Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

022-SGK : ĐẾN WASHINGTON ...NÀO ĐÂY ?

         @ Từ  Washington...
Khế trong vườn nhà
         Đến hẹn lại...về quê, anh em nhà Cà phê Sữa được một phen chạy nhảy, chơi đùa trong vườn nhà bác. Dưới bóng mát um tùm của dừa, khế, cóc,..hay quanh đám rau đồng nội như càng cua, mồng tơi, bù ngót,... Trưa khò xong một giấc, mon men đến gần bác, anh chàng Cà phê Sữa hỏi thăm mấy thắc mắc về Washington. Trong lớp một số bạn hay nhắc đến từ này...


         Bác bảo Washington là tên vị tổng thống đầu tiên của nước Mĩ, George Washington và được đặt cho rất nhiều địa điểm ở  cả trong và ngoài nước Mĩ.
         -Còn bao nhiêu nơi có tên Washington nữa hả bác. Lu bù nhóc ạ. Nè con xem (chỉ ở trong nước này):
(Từ trang wikipedia.org)
           Thấy chưa, nhiều nơi...ăn theo lắm đấy chứ ! Đó là chưa kể một tiểu bang vùng Tây Bắc nước Mĩ, giáp với Canada cũng mang tên này. 
          
          @ ...biến thành Oa-sin-tơn 
         Khoan bàn đến hay- hoặc- chưa- hay khi dùng một từ phiên âm để Washington thành ra Oa-sin-tơn. Ở đây xin nói đến sự tiện lợi hay chưa giữa hai từ kể trên trong thời đại cần đến thông tin phong phú, mau lẹ. Đương nhiên phải sàng lọc để tìm đúng thông tin mình cần. Đó cũng là quá trình lang thang trên net vậy.
         Với "Oa-sin-tơn" : ta thử gõ vào Google : được 713.000 kết quả:

         Còn với "Washington", ta có 2.830.000 kết quả : chỉ là con số với nhau đã là một sự cách biệt to lớn về thông tin có được.




          @ Sao lại là Washington, D.C. 


       Vậy có phải để phân biệt thủ đô nước Mĩ với lu bù Washington này nọ mà người ta viết thêm DC phía sau tên Washington thủ đô không bác. Đúng rồi con trai ạ.
           "Washington, D.C. (Hán Việt: Hoa Thịnh Đốn) là thủ đô của Hoa Kỳ, được thành lập vào ngày 16 tháng 7 năm 1790. Mang tên chính thức District of Columbia (viết tắt D.C.), có nghĩa Đặc khu Columbia, thành phố này còn thường được gọi là Washington, the District, hoặc đơn giản hơn D.C. Trong tiếng Việt, District of Columbia cũng được dịch là Quận Columbia nhưng dễ nhầm lẫn vì có đến 8 quận tại Hoa Kỳ mang tên Columbia, đặc biệt nhất là quận Columbia, Washington, một quận nằm trong tiểu bang Washington. Về địa vị chính trị thì Washington, D.C. được xem là gần như tương đương với các tiểu bang của Hoa Kỳ." (http://vi.wikipedia.org/wiki/Washington,_D.C.)
         Qua các phương tiện truyền thông, người ta gọi, viết tên thủ đô Hoa Kì có thêm DC phía sau Washington. Nào, hãy xem nhé :
          - Với Chính phủ Mĩ :
Thủ đô HOA KÌ : WASHINGTON, D.C.
          - Với Tòa đại sứ Mĩ (ở Đức) :
Vẫn xác định là  Washington, D.C.

          - Với báo chí Mĩ, trang mạng :

          -Báo Washington Post :
Dự báo thời tiết ở thủ đô Hoa Kì :  WASHINGTON, DC, ngày 27-10-2010 của tờ Washington Post
         -Với SGK Địa lí Việt Nam (lớp 11, NXB Giáo dục,HN, 2006, trang 36) :
          SGK ta chỉ in Oa-sin-tơn, đơn đớt thế này...! Hay vì phiên âm rùi nên không thể ghi D.C. phía sau (Oa-sin-tơn, Đi Xi- hihi giống như nói với bé con khi hữu sự...Hay cũng khó xử khi ghi Oa-sin-tơn, DC lai nửa Việt nửa Mĩ...). Chi bằng bỏ quách DC cho khỏi rắc- rối- rắm...

Ông OA mà có tái SIN (H) - Đi lơn TƠN cũng không tin mắt mình

          Vậy thầy và trò khi dạy và học đến bài 6 nói trên có nên ghi thêm Thủ đô của Hoa Kì là Oa-sin-tơn, DC không nhỉ ?


         Không ngờ gãi đúng chỗ...ngứa của bác, anh chàng Cà phê nhà ta nghe một hơi không kịp thở lun. Nhưng nghĩ lại cũng hơi vui vui, vì có chuyện để kể với bạn bè.


         @ Dọn thêm món tráng miệng hơi đắng : Cũng cùng trang 36 đã nêu còn có hai từ nên nói lun thể ở đây : 
         "-Nằm giữa hai đại dương lớn " (xin xem dòng thứ 3 từ dưới lên, ở phần 2. Vị trí địa lí) : dư từ lớn (vì đại có nghĩa là lớn rùi !).  
Có ĐẠI thêm LỚN nữa chi ! Anh THỢ VIẾT chữ  sao ghi  thế này... 

