Rồi lan man quay về trong tôi đau đáu một ám ảnh : ám ảnh về đống phế thải lạ lùng nằm ven cầu Bình Triệu, hướng về Thủ Đức. Tôi đã lặng người trước phát hiện này, cố tìm cách len lỏi vào và nghe rõ mồn một cái hơi hướng tanh tao của sắt khi bắt đầu hoen gỉ. Nói một cách chính xác và gãy gọn thì đó là nghĩa trang của những chiếc ba gác đang nằm chờ mục ruỗng.
Cũng là bãi phế liệu, nhưng những chiếc ô tô quá hạn nơi xứ người dễ dàng gợi lên sự hưng thịnh tất yếu : cũ đi mới đến. Còn nơi đây, có cái gì dùng dằng, níu kéo, xót xa...
Không biết chiều nay, giữa cái tất bật, hối hả trước ngày tàn cô bé con hàng xóm còn được ríu rít mừng cha về trong cút kít tiếng xe quay, ôm chầm cổ cha đón vài viên kẹo ; hay tiu nghỉu khóc thầm bởi cha thẫn thờ ... quên con gái ?
Không biết người cha năm nào với chiếc xích lô nuôi con vào đại học giờ xoay sở ra sao ? Và cậu bé đã kịp ra trường gánh gồng nỗi lo cơm-áo thay cha ?
HÀNG RONG THÌ SAO?
Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh những tờ truyền đơn, những tài liệu mật...được giấu gọn gàng trong những chiếc nem từ bàn tay khéo léo của các bà, các chị...mà những thước phim tư liệu về nhà tình báo đại tài Phạm Xuân Ẩn vừa được trình chiếu mới đây thôi!
XÍCH LÔ THÌ SAO?
Lần ấy, là đám cưới của những người nổi tiếng. Cô dâu cùng chú rể rạng rỡ trong trang phục truyền thống, ngồi trên xe ngựa thong thả dong qua những nẻo đường đô thị. Theo sau là những người đưa dâu, từng đôi một cùng ung dung diễu hành nối đuôi nhau trên những chiếc xích lô trước ánh mắt ngỡ ngàng thán phục của bà con khu phố...Bởi dung dị mà độc đáo ! Thoạt ngỡ bình thường nhưng khắc họa đúng trang thơ đậm hồn Việt !
Cũng những ngày ấy chọn lựa số một của du khách nước ngoài chính là những chiếc xích lô. Họ hân hoan ngắm nhìn, dong ruổi khắp phố phường...ghi nhận bằng ánh mắt reo vui rồi đáp trả bằng nụ cười thỏa nguyện !
Đẹp làm sao !!!
BA GÁC THÌ SAO ?
Với địa hình chằng chịt những đường ngang lối tắt ; nhà cửa chi chít trong những con hẻm ngoằn ngoèo...thì ba gác chính là phương tiện chuyên chở đa năng và hiệu quả nhất, chưa có gì thay thế nổi.
Nhớ những lần lao động công ích, những đoàn viên tiên phong chúng tôi chất đầy những chiến lợi phẩm quyên góp được trên chiếc xe ba gác mượn, mang đến từng hộ nghèo trong hẻm. Khi đi xe đầy ắp lương thực đứa đẩy đứa đạp. Khi về xe cũng đầy...người và đầy cả tiếng cười...Trong trẻo lắm !
Giờ thì cấm tất ! Luật đã ban hành.
Nếu có nhớ có thương bạn phải thức cùng những chuyến xe đêm kéo dài đến rạng sáng. Họ vất vả hơn, co rút hơn, cam chịu hơn ! Dù vẫn rất lương thiện : những-công-dân-lương-thiện !
VÌ SAO ???
Vì mỹ quan đô thị ? Ai cần ? Và vì ai ?
Vì an toàn trật tự giao thông ? Mãi không có họ giao thông vẫn là nút rối, quá rõ ràng một đáp án sai !
Những hỗ trợ vốn để chuyển đổi nghề chỉ là con cá. Trong khi để sống đươc người ta phải có lấy chiếc cần câu. Là chiếc cần mà bạn vừa bẻ gãy chỉ vì tính thẩm mỹ đơn thuần trong mắt bạn.
Một người có cương vị cao và hiểu biết sâu trong giới doanh nhân đã phải"rùng mình" trước quyết định ban hành của luật cấm : ông nói vậy.
Tôi không rõ hết cái rùng mình của ông vì không đủ uyên bác như thế, nhưng tôi tin đã có sự đồng cảm. Với cảm giác đó ông đã nghe được tiếng tim người hàng rong, xe kéo, xe thồ...
Và tôi cũng tin rằng người ta đã không đo đủ độ mặn của nước mắt bé gái. Càng không sao lường đúng độ đắng của bất lực người cha trước gánh nặng áo cơm dẫu tâm đầy, lực đủ....
Cũng như tôi mãi không sao hiểu thấu cái cảm giác chênh vênh từ nơi chân của Mẹ, bởi tôi chỉ ở bên ngoài, thoáng nghe thoáng thấy.
