Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

013-DU- LỊCH- HỌC

             @ Bác đến chơi nhà
          Thật ngạc nhiên đối với anh chàng Cà phê-Sữa-đang ở nhà một mình- khi thấy ông bác thân yêu xuất hiện trước cửa. Không như mọi bữa bác gọi điện báo trước. Lần này bác đến bất ngờ, chắc có chuyện chi gấp đây ! A, nhớ rùi, hôm về quê bác hứa mai mốt có dịp, sẽ nói về việc ba của bạn lớp trưởng (LT) du học trời Tây. Hôm nay mình sẽ nhắc lại... 
          Bác nói là có ông bạn hứa cho mấy tấm ảnh về bóng bàn, môn thể thao bình dân mà bác chơi từ hồi nhỏ. Đáng lẽ ông ấy mang về quê tặng mà lại bận. Thế là bác có dịp lên lấy ảnh và ghé thăm cha con mấy đứa luôn.
         Với người bác rộng lượng của mình, chàng Cà phê Sữa nhà ta tha hồ phát biểu ý kiến riêng, mà không sợ bác để ý...trù dập. Còn với bố, hichic, ông hay dùng quyền ...làm bố, không cho cu cậu thực hiện theo ý riêng của tuổi teen. Như khi muốn mua cuốn tự điển Bách khoa ở nhà sách hôm nọ. 

Bác của Cà phê Sữa mà nói hay chơi bóng ở đây là bác ấy mắc bịnh ...nổ đó!  
(http://www.quangcaosanpham.com). (hehe, QC không công cho người ta) 
      
          @ Du học trời Tây
         Con muốn bác đề cập việc du học à. Có năm, bảy đường du học nhé: nào học bổng nhà nước cấp, nào do quĩ tư nhân nước ngoài tài trợ hay tự túc,...Vậy ba của bạn LT con đi du học theo kiểu nào thế ? Hình như là do nhà nước cho đi bác ạ. Ông ấy đi trong bao lâu và về nước chưa vậy con ? Dạ chừng chưa tới một tháng và đã về rồi. Có ai du học lâu hơn không hả bác? Tùy con ạ, sao ba của bạn con đi ít ngày nhỉ ?
          Dạ, ít là sao hở bác ? Chả bằng cô Anh, thầy Quân, cô Liên dưới quê mình đi những 3 tháng đó con.  Bạn con nói như vậy là đã lâu hơn và học được nhiều hơn một số người khác đó bác ơi. Lâu gì mà lâu, LT của con nó tự hào quá thể về ba nó đó, chớ như chú Quân sau khi về lại giành được học bổng đi tuốt qua nội địa Hoa Kì ròng rã hơn hai năm. . Bác ở sát nhà, gặp nhau hằng bữa mà có thấy chú ấy nổ nót gì đâu...Điều này lần trước con nghe bác nói rồi : thùng rỗng kêu to, hay là hữu xạ tự nhiên hương... gì gì đó bác !
          À mà bác ơi, mấy thầy cô đi Tây 3 tháng, 6 tháng hay 2 năm, họ học bằng thứ tiếng gì vậy bác ? Và ba của bạn con đi hơn hai, ba tuần có giống như mấy thầy cô đó không?