          SGK ui là SGK ui. Tui-bít- tin- ai- bi-giờ (Nhạc sĩ Vũ Thành An xin đừng giận, vì có người còn nhớ lời của Bài không tên cuối cùng mừ . Xin mời nghe nhạc đỡ bùn,  hic hic, nhấn vào đây hoặc đường link này để nghe/tải về nghe sau nhé bạn).

         @ Bạn có dùng thử món chua này không ? (cho bớt đắng í mừ !) 
Chùm cóc treo lủng lẳng trên cành. Ai thèm xin nhớ ...cóc còn xanh
         Chùm trái cóc : cũng ở trong vườn nhà. Gọt bỏ vỏ, rửa sạch mủ, tách nhè nhẹ ra từng miếng nhỏ. Nhớ chấm với muối ớt đâm nhuyễn. Ăn xong, còn lại cái hột, nghe nói có thể dùng trị...ho. (Nhưng nếu không hết ho, MF không chịu trách nhiệm đâu nhé ! Và nếu tin vào ý trị ...ho này, thì giống như bạn tin chuyện cho chuồn- chuồn- cắn- rún- thì tự nhiên sẽ bít bơi vậy !). Hi hi... 
         À, bạn có ăn bánh xèo với đọt cóc non chưa nhỉ ? Hãy thử xem khi nào có cơ hội !
       
         @Tham khảo : xin bấm vào đây để xem bài viết có liên quan. 

-------  

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

021-ĐỂ NHỚ MỘT HIỆU- TRƯỞNG - TỐT - THIỆT

---------         
         Là người không hay tâm sự, nhưng khi bức xúc, bác vẫn có thể ngồi hàng giờ với ba của anh chàng Cà phê Sữa để nói chuyện. Có lần, nghe kể về một người thủ trưởng cũ của bác mà thấy ngùi ngùi, lạ lẫm... Bác nói vì không biết ngày giỗ, nên chuyện kể này xem như là nén nhang thơm tưởng nhớ tới ông : Nguyễn Đình Hiến.
      
          @ Đi học xa
         Quê tận xứ Quảng, thưở nhỏ nhà cách xa trường, lời của bác, anh ấy đi học bằng xe đạp và  phải mang cơm theo. Có hôm, tới trường mới hay phần cơm mẹ sửa soạn sẵn, dành để ăn trưa đã bị rớt dọc đường lúc nào không hay !

         @ Chống tiêu cực bằng hành động
         Là người vừa dạy Lịch sử tại một trong hai trường cấp III lớn của tỉnh (*), vừa phụ trách Đoàn thanh niên, anh đã thật sự chống những tiêu cực, thất thoát tài sản trong trường (điển hình như đã cùng các cộng sự tìm ra nguyên nhân máy móc của xưởng mộc bị mất cắp,...), đem lại kết quả rõ ràng trước mắt mọi người.
(*) Một trường cấp III lớn của tỉnh vào thời đó : Nguyễn Trãi (tên cũ Duy Tân).  Con đường  phía trước nối  Phan Rang-Tháp Chàm
                  @ Chịu thiệt phần mình
         Thời bao cấp, các tiêu chuẩn được phân phối có hạn định. Nhiều khi thứ hàng hóa mình cần thì lại không có. Trái lại thứ mình có thì lại không cần. (Như học sinh trường Dân tộc ít người nội trú : dao lam mà nữ sinh cũng có. Hay nam sinh lớp 8, 9 trường này tháng nào cũng được mua 10 gói thuốc lá. Các em còn nhỏ đâu có hút được !). Thế là lại phải mang ra chợ trao đổi. 
          Có lần đến lượt anh được phân phối theo tiêu chuẩn vỏ, ruột xe đạp, thứ tương đối khó kiếm thời ấy. Nhưng anh đã nhường lại phần mình khi thấy giáo viên khác cần hơn, dù xe của anh cũng chả hơn gì ! Nhường thật sự, không màu mè giả bộ...

