa còn nhớ 

         Người đứng đầu trường (Hiệu trưởng-HT) mún cho GV xa nhà nào ..." khốn đốn" sẽ phân công làm chủ nhiệm lớp để... kẹt cứng. Về thăm nhà chỉ ở được 1 đêm cuối tuần. Có GV tranh thủ ở lại nhà thêm tối Chủ nhật và sáng thứ Hai chịu khó đón xe khuya, dong ruổi hơn 80 km. Sau đó sử dụng xe đạp đã chở theo để trên mui xe đò, đi những đoạn phụ từ tỉnh lị về huyện ( chỉ chừng...20 km ! ). Vì khó đón xe và có lẽ thời ấy thóc cao, gạo kém, lương bao cấp rất thấp-trọn tháng lương mua được chừng từ 5 đến 6 kg thịt heo ở thị trường chợ đen- nên đa số đi xe đạp để tiết kiệm ! Hichic !
         Quả thật là có nhiều GV hơi bị khổ vì những chuyện đại loại như vậy. Và cũng có những người quá quắt trong việc cho người khác khổ mới...dzui hay sao ấy, ngoài chuyện cho làm chủ nhiệm lớp (chưa kể đến lớp học giỏi/dở), còn rải giờ ra trong tuần để...quản (hay ...đày !) GV. 
        Và đời bác cùng các bạn hiền đã chứng kiến : người HT quá quắt đó chẳng bao lâu sau phải rời khỏi "sân khấu" vì...tùm lum tà la chuyện chẳng đâu vào đâu cả. Hú hồn ... GV ! Nhưng trước đó, gò của những...bạn hiền đã sưng !
      