         @ Học bằng tiếng gì ?
         Đương nhiên những người có chuyên môn tiếng Anh thì học chung với những học viên các nước khác bằng tiếng Anh. Nghe, nói, đọc, viết, sinh hoạt hàng ngày với dân bản địa... bằng tiếng Anh luôn. Chú Quân qua Mĩ cũng thế, mọi sinh hoạt đời thường là tiếng Anh giọng... Mĩ rồi, con ạ.
         Vậy là ba của LT con giỏi thiệt, du học bằng tiếng Anh hay quá xá, hèn chi mà bạn ấy lun tự hào về ba mình ! Nè nhóc con, có lấy miểng ra chưa đó ? Có phải ba của LT con chuyên môn là tiếng Anh không ? Dạ hình như không phải. Vậy là con bị dính miểng tùm lum rồi đó. Những đợt đi ngắn hạn do bạn tài trợ thì học có người phiên dịch ra tiếng Việt đó nhóc ui... 
          @ Du-lịch-học : trách nhiệm nặng nề
           Nghe đến đây, chàng Cà phê Sữa nhà ta cũng nói thêm với bác mình là, dù học bằng thứ tiếng gì đi nữa, Anh, Hoa, Pháp, Nhật,... thì là du học. Còn học bằng tiếng Việt gọi là ...du- lịch- học, cũng hơn chán vạn người, như bố con nhà Cà phê Sữa ru rú cả đời ở xó xỉnh này, làm sao mở mắt ra được. Có văng miểng bi nhiêu cũng...không sao! Cu cậu cho là bạn LT có quyền tự hào về cha mình : du lịch mà chả tốn tiền ...nhà.  
             Không gặp được ông anh quí hóa, vì chiều ông ấy đã về quê, bạn tôi nghe Cà phê Sữa kể lại chuyện du-lịch-học nói trên. Và nói thầm : mấy người du học bằng tiếng Anh chẳng hạn, chỉ phát huy tác dụng trong những người dạy, học tiếng Anh mà thui, tầm ảnh hưởng đâu có bi nhiêu. Còn du- lịch -học bằng tiếng Việt, sẽ phát huy tác dụng nhiều lần, mà trách nhiệm lại ở tầm rất cao nữa. Vì sao bạn bít không ? Vì VN có hơn 86 triệu người nói tiếng Việt lận... Bạn có đồng ý không nào ? Hihiiiiii

1 nhận xét:

  1. NÓI VỚI NGƯỜI LÀM CHA.

    Du học: Đi xa để học hỏi.
    Đi càng xa cơ hội học hỏi càng nhiều.

    Và không phải ngẫu nhiên mà ngôn ngữ lại là tiêu chuẩn đầu tiên được chọn để quyết định việc đi hay ở của bạn khi du học nước ngòai.

    Đơn giản vì khi không thể nghe được thì làm sao bạn hiểu để mà học?(Bạn đừng nói mình học mà dắt theo phiên dịch nhé,điều đó chỉ xuất hiện ở VN với hàng"siêu sao",chẳng lẽ...)

    Còn thì người ta sẽ xét đến khả năng giao tiếp xã hội,khả năng hòa nhập cộng đồng...

    Trở lại vấn đề chính,

    Bước chân ra khỏi nước để...chơi thôi bạn cũng đã hơn vạn người(vì dân mình vốn còn nghèo lắm , một góc chiếc vé máy bay của bạn đã là giấc mơ xa xỉ với họ rồi)
    Ấy là đi chơi!

    Còn đi để học?
    Ừ thì một tháng cũng khối điều để học. Nhưng...chỉ có vậy thì đã hàng chục vạn người giống bạn rồi.Bình thường thôi!

    Bạn không biết rằng có một đứa trẻ,chỉ là U20 ,một lúc giành được 7 suất học bổng du học ở những trường Đại học danh tiếng nhất nước Mỹ nhưng vẫn rất khiêm nhường khi khẳng khái khoe tòan...khuyết điểm.
    Vậy thôi,mà ai cũng nể phục!

    Và nữa,
    Đứa con nào(dẫu vô tình hay hữu ý) cũng nghiễm nhiên chọn Cha Mẹ làm tấm gương sống để noi theo.Còn việc là gương sáng hay gương...mờ lại nhờ vào đấng sanh thành có ý thức đủ để điều chỉnh hay không?

    Rất có thể con bạn không-đủ-nhận-thức để hiểu thực chất việc du và học của cha nên sẳn sàng rao truyền dùm bạn với niềm tự hào...con nít.

    Nhưng còn bạn,đừng tự bôi đen mình trước mắt người,kẻo khi nhận ra mình là tấm-gương-đen thì đã muộn!!!

    Chậc,chỉ là chuyện nhỏ nên thôi thì nói nhỏ mà nghe vậy!

    Trả lờiXóa