         @ Con dân bình thường
         Anh chị có hai con: một trai, một gái. Khi con gái bị sốt xuất huyết đưa vào bệnh viện, nếu nói là cháu ngoại quan lớn chắc sẽ được chăm sóc ưu tiên hơn. Chị Th., vợ anh, đã không nói thế, xem như con một dân thường như những người dân bình thường khác. Không phải là một kết thúc có hậu dành cho gia đình : mất đứa con mãi mãi...Thời còn bị cấm vận, rất thiếu thuốc men chữa trị, có thể có thuốc đặc biệt dành cho nhân vật đặc biệt. Đó cũng là thời mà thuốc Xuyên tâm liên được xem như trị...bá bịnh (ông thầy, bà cô nào vô phúc bị phân công dạy nhiều hơn một môn cùng lúc, được gọi là thầy-Xuyên- tâm -liên !).
       Trước đó, anh tình nguyện đi qua Phnôm Pênh làm chuyên gia, không làm hiệu trưởng trường cấp III nữa. Một buổi chiều xem đấu bóng chuyền, trái bóng ra khỏi sân vừa tầm chân, anh đá trở vào. Không may bị xóc dầm. Có lẽ anh quên khi bạn bè bảo nên đi chích ngừa phong đòn gánh. Một tuần lễ sau, anh bị phong đòn gánh thật. 
         Nghe nói rằng được trực thăng chở về Việt Nam, anh cũng không nói gì về mình là con rể duy nhất của một quan lớn (lãnh lương cấp tướng) ở một tỉnh duyên hải miền Trung. Vẫn chữa trị bình thường như những người bình thường khác của thời thóc cao, gạo kém, thuốc hiếm, ngay khổ. Một kết thúc không ai muốn xảy đến : anh mất. Có lẽ do bệnh đã tới thời kì nặng, khó chữa. (Kể đến đây, bác nhắc bố là, gặp ai lỡ bị thương chảy máu do xóc dầm, do có yếu tố kim loại gây ra - đinh, bẫy chuột, hàng rào kẽm gai, han gỉ hay không làm sao biết được... phải dứt khoát bảo mau mau đi chích ngừa phong đòn gánh, chớ coi thường mà bỏ qua. Kẻo khi ân hận thì đã muộn màng...)
          Lễ truy điệu được tổ chức ở trường cấp III (**), nơi anh từng làm hiệu trưởng,  khi đưa anh đi ngang qua đó để về với đất mẹ ở ngoài xứ Quảng.

(**) Ngôi trường mà người hiệu- trưởng- tốt- thiệt từng gắn bó. Trước mặt là QL 1A  nối Bắc-Nam 
          Bác còn bảo với bố là bác đã làm việc cho những 10 vị hiệu trưởng, mà người trong chuyện này là tốt nhất, tốt- thiệt. Nhưng dường như những người- tốt- thiệt  thường được...vời đi sớm để phục vụ ở tầng trời thứ..., thứ mấy ấy nhỉ ? Hay vì không nổ mà những thiệt thòi lại đến với gia đình người tốt- thiệt ?
         
         @ Cũng con cháu các cụ cả
         Bây giờ người ta tranh thủ...nổ khi có dịp. Thậm chí tự tạo ra cơ hội- tự nổ -để làm văng miểng người khác nữa mới thỏa lòng, hic hic. Nào con ông lớn này, cháu bà lớn nọ. Thậm chí cũng quơ quào nào là em vợ, anh rể (dù có thể rất xa tầm đại bác...) với ủy viên này kia kia nọ. Ai cũng con cháu các cụ cả (phiên bản mới nhất hiện nay của COCC,con ông cháu cha). Nếu so với cha vợ của anh là ông Chín H., lãnh lương cấp tướng thời bao cấp, không rõ đã tới vai chưa (!)...
         Được mấy ai như anh, như chị (giờ đã về hưu), sao không nổ ì xèo để người khác e dè, để người khác tôn vinh chạy theo vì nghĩ rằng sẽ được hưởng sái !  Chú ý tiểu tiết về hình thức càng nhiều, không lo được cái nội dung chủ yếu trong công việc thì nổ cũng là một trong những cách tự đánh bóng để che lấp...! Liệu hồn, tớ có cây chống lưng đấy ! Hay vì nội dung què quặt, không ra gì... nên phải đánh bóng hình thức lên cho chói mắt người !? 

         Đoạn đầu thì biết rằng bác nói về người- hiệu- trưởng- tốt- thiệt, con rể quan lớn mà không chịu nổ, thì Cà phê Sữa còn hiêu hiểu. Đoạn sau bác nói với bố gì gì nữa thì chàng Cà phê nhà ta biết...chết liền
         Thôi thì đó là chuyện người lớn vậy ! Biết nhiều mau mọc mụn, là mau già í mừ. Cà phê Sữa tự nhủ thầm và thiêm thiếp khò khò lúc nào không hay. 

--------- 


Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

020-VÔ TÌNH hay CỐ Ý ? PAKISTAN hay VIỆT NAM ?

           
        @ Việc buồn cười trên đường giao thông ở PAKISTAN
         Trên trang mạng sau đây có bài viết về 6 tấm ảnh vui lạ trên đường giao thông ở nước bạn: www.mgid.com/pnews. Toàn bài đăng những hình ảnh mà tác giả ghi là trên đường giao thông ở Pakistan, một quốc gia Nam Á.
        Hình 1 (H1) : Quả là có vui, lạ, nhưng không lạ nhiều, bác của Cà phê Sữa bảo thế. Vì trước đây, từ thuở xe gắn máy Nhật được nhập vào miền Nam, một số bạn của bác đã cho chiếc Honda 67 cõng tới 5 chàng trai ở đường nông thôn (không phải xúi dại đâu nhé, nói là để thử so sánh TA xưa và bạn nay thui í mừ). Mà cũng không phải quảng cáo cho chiếc 67, bạn bít rùi đó, đến bi giờ nó vẫn tồn tại.


