Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

015-ĐÂU RỒI CẦU VÁN ĐÓNG ĐINH...

          
         @ Cây cầu qua mương vườn
        Đi qua mỗi bờ mương vườn thường có cây cầu dừa, cầu gòn, hay cầu tre lắc lẻo. Có lần đi ăn đám giỗ về, vào thời ngay khổ í mừ, mấy người bạn cùng lần lượt bước lên cây cầu dừa tới giữa mương thì lại sập cầu, mà bận đi cũng từng ấy người thì lại không sao ! Bạn có đoán ra lí do không ? Nói ra nghe sao mà ...mắc cỡ...

Thân cầu Gòn mọc thêm hai nhánh
Nước lặng lờ trôi dưới lòng mương

          @ Cầu qua sông rạch nhỏ      
         Nối hai bờ con rạch nhỏ ngày xưa còn là cầu ván để người ta...đóng đinh trong ca dao (Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi...), dù sao cũng vững chắc hơn mấy cây cầu đã kể trên. Hôm nọ chợt nhớ cây cầu khỉ -có lẽ mún đi được phải khéo léo như...Khỉ- mà ngày nào đã chộp hình gởi qua cho chú Q. để thuyết trình về quê hương mình cho Tây nghe. Bèn chạy đi tìm mà không gặp lại. Chỉ thấy cầu khỉ đã được thay thế bằng những cây cầu vững chắc hơn rùi: đa số có trụ bằng bêtông, có thể lót ván, hay đúc luôn bằng bêtông.


Cầu xi măng thay cho cầu khỉ

Ai qua cầu xin chớ lọt chân
     
         Vui mừng xen lẫn tiếc nuối, nhưng đi loanh quanh vẫn còn thấy vài cây cầu qua sông rạch chưa bắt kịp nhịp sống thời đại như vài hình dưới đây. Có lẽ dân qua lại còn thưa thớt nên chưa có điều kiện cải thiện điều kiện sống chăng ? Nhưng dù sao ở đồng bằng, sông hẹp, rạch nhỏ, qua lại cũng dễ dàng hơn những- hiệp- sĩ- đu- dây qua sông ...



Bằng tay vịn như thế này, trẻ em mấy tuổi mới qua được cầu ?

Từng -bước- từng- bước- thầm . Con nước lớn, cầu chìm dưới lòng kênh rạch

        
          @ Tìm về dĩ vãng
          Nãy giờ bạn có gặp lại hình ảnh cây cầu vào nhà bạn hay nhà người quen ngày nào chưa ? Hay bồi hồi hơn nữa, đâu là nơi hò hẹn lãng mạn đầu đời với một ai đó, để chân bước- đi- mà- lòng- chẳng- mún- rời... 
          Mai đây, đám trẻ sẽ không gặp lại cây cầu nào gọi là cầu khỉ, cầu ván, cầu tre,..ở nông thôn nữa. Để hiểu rõ câu ca dao không dễ như xưa ! Chỉ còn cách là phải ra thành thị mới thấy được. Nơi nào à, hichic, trong các nhà Bảo tàng chớ ở đâu phải không bạn !

          Còn cây cầu đời mới sao chưa thấy nhắc tới ư ? Hãy từ từ, ta sẽ ra đường lớn và gặp những cây cầu hiện đại ...
          
 ---------            

3 nhận xét:

  1. Cây cầu ấn tượng nhất trong ký ức tôi là cây cầu nhiều nhịp bắc qua cái hố bom to như một cái ao mà tôi đã từng lọt tõm vào những mùa nước nổi.

    Vì khi ấy thân gỗ nổi lềnh bềnh trên mặt nước rồi xoay tròn,lật nhào những đứa bé con không chút kinh nghiệm như tôi.Ngày ấy,quê tôi rất nhiều hố bom,hố nào cũng to ngang ngửa nhau và rất sâu.Ranh con nửa mùa như tôi,vốn không hề biết bơi,lạ sông nước...nên cây cầu năm nhịp khi đó còn là hỗi lo mất con của Ba Mẹ tôi.

    Kết quả tôi làm quen với cây cầu chưa đầy bàn tay đếm thì phài xa.Nhưng vẫn vẹn nguyên cảm giác của một trò xiếc không tự nguyện,trong tích tắc lật nhào ngay từ bước đầu tiên chân vừa đặt lên thân cầu.Rồi lóp ngóp quay về:trễ học bởi áo quần và sách vở ướt đẫm còn mặt mủi thì"tèm lèm"nước...muối!

    Giờ thì bói cũng không ra nổi những cây cầu như thế,nên ký ức "tèm lèm" bỗng hóa hiếm hoi biến tôi thành người mang tuổi thơ giàu có.

    Trả lờiXóa
  2. Thật tình cây cầu khỉ chính là niềm tự hào của lũ trẻ chúng tôi trong mắt dân thành thị(ý tôi muốn nói bọn nhóc ăn trắng mặc trơn, tí gì cũng sợ dơ rồi sụt sùi khóc).Trong khi chúng tôi vừa làm trò vừa bước đi như xiếc thì tay chân chúng cứ quíu lại,mất hồn,trông đến tội!

    Nhưng dẫu sao chơi với chúng cũng rất vui.Và dễ dàng nhất là sau khi tròn xoe mắt nhìn chúng tôi thành thạo băng qua cầu chúng trở nên ngoan ngoãn hơn nhiều...

    Ngày ấy,có một con bé như thế,với tôi...

    Trả lờiXóa
  3. Chào nhà Cafe!Tôi được sinh ra và lớn lên nơi thị tứ nhưng quê ngoại của tôi là một xã nhỏ ở vùng ven nên cây cầu khỉ đối với tôi không xa lạ gì mà tôi còn có những kỷ niệm không quên đối với nó.Ngày ấy mổi khi được về ngoại chơi,tôi mừng lắm vì được tắm kinh tắm rạch,được lội ruộng bắt cá lia thia đồng cá bảy trầu,đi kéo cá lòng tong bay,lẻn vào giồng của cậu Ba hái trộm bắp,dưa leo...Lúc đó mổi khi phải đi qua cầu khỉ thì giathai tôi chỉ biết ngồi xuống thân cầu rồi nhắm mắt lết qua mặc cho tụi nhóc nhà quê chế nhạo.Có một lần tụi nhóc nhà quê ấy đi qua trước rồi lấy sìn bôi lên khiến cho giathai tôi khi đã bò qua gần hết cây cầu thì rơi đùng xuống và bị bặp dừa nước xén cho một đường nơi bắp đùi trong chảy máu tùm lum may mắn là "thằng em song sinh" của giathai tôi không việc gì.Bây giờ nơi ấy một cây cầu bêtông xe honda chay bon bon và tụi nhà quê ngày ấy bây giờ đứa là giám đốc một công ty đang ăn nên làm ra đứa thì nằm lại ở CPC đứa thì xuất ngoại theo diện HO đứa thì lo toan bề bộn vì cuộc sống.Và khi đến tuổi tập tành yêu đương lại là vẩn cây cầu khỉ.Khi ấy đường về nhà em không có hoa vàng vươn trên lối vắng như lời một bài hát mà là đương vào nhà em có cây cầu đi sao cứ té(vì không có tay vịn mà)và may mắn sao có một bác già gần đó có lẻ thấy tội cho chàng trai thị thành mê con gái miệt vườn mà đem cho mượn cây sào tre để làm tay vịn với lời nói với theo :đem theo luôn đi,cây cầu kia củng không có tay vịn đâu à nha.Ôi nhớ....!

    Trả lờiXóa