Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

021-ĐỂ NHỚ MỘT HIỆU- TRƯỞNG - TỐT - THIỆT

---------         
         Là người không hay tâm sự, nhưng khi bức xúc, bác vẫn có thể ngồi hàng giờ với ba của anh chàng Cà phê Sữa để nói chuyện. Có lần, nghe kể về một người thủ trưởng cũ của bác mà thấy ngùi ngùi, lạ lẫm... Bác nói vì không biết ngày giỗ, nên chuyện kể này xem như là nén nhang thơm tưởng nhớ tới ông : Nguyễn Đình Hiến.
      
          @ Đi học xa
         Quê tận xứ Quảng, thưở nhỏ nhà cách xa trường, lời của bác, anh ấy đi học bằng xe đạp và  phải mang cơm theo. Có hôm, tới trường mới hay phần cơm mẹ sửa soạn sẵn, dành để ăn trưa đã bị rớt dọc đường lúc nào không hay !

         @ Chống tiêu cực bằng hành động
         Là người vừa dạy Lịch sử tại một trong hai trường cấp III lớn của tỉnh (*), vừa phụ trách Đoàn thanh niên, anh đã thật sự chống những tiêu cực, thất thoát tài sản trong trường (điển hình như đã cùng các cộng sự tìm ra nguyên nhân máy móc của xưởng mộc bị mất cắp,...), đem lại kết quả rõ ràng trước mắt mọi người.
(*) Một trường cấp III lớn của tỉnh vào thời đó : Nguyễn Trãi (tên cũ Duy Tân).  Con đường  phía trước nối  Phan Rang-Tháp Chàm
                  @ Chịu thiệt phần mình
         Thời bao cấp, các tiêu chuẩn được phân phối có hạn định. Nhiều khi thứ hàng hóa mình cần thì lại không có. Trái lại thứ mình có thì lại không cần. (Như học sinh trường Dân tộc ít người nội trú : dao lam mà nữ sinh cũng có. Hay nam sinh lớp 8, 9 trường này tháng nào cũng được mua 10 gói thuốc lá. Các em còn nhỏ đâu có hút được !). Thế là lại phải mang ra chợ trao đổi. 
          Có lần đến lượt anh được phân phối theo tiêu chuẩn vỏ, ruột xe đạp, thứ tương đối khó kiếm thời ấy. Nhưng anh đã nhường lại phần mình khi thấy giáo viên khác cần hơn, dù xe của anh cũng chả hơn gì ! Nhường thật sự, không màu mè giả bộ...

         @ Con dân bình thường
         Anh chị có hai con: một trai, một gái. Khi con gái bị sốt xuất huyết đưa vào bệnh viện, nếu nói là cháu ngoại quan lớn chắc sẽ được chăm sóc ưu tiên hơn. Chị Th., vợ anh, đã không nói thế, xem như con một dân thường như những người dân bình thường khác. Không phải là một kết thúc có hậu dành cho gia đình : mất đứa con mãi mãi...Thời còn bị cấm vận, rất thiếu thuốc men chữa trị, có thể có thuốc đặc biệt dành cho nhân vật đặc biệt. Đó cũng là thời mà thuốc Xuyên tâm liên được xem như trị...bá bịnh (ông thầy, bà cô nào vô phúc bị phân công dạy nhiều hơn một môn cùng lúc, được gọi là thầy-Xuyên- tâm -liên !).
       Trước đó, anh tình nguyện đi qua Phnôm Pênh làm chuyên gia, không làm hiệu trưởng trường cấp III nữa. Một buổi chiều xem đấu bóng chuyền, trái bóng ra khỏi sân vừa tầm chân, anh đá trở vào. Không may bị xóc dầm. Có lẽ anh quên khi bạn bè bảo nên đi chích ngừa phong đòn gánh. Một tuần lễ sau, anh bị phong đòn gánh thật. 
         Nghe nói rằng được trực thăng chở về Việt Nam, anh cũng không nói gì về mình là con rể duy nhất của một quan lớn (lãnh lương cấp tướng) ở một tỉnh duyên hải miền Trung. Vẫn chữa trị bình thường như những người bình thường khác của thời thóc cao, gạo kém, thuốc hiếm, ngay khổ. Một kết thúc không ai muốn xảy đến : anh mất. Có lẽ do bệnh đã tới thời kì nặng, khó chữa. (Kể đến đây, bác nhắc bố là, gặp ai lỡ bị thương chảy máu do xóc dầm, do có yếu tố kim loại gây ra - đinh, bẫy chuột, hàng rào kẽm gai, han gỉ hay không làm sao biết được... phải dứt khoát bảo mau mau đi chích ngừa phong đòn gánh, chớ coi thường mà bỏ qua. Kẻo khi ân hận thì đã muộn màng...)
          Lễ truy điệu được tổ chức ở trường cấp III (**), nơi anh từng làm hiệu trưởng,  khi đưa anh đi ngang qua đó để về với đất mẹ ở ngoài xứ Quảng.