H1 : Một xe cõng được tới bốn chàng- Xứ này tên gọi Pa-ki-xtan

          H2 : "Hi sinh" vì công vụ. Ngồi trên mui xe đang chạy cũng là hình ảnh rất xa xưa ở Việt Nam, ngày nay sẽ bị phạt nặng nếu vi phạm lỗi này. Nhưng ở Pakistan, nguy hiểm quá, ai đang ngồi trên xe vậy kìa ? 

H2 : Trên cao chót vót mới dễ...quan sát xem ai vi phạm luật...giao thông chăng ?

         H3 : Vô tình hay cố ý ?
         @ Đây mới chính là hình đáng nói tới. Chúng ta thấy biển số xe rất quen thuộc : 34-F4.... [34 thuộc Hải Hưng, đã tách ra Hải Dương (34) và Hưng Yên (89)]. Vậy tác giả bài viết đã lầm lẫn khi đưa hình chụp từ đất nước Việt Nam, xa quá xa với Pakistan, vào bài này. Nhưng quả thật, không chỉ với khách nước ngoài mới thấy lạ, mà ngay cả dân..."nước trong" chắc cũng thầm...khen (!). Bạn có để ý phía dưới 4 dụm của con vật có cái cây ngang chịu lực không ? Chiếc xe đắc dụng thiệt...nhưng hàng hóa thì cồng kềnh ! 
         Còn nữa, xe 34-F4... đang giữ lề phải chứ ? Ở Pakistan thì xe lưu thông theo lề trái - như những thuộc địa cũ của nước Anh hay quốc gia chịu ảnh hưởng của nước này. 
H3 : Bốn vó ngày nao chạy khắp trời- Giờ đành co bốn dụm lại thôi  
          H4 : Xe 6 bánh có hơn xe 3 bánh ? Cuộc đời là thế ! Khi đắc chí được thời anh nổ ầm ĩ, hểnh mũi qua mặt tui. Đời con...lừa vẫn âm thầm lặng lẽ kéo cái xe cà tàng chỉ để hưởng...bó cỏ.( Nhiều khi để khích lệ lừa, con người cột bó cỏ thật ngon vào đầu cái cây, để cỏ ấy phía trước mắt lừa ! Thấy cỏ ngon lành, lừa hăng hái tung vó...kéo xe cho chủ !) Lúc không còn nổ bành bạch nữa, tui lại phải...cõng anh như thế này sao ! Hichic. 
          Đúng là kiếp...lừa, được phục vụ suốt đời, làm sao bì được với bạn ngựa- có kéo xe, nhưng cũng còn biết chạy đường dài : ngựa- hồng- tung- bụi- cõi- xa- mơ (thơ Thanh Tịnh). Lại càng không thể bì được với mấy anh xế nổ, cũng tung bụi, nhả khói vào mờ mịt mắt...lừa (chừng nào chết máy, hỏng hóc,...thì hư đâu sửa đó, sửa không xong có thể nhờ...lừa kéo !). Thôi thì phải kéo xe để được...ăn cỏ vậy. Huhu.  

H4 : Trót sinh ra kiếp nhà Lừa- Kéo xe, có cỏ. Chẳng chừa một...ai

         H5 :  Ý mún nói là HÀNG HÓA NGUY HIỂM TRÁNH XA RA. Tuy viết lộn tùm lum, sai tè le, mà hình như ai- cũng- hiểu (chỉ- một- người- không...) để đừng đến gần, dễ bùng cháy đấy.

H5 : Ai- cũng- hiểu, chỉ- một- người- không- hiểu  

         H6 : Xe đang chạy hay đang dừng lại ? Có thể xe đang dừng, người chạy đến leo lên và ảnh được chớp lúc ấy. Cũng có thể là hồi hộp hơn : xe đang chạy, còn người cố bám theo như trong phim hành động. Tin hay không, tùy ý mỗi người. Người ta có thể dàn cảnh theo ý mún của đạo diễn mừ. Hihi...
H6 : Như là diễn viên đóng thế  hay là diễn viên xiếc  !

         
           @ VẬY THÌ, PAKISTAN : bạn là...AI ?
         +Thông tin về Pakistan đầy nhóc trên mạng, bạn cứ mở ra mà ...sợt . Hihi. Nói nghe sao mà ...ghét quá xá !
Tìm PAKISTAN ở phần WEB 
Tìm kiếm PAKISTAN ở phần HÌNH ẢNH

       +Nói riêng về tiếp vĩ -STAN : Những quốc gia mà tên nước có nhóm đuôi -STAN [có nghĩa : quê hương của..., đất nước của...(*)] thường thấy ở Trung và Nam châu Á... như:
        -Afghanistan: đất nước của người Afghan, Kazakhstan 
-> Kazakhstani, Kyrgyzstan-> Kyrgyz/Kirgiz, Tazikistan->  Tajik/Tadzhik, Turkmenistan -> Turkmen,  Uzbekistan -> Uzbek/Uzbekistani (**).
         -Pakistan : đất nước của sự trong lành (Pak : thanh sạch, trong lành, linh thiêng  - phát sinh từ tiếng Ba Tư hay Urdu ) ; hay còn có người nói PAKIstan được kết hợp từ tiếp vĩ -stan của vùng đất Baluchistan với những mẫu tự đầu của Pashtun/Punjab, Afghan, Kasmir và India) (*).
 