          @ Chuyện tham khảo  
          Dưới đây xin trích bài viết  về TKB từ trang : http://www.vnschool.net để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn mún xem thêm, xin bấm vào đây để có thế nghía một số ý hay bài khác nữa. 
10 lời khuyên cho các giáo viên trong nhà trường không là người xếp thời khóa biểu
Bài viết này dành cho các giáo viên trong nhà trường hiện không là người xếp thời khóa biểu nhưng đang được thụ hưởng kết quả của các phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu. Nếu bạn là người được giao nhiệm vụ xếp TKB thì không nên đọc bài này mà nên đọc bài 10 lời khuyên cho các giáo viên làm nhiệm vụ xếp thời khóa biểu.
Sau đây là 10 lời khuyên dành cho các giáo viên không làm nhiệm vụ xếp thời khóa biểu trong nhà trường.
1. Bạn đã biết ai là người xếp thời khóa biểu của trường mình chưa? Nếu chưa biết thì nên hỏi ngay và rất nên làm quen thân với người xếp TKB của trường bạn.
Thật vậy, nói nhỏ với bạn nhé: giáo viên xếp TKB sẽ có nhiều “quyền” đấy. “Hắn” muốn ai đẹp ai xấu là được ngay.
2. Nếu bạn nhận được một TKB đẹp, hãy dấu nhẹm đi và đừng nói chuyện này với ai cả.
Bạn nên nhớ rằng bạn đang rất may mắn đấy, giống như trúng số độc đắc. Đừng khoe ra mà thiệt thân đấy.
3. Nếu bạn nhận được một TKB rất xấu, thì chớ nên làm ầm ĩ và làm to chuyện và càng không nên mắng mỏ người xếp TKB của nhà trường.
Có 3 lý do:
- Bạn làm ầm ĩ lên như vậy thì TKB của bạn vẫn không thay đổi.
- Ngược lại “hắn ta” sẽ thù bạn hơn và rõ ràng TKB của bạn chỉ có thể xấu đi chứ không tốt lên được.
- Bạn sẽ mang tiếng xấu là khó tính, lắm điều trong tập thể GV nhà trường.
4. Nếu bạn muốn thay đổi một chút trên TKB của mình cho thật ưng ý hơn hãy đến nhà riêng người giáo viên đang xếp thời khóa biểu và nói nhỏ với “hắn”, nếu cần thì dúi một phong bì nhỏ cũng được.
Bạn cần giữ bí mật công việc này nhé.
5. Đầu năm khi nhà trường yêu cầu bạn đăng ký các nguyện vọng để xếp TKB, bạn đừng đăng ký quá nhiều điều kiện, chỉ nên đề xuất một vài điều kiện nhỏ thôi.
Tâm lý của người xếp TKB là rất ngại nhập các điều kiện này vào máy tính. Bạn viết nhiều cũng vô ích thôi vì “hắn ta” sẽ không nhập điều kiện của bạn vào máy tính đâu.
6. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình bị thiệt thòi nếu bạn có thời khóa biểu không ưng ý. Nên nhớ rằng hơn 80% các giáo viên trong trường cũng có ý nghĩ giống bạn đấy.
Bạn nên nhớ về qui luật 20/80 trong nền kinh tế thị trường. Qui luật này cũng đúng trong bài toán TKB đấy: Hơn 80% giáo viên sẽ có TKB xấu để đảm bảo cho 20% giáo viên có thời khóa biểu đẹp. Bạn cần phổ biến qui luật này cho các giáo viên khác cùng quán triệt nhé.
7. Nếu bạn nhận được một TKB có một số tiết bị “chệch” so với một kế hoạch làm việc nào đó của bạn thì thay vì cố thay đổi thời khóa biểu, bạn nên thay đổi kế hoạch làm việc của mình để phù hợp với TKB thì hơn.
Bạn nhớ rằng thay đổi TKB còn khó hơn nhiều lần thay đổi một kế hoạch làm việc nào đó của bạn, Đơn giản là việc đầu tiên không phải do bạn quyết định, còn việc thứ hai là do bạn hoàn toàn quyết định.
8. Nếu bạn đã nhận được lời hứa về thỏa mãn điều kiện TKB nhưng lại nhận được một TKB không ưng ý, bạn cần phải đấu tranh cho bản thân mình. Hãy tấn công trực diện người xếp thời khóa biểu để đòi quyền lợi. “Hắn ta” chắc chắn sẽ chối tội và đổ lỗi cho phần mềm. Do vậy bạn phải thật khôn khéo, bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết. Bạn cần nhớ rằng chỉ cần một vài thao tác kéo thả chuột TKB của bạn sẽ thay đổi theo hướng tốt lên.
Điều này là đúng đấy. Ông cha ta đã có câu ngạn ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim”.
9. Bạn hãy quan sát thật kỹ các giáo viên trong nhà trường sau khi công bố TKB. Những người mồm to, nói nhiều thường là những người khó tính, không biết điều, mặc dù chưa chắc TKB của họ đã xấu. Những người im lặng thì hoặc là họ đã có TKB tốt, hoặc họ cam chịu một vài khó khăn và thường họ là người tốt, dễ tính. Vậy thì bạn sẽ quyết định giống ai trong số họ.
TKB của bạn là xấu hay đẹp cũng do bạn định nghĩa thế nào là xấu, thế nào là đẹp thôi.
10. Nếu bạn là người gầy gò ốm yếu hoặc béo phì, thì việc có trống nhiều tiết trong TKB sẽ giúp bạn luyện tập thể thao, đi lại nhiều, bạn sẽ khỏe lên. Nếu bạn đang còn trẻ, đang phấn đấu thì một TKB không đẹp chính là cái dành cho bạn đấy. Nếu bạn là người ít nói, “thấp cổ bé họng” thì điều bạn có một TKB không ưng ý cũng là chuyện bình thường thôi. Còn nếu bạn là người thạo máy tính thì bạn nên xung phong nhận nhiệm vụ xếp thời khóa biểu trên máy tính, bạn sẽ có ngay TKB theo ý muốn.
Để đảm bảo cho mình có một TKB đẹp cách tốt nhất là bạn hãy trở thành người xếp TKB.
                                                                                                                                      School@net   "