(**) Ngôi trường mà người hiệu- trưởng- tốt- thiệt từng gắn bó. Trước mặt là QL 1A  nối Bắc-Nam 
          Bác còn bảo với bố là bác đã làm việc cho những 10 vị hiệu trưởng, mà người trong chuyện này là tốt nhất, tốt- thiệt. Nhưng dường như những người- tốt- thiệt  thường được...vời đi sớm để phục vụ ở tầng trời thứ..., thứ mấy ấy nhỉ ? Hay vì không nổ mà những thiệt thòi lại đến với gia đình người tốt- thiệt ?
         
         @ Cũng con cháu các cụ cả
         Bây giờ người ta tranh thủ...nổ khi có dịp. Thậm chí tự tạo ra cơ hội- tự nổ -để làm văng miểng người khác nữa mới thỏa lòng, hic hic. Nào con ông lớn này, cháu bà lớn nọ. Thậm chí cũng quơ quào nào là em vợ, anh rể (dù có thể rất xa tầm đại bác...) với ủy viên này kia kia nọ. Ai cũng con cháu các cụ cả (phiên bản mới nhất hiện nay của COCC,con ông cháu cha). Nếu so với cha vợ của anh là ông Chín H., lãnh lương cấp tướng thời bao cấp, không rõ đã tới vai chưa (!)...
         Được mấy ai như anh, như chị (giờ đã về hưu), sao không nổ ì xèo để người khác e dè, để người khác tôn vinh chạy theo vì nghĩ rằng sẽ được hưởng sái !  Chú ý tiểu tiết về hình thức càng nhiều, không lo được cái nội dung chủ yếu trong công việc thì nổ cũng là một trong những cách tự đánh bóng để che lấp...! Liệu hồn, tớ có cây chống lưng đấy ! Hay vì nội dung què quặt, không ra gì... nên phải đánh bóng hình thức lên cho chói mắt người !? 

         Đoạn đầu thì biết rằng bác nói về người- hiệu- trưởng- tốt- thiệt, con rể quan lớn mà không chịu nổ, thì Cà phê Sữa còn hiêu hiểu. Đoạn sau bác nói với bố gì gì nữa thì chàng Cà phê nhà ta biết...chết liền
         Thôi thì đó là chuyện người lớn vậy ! Biết nhiều mau mọc mụn, là mau già í mừ. Cà phê Sữa tự nhủ thầm và thiêm thiếp khò khò lúc nào không hay. 

--------- 


9 nhận xét:

  1. Thật khá dễ dàng để nhận diện giữa tốt và xấu.Nhưng khi người ta cố dùng ma thuật để biến hoá cái xấu thành cái tốt giả hiệu,rồi nguỵ trang chúng bằng cách liên tục đổi màu trong nháy mắt thì lắm khi cũng đành botay.com trước muôn hình vạn trạng,ô hô!
    Và kết luận duy nhất đúng:đó là kiểu sống của một con...tắc kè.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi tin cái tốt-thiệt mà bạn đề cập đến mãi là vĩnh cửu.Nó là thứ ánh sáng mà khi soi rọi đến đâu những thứ giả hiệu sẽ bị thiêu cháy.

    Luôn luôn,
    Cái tốt-giả hiện hình để làm bia giễu cợt.
    Còn cái tốt-thiệt tồn tại để ngưỡng mộ thưở sinh thời và tưởng nhớ lúc đi xa...

    Trả lờiXóa
  3. Tôi không dám chắc vì con mình có đủ khẳng khái như người Thầy đáng kính bạn kể không,nhưng tôi hiểu dù phải trả giá bằng sinh mạng thì cái nghĩa khí lặng thầm kia đã là dòng chảy bất tận. Bởi người Thầy ấy đã có hai lần đối diện tử sinh vẫn một quyết định không đổi,nên chết mà không chết,xa mà đâu có xa!

    Trả lờiXóa
  4. Lúc nhà em còn đi học PT cũng có một ông thầy, được đào tạo môn khác mà phải dạy môn GDCD. Thầy cũng cố gắng lém, bọn em cũng bít thế. Nhưng vì lên lớp không đúng môn đã học, nên thường bị...ướt giáo án. Bít lèm gì bây chừ, thui thì thấy trò cùng...hát cho nhau nghe vậy...Vui vui làm sao !
    Ước gì học môn nào cũng được...hát như thế, hén bà con !