         Hihi, nếu mún viết theo kiểu này, chắc ta có thể viết Vietnamstan quá !
(*) : (worldatlas.com) -(*) :wikipedia  -(*): wonderclub.com 
(**) www.geography-site.co.uk

         @ Dọn thêm  món một : Xin chớ ngạc nhiên nhiều khi xem H1 ở trên. Vì khi ...google về Pakistan thì bạn có thể lấy làm thú vị với bức ảnh - cũng bốn người một xế nổ - sau đây (*). Thế thì H1 đâu có nhằm nhò gì, món thêm này mới nặng kí hơn nhiều ! Cảnh sát Pakistan đó bà con, đi xe có đèn chớp chớp phía sau. 

Lạ với TÂY, lạ với cả TA. Riêng với ...(Pakis) TAN thì coi như pha
 (*)iampakistan.wordpress.com

             @ Dọn thêm món hai : Pakistan và mấy quốc gia có tiếp vĩ -stan là ở đây nè bà con (*). Và xem ra TA cách xa -TAN diệu vợi.
Bản đồ :(Pakis)TAN - TA xa cách muôn trùng - Vậy mà ai lại xếp cùng một nơi 
(*) : guides.uflib.ufl.edu
          


Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

019-CÂY lật GỐC

         Chân Mẹ sưng phù. Tôi ngồi xoa bóp và hỏi han, Mẹ ví von :"Cảm giác hệt như cái cây sắp lật gốc vậy ! ". Hai Mẹ con cùng cười mà mắt tôi ngấn nước, bởi lối so sánh ngộ nghĩnh của Mẹ, mộc mạc mà thâm sâu lắm!



         Rồi lan man quay về trong tôi đau đáu một ám ảnh : ám ảnh về đống phế thải lạ lùng nằm ven cầu Bình Triệu, hướng về Thủ Đức. Tôi đã lặng người trước phát hiện này, cố tìm cách len lỏi vào và nghe rõ mồn một cái hơi hướng tanh tao của sắt khi bắt đầu hoen gỉ. Nói một cách chính xác và gãy gọn thì đó là nghĩa trang của những chiếc ba gác đang nằm chờ mục ruỗng.


         Cũng là bãi phế liệu, nhưng những chiếc ô tô quá hạn nơi xứ người dễ dàng gợi lên sự hưng thịnh tất yếu : cũ đi mới đến. Còn nơi đây, có cái gì dùng dằng, níu kéo, xót xa...


         Không biết chiều nay, giữa cái tất bật, hối hả trước ngày tàn cô bé con hàng xóm còn được ríu rít mừng cha về trong cút kít tiếng xe quay, ôm chầm cổ cha đón vài viên kẹo ; hay tiu nghỉu khóc thầm bởi cha thẫn thờ ... quên con gái ?
         Không biết người cha năm nào với chiếc xích lô nuôi con vào đại học giờ xoay sở ra sao ? Và cậu bé đã kịp ra trường gánh gồng nỗi lo cơm-áo thay cha ?


HÀNG RONG THÌ SAO?
         Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh những tờ truyền đơn, những tài liệu mật...được giấu gọn gàng trong những chiếc nem từ bàn tay khéo léo của các bà, các chị...mà những thước phim tư liệu về nhà tình báo đại tài Phạm Xuân Ẩn vừa được trình chiếu mới đây thôi!


XÍCH LÔ THÌ SAO?
         Lần ấy, là đám cưới của những người nổi tiếng. Cô dâu cùng chú rể rạng rỡ trong trang phục truyền thống, ngồi trên xe ngựa thong thả dong qua những nẻo đường đô thị. Theo sau là những người đưa dâu, từng đôi một cùng ung dung diễu hành nối đuôi nhau trên những chiếc xích lô trước ánh mắt ngỡ ngàng thán phục của bà con khu phố...Bởi dung dị mà độc đáo ! Thoạt ngỡ bình thường nhưng khắc họa đúng trang thơ đậm hồn Việt !
Cũng những ngày ấy chọn lựa số một của du khách nước ngoài chính là những chiếc xích lô. Họ hân hoan ngắm nhìn, dong ruổi khắp phố phường...ghi nhận bằng ánh mắt reo vui rồi đáp trả bằng nụ cười thỏa nguyện !
         Đẹp làm sao !!!



BA GÁC THÌ SAO ?
         Với địa hình chằng chịt những đường ngang lối tắt ; nhà cửa chi chít trong những con hẻm ngoằn ngoèo...thì ba gác chính là phương tiện chuyên chở đa năng và hiệu quả nhất, chưa có gì thay thế nổi.
         Nhớ những lần lao động công ích, những đoàn viên tiên phong chúng tôi chất đầy những chiến lợi phẩm quyên góp được trên chiếc xe ba gác mượn, mang đến từng hộ nghèo trong hẻm. Khi đi xe đầy ắp lương thực đứa đẩy đứa đạp. Khi về xe cũng đầy...người và đầy cả tiếng cười...Trong trẻo lắm !