         @ Đa tạ tác giả bài viết . MF 

-------
@Món dọn thêm
       Dưới đây là một trong những hình ảnh về TKB của một thời...đã xa. Thời của những đêm gần như thức trắng để cho ra đời sản phẩm mà tác giả biết rất rõ là không bao giờ làm vừa lòng trăm họ.
      Đến khi máy tính phổ biến và với những phần mềm sắp TKB, mấy quí vị phó HT bi giờ đã tương đối nhẹ nhàng. Chỉ cần nhập số liệu chính xác vào máy, các lập trình viên đã tính sẵn, và thêm chút tính toán để có thể can thiệp nhẹ nhàng (mặc định cho ai nghỉ tiết đầu, tiết cuối, nghỉ đầu tuần hay giữa tuần...). 
       Và bản TKB này (mỗi màu dành cho một môn), trường nào lập phòng truyền thống hay bảo tàng, nếu cần MF sẵn sàng nhượng lại, với giá rất ư là...hữu nghị đó ! Hihi.


TKB của MỘT THỜI SẮP TAY : phải chia trường thành nhiều cụm. Nay chỉ cần bấm máy vài giây là xong, đâu cần chia cụm phải không các bạn ! Thời này AI nói chia cụm là...LÁO như cháu con CÁO ! Hehe
-------
 @ Mời các bạn xem thêm bài này để biết thêm một nhiệm vụ hết sức vinh quang :
-------

8 nhận xét:

  1. Giathai tôi không ở trong ngành giáo dục nên mù mờ về chuyện này rồi.Giathai tôi kể cho nhà cafe chuyện đi học của giathai tôi nha.

    Ngày xưa giathai tôi học trường tư thục của cộng đồng người Hoa.Ngày học hai buổi,sáng học Hoa ngữ,chiều học Việt ngữ.7giờ sáng là có mặt ở trường nhưng chưa vào lớp học đâu đến 7.30 mới vào lớp học, đến 11 giờ tan trường.Chiều 13 giờ có mặt,đến 13.30 vào lớp,đến 17 giờ thì về nhà.

    Đồng phục nam sinh là áo sơ mi trắng đóng thùng với quần soọc xanh,giày bata tất trắng.Nữ áo trắng đóng thùng với váy xanh dài đến gối(ngày đó chúng tôi gọi cái váy ấy là cái củng).

    Khi đến trường giathai tôi phải đi qua một nhóm "xung can" giống như trực ban bây giờ,là học sinh trong trường nhưng ở những lớp lớn hơn,trang phục cũng vậy nhưng có thêm một cái"cà-la-quách"màu xanh,đội ca-lô màu xanh viền trắng và đeo băng đỏ ở cánh tay trái.Đồng phục nghiêm chỉnh tự nhiên vào,không nghiêm chỉnh thì"a-le-hap"về nhà,nghiêm chỉnh rồi mới tới trường. Trong giờ ra chơi,em nào " quậy"giỡn quá lố,bất kể nam nữ,thân hay sơ đều "được" các "xung can"mời đứng khoanh tay nghiêm chưn tựa lưng vào tường và ghi tên vào sổ trực. Khi ra về xếp hàng theo đường,ra khỏi cổng trường rẽ phải có một hàng,rẽ trái có một hàng và các"xung can"đi theo để hỗ trợ khi qua lộ và giữ trật tự.Khi qua lộ có hai "xung can"cầm hai biển báo stop đưa ra hai bên,miệng ngậm tu-huych thổi lên để cảnh báo xe cộ dừng lại và học sinh cứ thế mà qua đường.

    Giathai tôi nhớ mãi các "lào sứa"(lão sư)Sinh lào sứa dạy âm nhạc,Lo lào sứa dạy môn mỹ thuật(ông ấy vẽ tranh sơn thuỷ không thua Trương Hán Minh), Lan lào sứa dạy môn Hán văn,Chu lào sứa dạy môn toán(cafe mà nghe Chu lão sư đánh bàn toán là mê liền,đánh như chơi piano vậy).