Một chiều tà, giữa bãi phế liệu, không phài lỗi thiên tai sao vẫn hoang tàn ?
Và Mẹ vẫn bên tôi nói cười-hít thở sao vẫn cứ mơ hồ xúc cảm lật gốc một cái cây ???
|
Mĩ quan đô thị ư ? Rất cần thiết lém chứ. Muôn đời con người luôn yêu cái đẹp mà. Cứ xem những hình ảnh ở một số nước : Campuchia, Malaysia, Nhật Bản,...thì thấy chúng ta vẫn còn nhếch nhác như CPC (dây điện giăng khắp trời, rác gom đầy đầu đường, chợ búa buôn bán sát lòng đường, chợ chồm hổm họp ngay trên cầu đang giao thông, người qua đường đi lung tung không theo lối dành riêng, xe hiên-ngang-nhiên vù qua lộ khi đèn xanh chưa bật sáng, xe THÔ SƠ lưu thông trong phố ĐẸP [!], phố bỗng thành dòng sông uốn quanh, xây trường học gần bãi rác để rèn bản lĩnh con trẻ,...). Cái chưa ĐẸP nên CHE đi, dù bằng vải thưa (tâm lí mấy chàng sỉ diện hão, k dám nhìn nhận sự thật rành rành hai năm rõ mười!!!). Hi hi.
Trả lờiXóaCũng có khi một ông lớn nào đó đang vi hành thì bị mấy cái xe ba gác, XÔ XIKLE, xe lôi đạp hay xe lôi máy chạy trước cản đường. Tức mình quá nên về bảo mấy trợ lí ra lệnh dẹp quách đi cho sạch lộ, lần sau ngài đi cho lẹ hơn...!
Hoặc giả các ngài công du sang xứ người (có đi thì sang xứ giàu, đầy đủ tiện nghi, ai đi đến nước lạc hậu hơn phải không nào ?)thấy nhà người toàn xế nổ từ 4 bánh trở lên. Ước mơ làm sao cho thần dân TA vươn lên nhanh chóng cho bằng người cứ thôi thúc. Ta GIÀU ta yêu nước GIÀU mà. Về nhà tối toàn mơ thấy TA cũng đang làm quan ở một xứ GIÀU như thế. Bèn bảo thầy dùi tìm mọi cách thực hiện ĐI TẮT ĐÓN ĐẦU cho như người ta: Cấm mấy hình ảnh làm mất mặt TA- LÀ- XỨ- GIÀU- DÙ- TRONG- MƠ. Hu hu.
Cóc cần bít thu nhập dân TA đang bằng bi nhiêu phần ...CHĂM thu nhập của xứ giàu thật. Họ đã dư ăn nên cóc cần buôn gánh bán bưng, nai lưng đạp xe dưới nắng nóng nhiệt đới nữa đâu ! Họ đã có NGƯỜI lo cho chỗ làm bảo đảm nuôi được vợ con, còn gởi tiền cho ngân hàng để sinh lợi cho đất nước. Họ đã có Ô-SIN ngoại đỡ đần việc nhà, gánh hết việc nặng, mới rảnh rang nghiên cứu khoa học làm rạng danh quê hương. Họ vừa tốt nghiệp đại học, có việc làm xong đã được mua xe hơi đi làm và trả góp lâu dài. Họ đã, họ đã...
Ta đã, ta đã,... !!! Con Êk mún to bằng con BÒ. Thấy mà thương. Ôi con RỒNG cháu TIÊN. Sao không BAY được, mà mãi đi bộ, sao mãi đi xế điếc, sao mãi đi xe hai bánh...Hu hu.
Bà tôi mắc chứng thấp khớp.Mỗi lần xoa bóp cho Bà tôi thường kể một câu chuyện(bắt chước Bà khi-xưa-tôi-bé),đêm nay tôi kề-cà việc lật gốc cây.Bà nói: Không cha mẹ nào mong con cái phải nếm trải cái chân đau,nhưng để sống-thành-người thì cái"rùng-mình" kia cần phải có,con ạ!
Trả lờiXóaÔi cái rùng-mình cần thiết đến vậy sao,tôi mong mình có thể hiểu thấu bởi tôi muốn thành người!
Tôi mở MF và mời mọc Ba tôi đọc bài CLG.Dạo này ông có thói quen sang trọng là đọc báo qua mạng (vừa tiện lợi vừa tiết kiệm)trong khi đợi chờ đêm xuống mới được quay-đều-những-vòng-xe.Ông bình thản lướt qua rồi kết luận:Người viết bài này cũng "đau chân".Không,cảm xúc ấy chỉ mơ hồ-tôi cãi.Có"đau chân" mới biết lặng người trước bãi xe mà cha con mình cũng có công trong đấy,ông dứt khoát.
Trả lờiXóaỪ,thì tôi đã thấy Ba lặng đến thẩn thờ vì chiếc xe nằm lại đấy từng thấm bao mồ hôi,nước mắt của ông và Mẹ tôi...
Nhưng...cảm nhận của Ông về bạn có đúng là như vậy?