         Giờ thì cấm tất ! Luật đã ban hành.
         Nếu có nhớ có thương bạn phải thức cùng những chuyến xe đêm kéo dài đến rạng sáng. Họ vất vả hơn, co rút hơn, cam chịu hơn ! Dù vẫn rất lương thiện : những-công-dân-lương-thiện !


VÌ SAO ???
         Vì mỹ quan đô thị ? Ai cần ? Và vì ai ? 

         Vì an toàn trật tự giao thông ? Mãi không có họ giao thông vẫn là nút rối, quá rõ ràng một đáp án sai !

         Những hỗ trợ vốn để chuyển đổi nghề chỉ là con cá. Trong khi để sống đươc người ta phải có lấy chiếc cần câu. Là chiếc cần mà bạn vừa bẻ gãy chỉ vì tính thẩm mỹ đơn thuần trong mắt bạn.
 

         Một người có cương vị cao và hiểu biết sâu trong giới doanh nhân đã phải"rùng mình" trước quyết định ban hành của luật cấm : ông nói vậy.
         Tôi không rõ hết cái rùng mình của ông vì không đủ uyên bác như thế, nhưng tôi tin đã có sự đồng cảm. Với cảm giác đó ông đã nghe được tiếng tim người hàng rong, xe kéo, xe thồ...
         Và tôi cũng tin rằng người ta đã không đo đủ độ mặn của nước mắt bé gái. Càng không sao lường đúng độ đắng của bất lực người cha trước gánh nặng áo cơm dẫu tâm đầy, lực đủ....
         Cũng như tôi mãi không sao hiểu thấu cái cảm giác chênh vênh từ nơi chân của Mẹ, bởi tôi chỉ ở bên ngoài, thoáng nghe thoáng thấy.


         Một chiều tà, giữa bãi phế liệu, không phài lỗi thiên tai sao vẫn hoang tàn ?
         Và Mẹ vẫn bên tôi nói cười-hít thở sao vẫn cứ mơ hồ xúc cảm lật gốc một cái cây ???

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

018-Không NÊN XEM TRƯỚC KHI DÙNG BỮA

         @ Từ những dòng tin trên báo...
Có lẽ không cần chú thích gì thêm !
         Trong nhiều đồn đoán về lí do mà trẻ em ném đá lên tàu lửa: hay gây tai nạn, trò chơi ngông của tuổi trẻ, người đứng không...ưa người được đi, tàu của ngành Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) để lại kỉ niệm...bốc mùi khi đi qua các địa phương,...Có lẽ lí do bốc mùi là vấn đề cần mổ xẻ ở đây. Thực chất của các kỉ niệm này như thế nào ? Các nước khác có nơi nào mà tàu lửa để lại...những kỉ niệm đáng nhớ như tàu ta không ?

          @ ...Đến thực tế sâu sắc khó quên
         Trên những chuyến tàu lửa đi xa vài trăm đến hàng ngàn cây số, các nhu cầu : ăn, uống, ngủ nghỉ, đều được lo toan tương đối chu đáo bởi nhà tàu hoặc chính hành khách tự lo. Riêng chuyện tế nhị không thể thiếu được, là vấn đề vệ sinh cá nhân: tắm táp, xả lũ nhỏ, lũ lớn...lại là vấn đề có vẻ cần thiết hơn mấy nhu cầu kể trên, dứt khoát phải do đường sắt đảm trách. 
          Nhà tàu Việt Nam đã giải quyết ra sao ? Loại toalet (WC) tiến bộ: có thùng chứa để xử lí kịp thời khi về đến ga cuối hay khi tàu dừng lại ga nào đó trong thời gian lâu(*). Loại toalet (WC) cổ điển: xả thẳng xuống đường tàu như hình dưới đây cho thấy. (Hìhì, may mà máy bay không...chơi giống như thế).

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

017-MÔI MỀM, GIẤC NGỦ THƠM

           @ Cặp môi nào đẹp
         Trong bữa cơm tối, do bé Sữa-Cà phê để dành một hột cơm trên môi, cả nhà Cà phê Sữa tranh luận xem trong các diễn viên điện ảnh, ai có đôi môi đẹp hơn cả. Thôi thì đủ thứ lí lẽ đưa ra. Cuối cùng cánh đàn ông đồng ý với nhau là đôi môi A.J. (*) tuyệt vời nhất. Phe nữ, người thì nhớ lại đôi môi Nữ thần ISIS, người thì tủm tỉm cười cười, vì với mẹ bọn nhóc, chính cái mũi của bố sắp nhỏ mới là...đẹp nhất trần đời. Chịu, câu trả lời ngoài...đáp án.