    Ngày ấy các lóp không treo hình tổng thống và cờ quẻ ly mà treo hình Tôn Trung Sơn và cờ thanh thiên bạch nhật,học giáo trình của Đài Loan.Sau 1975 mới có hình của bác Mao và học bài"de nan chung quoa san len san suy len suy..."(có nghĩa là VN-TH núi liền núi sông liền sông...).Nhưng chỉ được đến năm 1977 rồi cấm không cho dạy nữa(đánh lộn với nhau mà,nghỉ chơi với nhau mà).Các đại ca lãnh đạo bên đó làm cho Hoa kiều ở VN khồn đốn một thời gian. Hiện giờ thì tay bắt mặt mừng,...!

    Trả lờiXóa
  2. KHÔNG DỄ.

    CÔNG TÂM
    Nói dễ bởi bạn hội đủ khách quan khi đứng ngoài lề để nhận diện.
    Làm không dễ bởi bạn sẽ bị chi phối bởi 1001 lý do(cộng thêm tính thừa của chủ quan và cái thiều trầm trọng của khách quan trong bạn)

    Lý do I: Cái tâm yêu ghét sẽ cho bạn một cái cớ, ngỡ là rất hợp lý, để giải thích cho sự thiếu công bằng trong quyết định hành xử: vì,bởi,thì,là,mà...

    Lý do II: Quan niệm "Ơn đền nghĩa trả"sẽ hiển nhiên hình thành thái độ cả nể, nghiêng lệch...

    Lý do III: Vì sự an toàn của bản thân, vì củng cố địa vị...vô hình chung bạn sẽ quy tụ, xây dựng một pháo đài quanh mình với tiêu chí"vừa mắt-vừa ý" và sẽ luôn dành trọn đặc ân cho hệ thống này. Mức độ nào thì vừa, dừng ở đâu mới đủ? Việc đó còn tuỷ thuộc vành đai quanh bạn được dung nạp bằng năng lượng pháo hoa hay bom nguyên tử vậy.
    Cứ thế cho đến lý do thứ 1001.

    Chưa hết,
    Một cái đầu luôn đủ tỉnh(không quá nóng)và đủ sáng để đạt đến chữ TẦM.
    Một trái tim ôn nhu mà vẫn đủ mạnh(biết đông lạnh lúc cần giúp cái đầu giải nhiệt)để giữ đúng chữ TÂM.
    Hội đủ cả hai điều trên đã là nan giải, Còn cân bằng được cả hai để giữ sự quân bình trong thế cán cân là một nan giải bậc cao hơn.
    Vì vậy
    Luôn-là-không-dễ!

    Trả lờiXóa
  3. ****NGÀY XƯA (Bỗng dưng tui thích nói chuyện đời xưa từ hồi nào cũng không biết!) Ngày xưa hậu cung của Hoàng đế cũng có thời khoá biểu, thời khoá biểu về đêm mà Long ân riêng dành cho tam cung lục viện. Người trực tiếp thực hiện việc ban-bố-ân-sủng này là thái giám. Và tất nhiên kẻ đứng đằng sau thực sự chi phối là kẻ(tạm thời)đang giữ thế thượng phong.

    Đặc ân sẽ tuần tự theo những tiêu chí cụ thể:
    -Họ hàng quyến thuộc- bà con thân thích để quyền hành không lọt vào tay kẻ khác họ.
    -Sẵn sàng phò trợ và củng cố địa vị cho kẻ đã thi ân nếu một mai ngôi thứ có thay đổi nhờ vừa ý Long nhan.
    -Không khả năng gây hại đến vị trí kẻ đang nắm quyền tức biết ngoan ngoãn, thuần phục, dễ sai khiến...
    -Biết ứng xử lễ độ cho cái phép"đầu tiên" ...