    Trả lờiXóa
  5. Hai mươi sáu năm trong nghề rồi tui cũng nghe Chị phàn nàn về xếp : một Hiệu trưởng mới hổng-giống-ai.Thoạt nghe đã thấy...khổ,dẫu việc hổng giống nhau vốn dĩ rất tự nhiên,khổ vì chỗ hổng giống...người ta mới chết!
    Bạn bè biết chuyện luôn cảnh giác hộ và thi nhau chia...buồn.Tui an ủi: Có như thế loài chim sâu mới không thất-nghiệp,chúng cũng chẳng đình công mà cứ miệt mài!
    Chị tui gật gù:Nhưng chúng than thở mãi rằng sâu non ngon hơn sâu chúa!
    Thương thay!!!

    Trả lờiXóa
  6. @ Nghe kể lại, có thời gian anh và một GV môn Văn bất đồng về quan điểm hay gì gì đó. Nhưng khi người này xin đi học sau đại học ở Hà Nội, anh vẫn cho. Nếu gọi là muốn..."đì" thì anh sẽ giữ lại trường, không cho học lên nữa. Và với quyền lực của 1 người HT, hic hic, thiếu gì cách để...mún-làm-gì-làm.

    Bạn TIN ĐIỀU NÀY không ? Kakaka, cứ nhìn lại cơ quan của mình đi thì RÕ ngay !(Chỉ có điều là thực hiện được trong bao lâu, với loại người nào, có Ý ĐỒ GÌ? và tới thời điểm nào thì...bại lộ, mất chức. Huhu !) .

    Có người còn bảo thẳng thừng có thể "đì" GV ở : cho lèm CN lớp...trời ơi ; đi dự giờ thường xuyên ; sắp TKB hơi bị tràn lan ra nhiều ngày(máy sắp mừ !),...Đó là những cách rất ư là hợp pháp đấy nhé. Hãy cẩn trọng khi còn ăn cơm...Chúa, nếu lỡ không gặp được MINH QUÂN. Mà bạn bít đấy, người tốt-thiệt như Anh Hiến đã lên tầng trên lèm quản lí từ khuya lắc khuya lơ rùi. Hichic !

    Trả lờiXóa
  7. Chuột có tiếng kêu của loài chuột. Dơi nói tiếng loài dơi. Ngỡ giống mà không giống, giả danh càng không được.

    Khoác áo loài rắn, ừ thì cũng hại chết trung thần nhưng mãi mãi hậu thế tặng dành hai tiếng "Sao KHUÊ" cho bậc vĩ nhân Nguyễn Trãi, còn tất tật kèm theo chỉ toàn loài sâu bọ, rắn rết...

    Cốt loài nào phải mang hình dáng ấy, bận tâm vì sâu bọ không chịu đi đứng hai chân, tập nói tiếng người...khiên cưỡng quá chăng???

    Cứ say giấc nồng, ngày mai trời lại sáng, thật mà!!!(comat)

    Trả lờiXóa
  8. Còn thêm cách để " đì " nữa nè,chẳng hạn như phân công GV (không theo VIP) dạy mấy lớp có sức học trên- đời- trời- sợ lun. Để chi? Cuối HK hay cuối năm học sẽ bị phe cánh của VIP nã pháo cho tơi tả : tỉ lệ HS giỏi đâu? HS yếu kém sao nhiều quá vậy?... Học không được khá giỏi thì hay quậy,tức là số HS vi phạm nội quy sẽ nhiều. Thế là có thêm lý do để cắt cái gọi là LĐTT (được thưởng # 200.000-250.000 VNĐ/năm !!!). Ai biểu không trang bị cái đầu gối inoxidable-i nốc xi đáp- để quỳ đó mà, chi hè ?

    Cứ nhìn lớp nào HS học tốt được phân công ai làm chủ nhiệm,ai dạy môn gì,...sẽ rõ khuynh hướng của VIP muốn ưu tiên cho GV nào/mún "đì" ai. Cuộc đời là thế. Rất rõ ràng,trắng trợn lắm các bạn ơi.

    "Chuột chạy cùng sào,mới vào Sư phạm". "Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa,bỏ qua Sư phạm". Trời ạ,những câu nói tưởng đùa từ sau ngày đất nước thống nhất,để nói về thu nhập,về vật chất,hóa ra cũng phản ánh cái gì đó thật thật về môi trường sư phạm...

    Xin đốt đuốc tìm người HT tốt thiệt dùm cho cuộc đời em. Vì em ở đáy giếng không thể thấy...Có lẽ em hơi bi quan quá chăng! Xin lỗi mấy vị tốt thiệt như bài viết này nói...

    Trả lờiXóa
  9. Y,Dược,Bách khoa...nơi nào cũng có bụi đời, bụi vương rơi từ chính thân ta nữa!

    Môi trường sạch và xanh nhất là Sư phạm đấy, nên bạn hay mừng vì đã may mắn lắm rồi.

    Không một lần lênh đênh trên biển sẽ không nhận rõ cái ngọt ngào từ trong nước giếng, thêm trải nghiệm thôi mà, nam nhi chí!

    Trả lờiXóa