(*) Angelina Jolie : Môi này hãy còn thơm
(*)(http://www.beautiful-girls.ws/celebrities/category/angelina-jolie)
         @ Môi mềm, thơm, giấc ngủ thơm
          Môi- nào- hãy- còn- thơm (*), chắc là phải tươi tắn, tràn đầy sức sống, kết hợp với gương mặt nhìn vào thấy thêm đôi mắt cũng bít...cười. Ôi dào, có khi phải thêm hàm răng có chiếc nghiêm, chiếc nghỉ, khó mà tả cho hết...Lãng mạn chi lạ. Chỉ thấy có người nói môi -em- mềm- cho -giấc- ngủ -anh- thơm (**). Làm sao bít được môi...mềm (hay là chỗ này !) rùi không mún rửa mặt, đánh răng (!), để dành lại cái mùi thơm rất riêng đó đi vào giấc mơ êm đềm... 
(*)  : Ru ta ngậm ngùi- Trịnh Công Sơn. (Bấm vô đây để nghe/tải về nghe).
(**): Em đến thăm anh đêm 30- Vũ Thành An-Nguyễn Đình Toàn. ( Bấm vô  chỗ nầy để nghe nhạc/tải về nghe sau).
         @ Trên đời còn môi ...lạ 
         Chợt Cà phê Sữa nhớ lại trong một tạp chí xưa lơ lắc mượn ở nhà bác,  có ảnh về môi rất kì dị, đã xem qua mà tối không nằm mơ thấy mới là chuyện lạ. Nhóc bèn chạy vào phòng lục lạo một hồi, mang ra tờ báo với ảnh môi to của một nam thanh niên (có mang dĩa môi) như dưới đây: (NATIONAL GEOGRAPHIC, Vol. 121, No.1, JAN 1962, trang 119, HARALD SCHULTZ)
Tối nay chắc bạn không nằm mơ gặp chàng trai này chứ ?

            Sao lại có dĩa môi to chèn vào môi dưới vậy bố? Sữa Cà phê nhìn hình vừa sờ sợ vừa thắc mắc. Mỗi cộng đồng dân cư có tập quán riêng. Đây là một người dân bản địa thuộc bộ lạc SUYÁ (chỉ có 65 người), sống gần sông XINGU, một nhánh của sông AMAZON ở BRAZIL. Người đàn ông có gia đình hoặc góa vợ (dĩ nhiên rùi !) mới mang dĩa môi. Ngay khi người nam lập gia đình, môi anh ta bị xuyên thủng và chèn vào một dĩa môi nhỏ bằng gỗ. Cứ tưởng tượng giống như xỏ lỗ tai. Thay vì tai thì là môi dưới, thay vì đeo bông thì thế bằng dĩa gỗ tròn xuyên ngang qua. Cứ thế những dĩa gỗ mới lớn hơn sẽ nong dần dần môi ra.
          Có dĩa môi to thế làm sao ăn uống được bố nhỉ? Ah, muốn uống thì rót nước lên trên dĩa. Ăn phải cắt hay bẻ thức ăn thành từng miếng. Luôn mang dĩa môi kể cả lúc ngủ. Người SUYÁ đeo dĩa môi không thích cho người lạ thấy vành môi...lòng thòng của mình khi đã lấy dĩa môi ra (để rửa ráy chẳng hạn). 
           Vậy hiện giờ ở Mĩ latinh còn nhóm dân nào mang dĩa môi như vầy không, con thấy tờ tạp chí này xưa rùi, chàng Cà phê Sữa hỏi . Vẫn còn đó nhóc ạ, này nhé : dân KAYAPO ở phía nam lưu vực sông AMAZON, dọc theo dòng XINGU thuộc BRAZIL. Cộng đồng này được 7.096 người vào năm 2003.
Một lão- tiền- bối của sắc dân KAYAPO. Bạn có để ý đến việc căng tai không?(blog.al.com-mhuebner) 

 Người dân KAYAPO trang điểm rực rỡ (http://en.academic.ru/dic.nsf/enwiki)

Dòng XINGU thuộc hữu ngạn sông AMAZON(www.internationalrivers.org)

           @Nơi nào trên thế giới còn môi...lạ ? 
          Ngày nay còn một số nơi có tục lệ này : vùng Amazon ở Mĩ latinh, vùng  Đông châu Phi. Đã tìm thấy di tích khảo cổ ở vài nơi trên thế giới liên quan đến việc mang dĩa môi, từ trước Công nguyên. Nào là ở Đông Bắc Á, Tây Nam Á, châu Âu, châu Phi, Nam Mĩ...(*).
          Bố nói ở châu Phi hiện giờ vẫn còn có người mang dĩa môi sao ? Ừ, còn chứ, để lần sau có bác đến, bác sẽ nói tiếp nhiều hơn vậy. 
           Nhìn mấy tấm hình và nghe bố con Cà phê Sữa bàn nãy giờ, Sữa Cà phê vẫn sờ sợ như thế nào ấy. Thích thú nhất trong câu chuyện này có lẽ là chàng Cà phê Sữa, truyền thống đường xa xứ lạ của nhà này mừ. Còn mẹ sắp nhỏ thích chí ghé tai ông bố nói thì thầm, may mắn mình không thuộc mấy nhóm dân này. Chớ nếu không thì, làm thế nào mà biểu lộ ...tình- thương- mến- thương được nhỉ ! 