    Ngược lại. Nếu có tài sắc ngang tầm, "rắn đầu" bởi thừa bản lĩnh để khẳng định mình, không biết trên-dưới, trước-sau sẽ ""được"" ...loại ngay từ đầu, thời khoá biểu vĩnh viễn không có tên, mục tàn nơi hậu cung vậy!

    Lẽ tất nhiên không có cái gì là vĩnh cửu, lịch sử cũng đã ghi lại những cuộc "soán ngôi" ngoạn mục để minh chứng sự phù du của ngôi vị. Vấn đề đặt ra là khi kẻ "cai trị" dùng uy quyền để áp đặt, khống chế và phô trương thanh thế thì từng bước hắn đang xây một lâu đài trên cát. Sóng không vỗ bề mặt thì trầm tích ở những chuyển động ngầm mà sức bộc phá luôn luôn là xoá sạch.(cck)

    Trả lờiXóa
  4. Chưa đọc bài mới.Chia TKB có vẻ tiêu cực quá. Hihi.
    Ăn Tết ở XP chắc là zui lắm.Chúc gia đình ăn Tết vui vẻ. BAT

    Trả lờiXóa
  5. Thật không dể chút nào để chia TKB vừa lòng mọi người(Nhất là trường có nhiều GV).TKB chia xong là phải công khai,ta cứ tạm thời vừa lòng với nó, khi mọi người xem xong thì ta sẽ biết ngay TKB của ta thuộc loại nào, lúc đó tùy thuộc vào khả năng ứng biến của ta để hy vọng biến nó thành TKB mà ta tạm ưng ý(bạn ta không ưng thì kệ nó)...Tốt nhất là ưng ý với mọi TKB,lúc đó ta sẽ được tiếng là người dễ tính và mọi danh hiệu thi đua sau này chắc là sẽ được ưu tiên. (Một GV)

    Trả lờiXóa
  6. ATLJP* mới đầu nghe qua việc sắp tkb cứ ngỡ đó là 1 việc cực kì khó khăn (ai mà sắp tkb quả khổ cho nên vì thế mà mặc dù gặp phải 1 tkb "hơi kinh zị" nhưng vẫn cảm thông công sức, thời gian, trí tuệ người làm). Ví như trường THPT của ATLJP có đến 11 lớp 11, 11 lớp 12 và 10 lớp 10 thì việc sắp xếp các môn học sao cho phù hợp với gv và hs là 1 điều quả thật "nhức óc". Nhưng bi giờ thì biết là có phần mềm trợ giúp rùi nên công việc cũng nhẹ đi phần nào
    => k thấy cảm thông gì nữa hehe

    Trả lờiXóa
  7. @Vâng, bạn ATLJP thân mến,
    Thời xa xưa đó, khi chưa có mấy phần mềm sắp TKB, quả là mệt mỏi cho người phải lo toan việc này, nếu chưa quen !

    Có người mới gặp ở sân trường, hay thoáng thấy nơi hành lang đã vội kêu réo và bảo, sao không đổi tiết này lên, nhập tiết kia lại,... Đến nỗi, nhác thấy họ, tác giả TKB đã vội lủi đi nơi khác... Tội nhất là giao nhiệm vụ sắp TKB cho những ai KHÔNG có...DANH gì với núi sông, ăn cơm lính làm việc ...quan (!).(Kẻ lợi dụng việc này, quả là hơn bọn tư bản ...bóc lột công sức người ta nữa đóa ! Đáng lên án nhé !)

    Nay đã có các lập trình viên giúp soạn ra phần mềm rùi, đường hoàng ai là phó HT phụ trách chuyên môn lo sắp TKB, với sự CHÍNH DANH này, có lẽ không cần lo lắng nhiều. Có khi còn thấy ...thú vị là khác. Bạn ngẩm nghĩ thử xem !
    Mà trường của bạn, thấy hơi quen quen à nha !

    Trả lờiXóa