         @ Món dọn thêm : Lẽ ra anh chàng Cà phê Sữa còn dấu tấm ảnh dưới đây, vì thuộc một sắc dân ở châu Phi, cả nhà đợi khi bác đến mới ...khui tiếp tục ! Mà vì tánh lí lắc, muốn hù em gái mình, nên anh chàng lại đưa ra.
          Vừa cầm tấm ảnh (*), vừa thấy thương cho phận phụ nữ sắc dân MURSI ở nước ETHIOPIA thuộc Đông châu Phi. Họ phải chịu bao đau đớn trước ngày lấy chồng từ 6 tháng đến một năm để xỏ môi, nong dĩa môi lớn ra từ từ...và phải mang nặng như thế suốt cuộc đời. Mà bít đâu chừng trong thâm tâm người ta, như thế lại là ...điều hãnh diện, niềm hạnh phúc ?
Khi lấy dĩa môi ra, phần vành môi còn lại  trông giống như con trùn dùng câu cá (*)
(*) : ( http://en.wikipedia.org/wiki/Lip_plate
 ---------      


      

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

016-ĐƯỢC VÀ MẤT

          @ Đi xa về nhà nói...tướng
          Những ai đi xa thường hay về nhà nói dóc ? Có lẽ đó là nói chuyện đường xa xứ lạ mà không có gì làm dẫn chứng, hoặc nói quá đà cho đã miệng, để lòe người chăng ?
          Nhân lúc bạn Boupha Như Hoa gởi hình sang, ba Cà phê lại có dịp nói ...tướng một tí quanh việc bắt, bán dế ở Campuchia...

Bẫy dùng để bắt dế đặt ven đường đi đến  Siem Reap

Bạn có thấy mấy cái bẫy dế trước sân ngôi nhà sàn Campuchia không ?

         @ Bắt- dế -đồng- xanh !       ( tiểu tựa ăn theo)
         Do vùng này nông dân làm ruộng chỉ một mùa, hầu như không dùng hóa chất nên côn trùng sinh sôi nảy nở nhiều. Muốn bắt dế, người dân bẫy chúng bằng những tấm ni lông  làm thành một máng chứa nước phía dưới, trên là tấm chắn. Tối đến, bẫy được đèn nê ông thắp sáng. Dế thấy ánh sáng bay tới, đụng vào tấm chắn ni lông và rớt xuống máng nước. Dân chỉ việc vớt chúng ra, sáng mang ra chợ, hay thương lái vào thu mua, có thể xuất khẩu sang Thái Lan nữa...    
Người dân đăt bẫy dế khắp nơi. Hậu cảnh có cả Dừa và Thốt nốt.
Thèm chi ánh sáng mà phải bỏ mạng vậy mấy chàng -hay nàng- Dế kia ui.
         
         @ Dế vào nhà hàng
Một nhà hàng ở Kongpong Thom. Nơi có bày bán đặc sản côn trùng.
Khay bên trái bày đầy Dế đã chế biến trong nhà hàng nói trên


Hai khay đầy ắp nào Dế là Dế, bóng mượt. Giá cho khách du lịch : 1 USD/10 con
Mời bạn thử nhấm nháp cho biết hương vị Dế CPC : 2.000 VNĐ/con.

         Nếu ai đã ăn tép rang dừa ở Nam Bộ, thì dế CPC được chế biến vị cũng giống như thế. Có cái giòn của chân dế -như vỏ tép, cái mằn mặn từ thịt dế, vị beo béo không rõ của dừa hay của thốt nốt ...khó mà tả hết được. Mỗi người có vị giác riêng, bạn có dịp hãy trải nghiệm xem sao ! Triệu nghe không bằng một lần nếm...mừ. Hihi, bạn thử tính qua các giai đoạn : nghe- thấy- sờ- nếm đi nhé !       
          Ngoài con dế, bên CPC còn thấy bán một số côn trùng khác như : bò cạp, điên điển, cà cuống,... Thu nhập từ sự hiếu kì của khách du lịch quả là không nhỏ !
Cà cuống (trong khay chung với dế ) phía bên phải. Ở VN hiện nay hình như khó tìm thấy.

         @ Được và mất
         Nếu làm ruộng hai, ba vụ, đồng ruộng phải được dẫn nước vào nhằm tăng diện tích, tăng hệ số sử dụng đất. Thêm phân bón, thuốc trừ sâu để đạt năng suất cao. Ta tự hào vì sản lượng lúa nhiều, vượt trội, dư thừa gạo để xuất khẩu. Tuy nhiên môi trường sống đang dần thay đổi. 
        Thế là khó tìm gặp con cà cuống cay cay thơm thơm ; bầy ròng ròng nhởn nhơ tung tăng bên cá lóc mẹ. Thêm nữa, mấy cậu bé như Cà phê Sữa làm gì bít đến cái thú lội ruộng vớt cá lia thia đồng mang về nuôi chờ ngày xáp lá cà với lia thia Xiêm ; hay đắp hầm chờ cá lóc, cá rô nhảy vào rồi sáng ra chỉ việc bắt mang về nhà nấu nồi canh chua với bông so đũa...Hay đơn giản là nghe dế rào rạo trong đám cỏ bên hông nhà, dù là giữa ban ngày như ở nước bạn.
          Cuộc đời lun là thế. Được và Mất song hành...Nhưng dù mún hay không, chúng ta dường như đang được nhiều thứ thiên về vật chất, và mất dần đi cái gì ngược lại. 
           Bạn có nghĩ như thế không ?